810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dị vật sắc nhọn hay mắc ở đâu nhiều nhất của vùng họng:
A. Xoang lê
B. Đáy lưỡi
C. Amidan
D. Miệng thực quản
-
Câu 2:
Chẩn đoán dị vật đường ăn ít khi dựa vào:
A. Nội soi
B. Phim X Quang
C. Siêu âm
D. Triệu chứng lâm sàng
-
Câu 3:
Biến chứng nội sọ hay gặp nhất của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm:
A. Viêm mê nhĩ
B. Liệt dây thần kinh mặt
C. Cốt tủy viêm xương thái dương
D. Viêm màng não
-
Câu 4:
Viêm tấy và áp xe quanh amidan thường hay gặp ở tuổi:
A. Người già
B. Trẻ em dưới 2 tuổi
C. Tuổi học mẫu giáo
D. Thiếu niên và người trẻ tuổi
-
Câu 5:
Phim thực quản cổ nghiêng được chỉ định chủ yếu cho căn bệnh nào sau đây:
A. Viêm thanh khí phế quản
B. Dị vật đường thở
C. Dị vật đường ăn
D. Viêm họng cấp
-
Câu 6:
Rạch dẫn lưu mủ trong áp xe Amidan:
A. Ở giữa trụ sau
B. Ở 1/3 trên của trụ trước
C. Ở hố trên Amidan
D. Ở ngay trên nhu mô Amidan
-
Câu 7:
Tìm một ý bị sai khi nói về thời gian đo cốt đạo:
A. Thời gian cốt đạo bị ngắn lại khi bệnh nhân bị thủng màng nhĩ
B. Đo thời gian cốt đạo chính là làm nghiệm pháp Schwabach
C. Phát động âm thoa 128Hz hoặc 256Hz rồi đặt cán âm thoa thẳng góc với xương chũm tai cần đo
D. Không để tóc bệnh nhân và tay thầy thuốc chạm vào tóc, chạm vành tai bệnh nhân
-
Câu 8:
Một người đàn ông trên 50 tuổi, nghiện rượu, thuốc lá nặng, xuất hiện khàn tiếng tăng dần 2,3 tháng nay… hướng nghĩ tới bệnh gì đâu tiên trong các bệnh sau:
A. Viêm thanh quản mạn tính
B. Lao thanh quản
C. Dị vật thanh quản để quên
D. Ung thư thanh quản
-
Câu 9:
Trong các thể của áp xe quanh amidan, hay gặp nhất là:
A. Thể sau dưới
B. Thể dưới trước
C. Thể trước trên
D. Thể sau trên
-
Câu 10:
Trong ngành TMH, điếc đột ngột thường được hiểu là:
A. Điếc dẫn truyền
B. Điếc hỗn hợp nghiêng về tai giữa
C. Điếc tiếp nhận
D. Không phân loại được loại điếc
-
Câu 11:
Nguyên nhân thường gặp nhất chảy máu mũi tái phát ở bé trai trên dưới 12 tuổi là:
A. Tổn thương ở điểm mạch vách ngăn
B. Viêm xoang sàng
C. U xơ vòm mũi họng
D. Viêm mũi vận mạch
-
Câu 12:
Đau họng, há miệng hạn chế, tiếng nói lúng búng và ngột ngạt như có di vật là triệu chứng cơ năng hay gặp trong:
A. Áp xe thành sau họng
B. Áp xe thành bên họng
C. Áp xe quanh amidan
D. Áp xe ở sàn miệng
-
Câu 13:
Abces quanh amidan là:
A. Sự mưng mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên trong bọc Amidan
B. Sự mưng mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài bọc amidan
C. Sự viêm tấy của tổ chức nhu mô amidan
D. Sự mưng mủ của nhu mô amidan
-
Câu 14:
Để chẩn đoán gãy xương chính mũi, người ra phải chụp loại phim gì?
