810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ một ý sau đây là đúng đối với chụp CT scan trong ung thư thanh quản trong điều kiện kinh tế còn khó khăn:
A. Cần làm thường quy với tất cả ung thư thanh quản
B. Cho phép đánh giá sự xâm lấn của khối u vào các tổ chức ở sâu như khoang giápmóng-thanh thiệt và sụn giáp
C. Rất cần trong ung thư sụn thanh thiệt
D. Rất cần trong ung thư khu trú ở dây thanh một bên.
-
Câu 2:
Về viêm mũi vận mạch, ý nào sau đây chính xác?
A. Do dị ứng
B. Có thể tiến triển không chu kỳ
C. Có thể do lạm dụng dùng thuốc co mạch mũi
D. Có thể do chảy dịch não tuỷ
-
Câu 3:
Biện pháp giá trị nhất để chẩn đoán ung thư hạ họng và thanh quản là:
A. Sinh thiết khối u
B. Chụp phim cổ nghiêng
C. Hỏi bệnh và sờ hạch cổ
D. Chụp Scanner
-
Câu 4:
Đối với ung thư hạ họng, vị trí xuất phát hay gặp nhất là:
A. Nẹp liên phễu
B. Miệng thực quản
C. Nẹp phễu-thnh thiệt
D. Xoang lê
-
Câu 5:
Biện pháp điều trị ung thư thanh quản và ung thư hạ họng hiện nay là: Phẫu thuật phối hợp với tia xạ sau mổ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Đối với ung thư thanh quản và hạ họng, hạch xuất hiện ở vùng cổ thường được xem là:
A. Di căn tại chỗ, tại vùng
B. Di căn xa
C. Di căn toàn thân
D. Hạch viêm phản ứng
-
Câu 7:
Một dấu hiệu không gặp trong viêm xoang hàm cấp do mũi:
A. Đau dưới hốc mắt
B. Nghẹt mũi
C. Mũi khô và đóng vẩy
D. Sốt
-
Câu 8:
Hạch cổ bị di căn trong ung thư thanh quản và họng được điều trị như thế nào?
A. Chỉ cần cắt bỏ khối u, còn hạch cổ sẽ được tia xạ cùng lúc với chiếu xạ khối u sau mổ
B. Mổ cắt bỏ khối u, còn hạch cổ sẽ được điều trị bằng hóa chất
C. Khối ung thư nguyên phát không có chỉ định mổ, chỉ cần nạo vét hạch cổ
D. Nạo vét hạch cổ cùng một thì với cắt bỏ khối u
-
Câu 9:
Cần nghĩ đến ung thư thanh quản và hạ họng khi có các triệu chứng:
A. Sốt, đau họng, sưng hạch cổ
B. Khàn tiếng, nuốt vướng, nuốt đau
C. Ho, tức ngực, khạc đờm
D. Nuốt đau, nói giọng lúng búng, há miệng hạn chế
-
Câu 10:
Tiếp xúc thường xuyên với hơi độc và hoá chất sẽ dẫn đến viêm mũi xoang:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Về tiên lượng của ung thư thanh quản và hạ họng, câu nào sau đây không đúng:
A. Ung thư hạ họng có tiên lượng xấu hơn ung thư thanh quản 3-4 lần
B. Ung thư còn khu trú ở 1/3 giữa dây thanh có tiên lượng khả quan nhất
C. Tiên lượng phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, giai đoạn bệnh, mô bệnh học
D. Ung thư thanh quản có tiên lượng xấu hơn hẳn ung thư hạ họng 3-4 lần
-
Câu 12:
Biện pháp phòng bệnh ung thư thanh quản và hạ họng là đúng nhất:
A. Súc họng nước muối
B. Giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh
C. Bỏ thuốc lá và rượu
D. Xông hơi nước nóng
-
Câu 13:
Loại nào thuộc ung thư hạ họng:
A. Ung thư vùng trên thanh môn
B. Ung thư vùng dưới thanh môn
C. Ung thư thanh thiệt
D. Ung thư xoang lê
-
Câu 14:
Vị trí điểm mạch Kisselbach ở đâu là chính xác:
A. Trên vách ngăn ngang tầm cuốn giữa
B. Ở ngay tiền đình mũi hai bên
C. Phía trước vách ngăn 2 bên cách tiểu trụ mũi khoảng 1-1,5cm
D. Ở ngay đầu cuốn dưới 2 bên
-
Câu 15:
Vùng khứu giác nằm ở phần nào của hố mũi?
