810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Với đường vở ngang chấn thương vở xương đá sẽ gây nghe kém truyền âm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Dung dịch kháng sinh Polydexa có thể sử dụng làm thuốc tai khô đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thủng màng nhĩ do chấn thương vở xương đá là chấn thương gián tiếp đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Hốc mũi được nuôi dưỡng trực tiếp bởi những mạch máu dưới đây trừ động mạch nào:
A. Động mạch bướm-khẩu cái
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch hàm trong
D. Động mạch thái dương
-
Câu 5:
Số lượng máu mất trong trường hợp chảy máu mũi nặng là:
A. < 50 ml
B. 50 ml
C. 100ml
D. >200 ml
-
Câu 6:
Trong chảy máu mũi, máu chảy ít, có xu hướng tự cầm thường gặp chảy máu ở:
A. Mao mạch
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch bướm -khẩu cái
D. Điểm mạch Kisselbach
-
Câu 7:
Cao huyết áp thường gây chảy máu mũi ở điểm mạch Kisselbach:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Bệnh nhân được nhét meche mũi trước, sau bao nhiêu giờ bệnh nhân được rút meche:
A. Trước 12 giờ
B. 12 - 24 giờ
C. 24 - 48 giờ
D. 48 - 72 giờ
-
Câu 9:
Chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng thường số lượng rất nhiều:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong trường hợp chảy máu mũi nhiều, có thể thắt động mạch cảnh trong:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Đè ép cánh mũi vào vách mũi được dùng trong trường hợp:
A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach
B. Chảy máu động mạch
C. Chảy máu nặng
D. Chảy máu mao mạch
-
Câu 12:
Khi nhét meche mũi trước để cầm máu, người ta dứt khoát phải dùng thêm:
A. Liệu pháp oxy
B. Corticoide
C. Kháng sinh
D. Kháng histamin
-
Câu 13:
Chảy máu mũi tái phát ở người lớn có thể do những nguyên nhân sau trừ:
A. Ung thư xoang sàng
B. Ung thư vòm mũi họng
C. Điều trị thuốc chống đông không kiểm soát
D. Viêm xoang trán
-
Câu 14:
Chảy máu mũi nặng có thể thứ phát sau một số bệnh trừ:
A. Điều trị thuốc chống đông
B. Suy gan
C. U xơ vòm mũi họng
D. Polype mũi xoang
-
Câu 15:
Trong những bệnh sau, bệnh nào gây nghẹt mũi và chảy máu mũi:
A. Vẹo vách ngăn mũi
B. U xơ vòm mũi họng
C. Bệnh polype mũi xoang
D. Cao huyết áp
-
Câu 16:
Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nhẹ, phương pháp xử trí nào nên làm đầu tiên:
A. Thắt động mạch hàm trong
B. Dùng bông có tẩm thuốc co mạch đè vào chổ chảy
C. Nhét meche mũi sau
D. Dùng tay đè ép cánh mũi vào vách mũi
-
Câu 17:
Động mạch hàm trong là một nhánh của động mạch nào?
A. Động mạch cảnh ngoài
B. Động mạch bướm khẩu cái
C. Động mạch mắt
D. Động mạch sàng trước
-
Câu 18:
Trong chấn thương tai mũi họng, chảy máu mũi nặng thường do tổn thương các động mạch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach, số lượng thường gặp là:
A. < 50 ml
B. 50 ml
C. 100ml
D. 150 ml
-
Câu 20:
Trong trường hợp chảy máu mao mạch ở trẻ nhỏ, phương pháp cầm máu nào sử dụng hiệu quả nhất?
A. Thắt động mạch
B. Nhét meche mũi sau
C. Nhét spongel
D. Đè ép cánh mũi vào vách mũi
-
Câu 21:
Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nặng, xử trí nào cần làm đầu tiên?
A. Xử trí toàn thân
B. Xử trí cầm máu
C. Liệu pháp Oxy
D. Mở khí quản
-
Câu 22:
Meche mũi sau được chỉ định trong trường hợp:
A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach
B. Chảy máu ở mao mạch
C. Sau khi nhét meche mũi trước không cầm
D. Chảy máu nhẹ
-
Câu 23:
Triệu chứng của viêm thanh quản cấp không thể có:
A. Ho kích thích
B. Khàn tiếng
C. Đau vùng trước thanh quản
D. Ho ra máu
-
Câu 24:
Một cháu bé đau họng, khó thở, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc... Tiêu chuẩn nào sau đây quan trọng nhất nghỉ tới chẩn đoán bạch hầu thanh quản:
A. Có giả mạc trắng ngà, xám dày dính, khó bóc vùng A lan rộng
B. Sốt vừa phải 38-38,50C
C. Khó thở thanh quản điển hình
D. Cháu bé chưa được tiêm chủng bạch hầu
-
Câu 25:
Trong nhà trẻ phát hiện một cháu bé bị viêm họng bạch hầu (BH). Biện pháp nào phải làm đầu tiên nhằm ngăn chặn sự lây lan:
A. Tiêm SAD ngay cho trẻ bị bệnh
B. Tiêm phòng bạch hầu ngay cho các trẻ khỏe mạnh khác
C. Cho tất cả các trẻ có tiếp xúc uống kháng sinh
D. Cách ly ngay trẻ bị bệnh
-
Câu 26:
Một bệnh nhân ho, khàn tiếng kéo dài, khó thở... Tiêu chuẩn nào sau đây có thể chẩn đoán khả năng viêm thanh quản mãn tính đặc hiệu:
A. Viêm mũi mãn tính quá phát
B. Người hoạt động nhiều về giọng
C. Nghiện thuốc lá nặng
D. Có hình ảnh tổn thương lao phổi tiến triển
-
Câu 27:
Bệnh nhân nam 60 tuổi, nghiện thuốc lá, khàn tiếng từ 4 tuần nay, hay đằng hắng, luôn khạc nhổ, nuốt như có cảm giác dị vật trong vùng họng-thanh quản. Hình ảnh gì chúng ta phải đặc biệt nghĩ tới:
A. Loạn cảm họng
B. Ung thư thanh quản
C. Liệt thanh quản
D. Bướu giáp trạng
-
Câu 28:
Dấu hiệu nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản mãn tính ở người lớn:
A. Cảm giác khô trong họng thanh quản
B. Đằng hắng thường xuyên
C. Khả năng tiền ung thư
D. Khàn tiếng
-
Câu 29:
Dấu hiệu nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản mãn tính ở người lớn:
A. Cảm giác khô trong họng thanh quản
B. Đằng hắng thường xuyên
C. Khả năng tiền ung thư
D. Khàn tiếng
-
Câu 30:
Hai dây thanh phù nề xung huyết đỏ, xuất tiết là triệu chứng quan trọng nhất thể hiện viêm thanh quản đỏ cấp:
A. Đúng
B. Sai