A. Phim sọ thằng
B. Phim sọ nghiêng
C. Phim sọ nghiêng tia mềm
D. Phim Blondeau
-
Câu 15:
Chọn câu không đúng: Các áp xe quanh họng:
A. Có thể gặp ở trẻ em và người lớn
B. Có thể gây các biến chứng nặng thậm chí tử vong
C. Là cấp cứu trong tai mũi họng
D. Đối với trẻ em, áp xe amidan là nguy hiểm nhất
-
Câu 16:
Sốt cao rét run là triệu chứng lâm sàng hay gặp trong biến chứng nội sọ do tai:
A. Viêm màng não
B. Áp xe đại não
C. Viêm tĩnh mạch bên
D. Viêm mê nhĩ
-
Câu 17:
Khám xét nào có giá trị nhất giúp chẩn đoán viêm tắc xoang tĩnh mạch bên:
A. Soi đáy mắt
B. Queckenstedt Stockey
C. Xét nghiệm công thức máu và Ts, Tc
D. Phim schuller
-
Câu 18:
Triệu chứng nào có liên quan đến áp xe quanh amidan:
A. Amidan sưng to, có chứa các hố mủ
B. Amidan sưng huyết, trụ trước amidan đỏ đậm
C. Chụp phim nghiêng thấy khoảng Hencké ở thành sau họng bị sưng nề
D. Lưỡi gà phù mộng, màn hầu bị kéo lệch sang bên lành
-
Câu 19:
Điếc đột ngột thường do tổn thương ở:
A. Tai ngoài
B. Tai giữa
C. Tai trong
D. Thùy thái dương của vỏ não
-
Câu 20:
Hạch Gilette, nằm ở vị trí giải phẫu nào sau đây:
A. Khoảng dưới tuyến mang tai sau của Sébileau
B. Khoảng dưới tuyến mang tai sau trước của Sébileau
C. Khoảng niêm mạc quanh họng
D. Khoảng sau họng Hencké
-
Câu 21:
Vị trí của điểm mạch Kisselbach?
A. ở hai bên vách ngăn, cách cửa mũi trước 1cm
B. ở một bên vách ngăn, trên sàn mũi 1cm
C. ở một bên vách ngăn, cách cửa mũi trước 1cm
D. ở hai bên vách ngăn, cách cửa mũi trước 1,5cm, trên sàn mũi 1cm
-
Câu 22:
Trong chấn thương thủng nhĩ, thường có hội chứng nào sau đây:
A. Tam chứng Bézold
B. Hội chứng Ménière
C. Hội chứng đá – bướm của Jcob
D. Hội chứng tiền đình
-
Câu 23:
Dấu hiệu sập góc sau trên có giá trị chẩn đoán trong trường hợp:
A. VTXC mạn tính xuất ngoại
B. VTG mạn tính có cholesteatome
C. VTG cấp tính giai đoạn ứ mủ
D. VTXC mạn tính hồi viêm
-
Câu 24:
Trong viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại, thể xuất ngoại hay gặp:
A. Xuất ngoại ở nền chũm
B. Xuất ngoại ở mõm chũm
C. Xuất ngoại thái dương-mỏm tiếp
D. Xuất ngoại sau tai
-
Câu 25:
. Điều trị kháng sinh viêm xoang hàm do răng thế nào là đúng:
A. Chỉ cần kháng sinh phổ rộng đơn thuần theo đường uống
B. Cần phối hợp kháng sinh hiếu khí và kỵ khí đường uống, tiêm hoặc bơm vào xoang
C. Cần kết hợp khí dung kháng sinh
D. Nhất thiết chỉ điều trị kháng sinh khi có kháng sinh đồ
-
Câu 26:
Trong viêm màng não do tai, bệnh nhân thường nhập viện vì:
A. Hội chứng viêm màng não
B. Hội chứng viêm long đường hô hấp trên
C. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run
D. Hội chứng suy nhược cơ thể kéo dài
-
Câu 27:
Bản chất dị vật đường thở nào là nguy hiểm nhất:
A. Xương cá
B. Hạt dưa
C. Hạt lạc (đậu phộng)
D. Mẫu kim loại
-
Câu 28:
Ý nghĩa của “Hội chứng xâm nhập”:
A. Chắc chắn có dị vật trong đường hô hấp
B. Chắc chắn đã có dị vật chạm vào thanh quản
C. Chắc chắn phải theo dõi khó thở để mở khí quản
D. Chắc chắn phải soi khí phế quản
-
Câu 29:
Tìm một câu về viêm xoang do răng viết SAI:
A. Viêm xoang hàm do răng thường chỉ khu trú một bên
B. Khi gõ nhẹ vào răng khả nghi, nếu đúng răng bệnh thì bệnh nhân sẽ kêu đau nhói lên mặt
C. Sau khi nhổ răng có thể phát hiện lỗ thông giữa xoang và hố chân răng
D. Viêm xoang do răng điều trị dai dẵng rất khó khỏi hay tái phát
-
Câu 30:
Xét nghiệm nào sau đây cần thiết trong chẩn đoán hóc xương:
A. Chụp phổi thẳng
B. Xét nghiệm máu chảy máu đông
C. Chụp phim thực quản cổ nghiêng
D. Xét nghiệm ure đường máu