A. Sàn mũi
B. Từ lưng cuốn giữa trở xuống
C. Từ lưng cuốn giữa trở lên
D. Khe dưới
-
Câu 16:
Trong các chức năng sau, chức năng nào không phải là sinh lý của mũi?
A. Lọc sạch không khí để thở
B. Bảo vệ đường thở
C. Sưởi ấm không khí
D. Chức năng nghe
-
Câu 17:
Vẹo vách ngăn và cuốn mũi quá phát là những yếu tố gây trở ngại cho sự dẫn lưu mũi xoang:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Đối với viêm mũi xoang cấp tính, điều trị ngoại khoa là chính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Trong vấn đề phòng bệnh viêm mũi xoang, phải giải thích cho bệnh nhân điều trị đúng phác đồ để tránh chuyển thành mạn tính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Soi cửa mũi sau sẽ đánh giá được rõ ràng:
A. Điểm mạch Kisselbach
B. Đầu cuốn giữa
C. Đầu cuốn dưới
D. Khe trên
-
Câu 21:
Đối với viêm mũi xoang dị ứng, hướng dẫn bệnh nhân tránh tiếp xúc với các dị nguyên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Điều trị nào có thể chữa lành chắc chắn một viêm xoang hàm do răng?
A. Kháng sinh
B. Kháng viêm
C. Nhổ răng gây bệnh
D. Chọc rửa xoang
-
Câu 23:
Tổ chức cương của cuốn mũi có khả năng nở phình ra để giảm bớt luồng không khí vào phổi, cơ quan chỉ huy tổ chức này chịu ảnh hưởng của:
A. Tế bào lông chuyển
B. Thời tiết
C. Chất nhầy của mũi
D. Tế bào khứu giác
-
Câu 24:
Mũi liên hệ với răng thông qua xoang nào?
A. Xoang bướm
B. Xoang sàng trước
C. Xoang sàng sau
D. Xoang hàm
-
Câu 25:
Viêm mũi nào sau đây ít nguy hiểm về vấn đề dịch tể lây lan:
A. Viêm mũi do cúm
B. Viêm mũi do sởi
C. Viêm mũi bạch hầu
D. Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ
-
Câu 26:
Chảy mũi nhầy như lòng trắng trứng gà, hoặc trắng đục, không hôi thối không thể do:
A. Giai đoạn toàn phát của cảm mạo
B. Giai đoạn cuối của cảm mạo
C. Dị vật hốc mũi
D. Viêm mũi mạn tính giai đoạn xuất tiết
-
Câu 27:
Biểu hiện lâm sàng thường gặp của chảy mủ trong viêm xoang sau là:
A. Chảy ra từ khe giữa
B. Chảy mủ ra từ khe trên
C. Chảy mủ ra từ khe dưới
D. Chảy mủ ra cữa mũi trước
-
Câu 28:
Câu nào sau đây không đúng đối với viêm xoang do răng:
A. Răng nhiễm khuẩn thường nằm ở hàm trên
B. Chảy mũi một bên và thối
C. Vi khuẩn gây bệnh hiếm khi là vi khuẩn kị khí
D. Có thể tự khỏi bệnh nhờ sức đề kháng tốt
-
Câu 29:
Câu nào sau đây không đúng đối với biến chứng của viêm xoang:
A. Có thể gây nguy hại đến thị lực
B. Có thể gây nguy hại đến tính mạng
C. Chỉ xẩy ra trong viêm xoang mãn tính
D. Tỉ lệ giảm đi kể từ khi áp dụng kháng sinh liệu pháp
-
Câu 30:
Trẻ 3 tuổi, chảy máu mũi và thối một bên mũi nghĩ đến chẩn đoán gì?
A. Viêm xoang sàng cấp
B. Dị vật mũi
C. U hạt ác tính giữa mặt
D. Bạch cầu cấp