810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hình ảnh màng nhĩ lõm có thể gặp trong:
A. Viêm tai giữa do dị ứng
B. Viêm tai giữa do chấn thương
C. Viêm tai giữa do nhiễm trùng
D. Viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ
-
Câu 2:
Một số chất gây mùi, ngoài tác động lên dây thần kinh khứu giác, có thê tác động lên các dây thần kinh nào sau đây:
A. Dây thần kinh số V
B. Dây thần kinh số IX
C. Dây thần kinh thừng nhĩ
D. Dây thần kinh số V, số IX và thừng nhĩ
-
Câu 3:
Nguyên tắc khi chích rạch màng nhĩ trong điều trị VTG cấp giai đoạn ứ mủ:
A. Cẩn thận và tỉ mỉ
B. Chuẩn bị cẩn thận và vô cảm tốt
C. Vô khuẩn dụng cụ và sát trùng ống tai ngoài
D. Kịp thời và đúng cách để dẫn lưu tốt
-
Câu 4:
Đối với giảm (hoặc mất) ngửi, có thể phân loại theo nguyên nhân như sau:
A. Giảm (hoặc mất) ngửi dẫn truyền và giảm (hoặc mất) ngửi tiếp nhân
B. Giảm (hoặc mất) ngửi có kèm theo hoặc không kèm theo tổn thương dây thần kinh số V
C. Giảm (hoặc mất) ngửi có kèm theo hoặc không kèm theo tổn thương dây thần kinh số IX
D. Giảm (hoặc mất) ngửi do tổn thương thực thể ở mũi xoang và giảm, mất ngửi do tổn thương dây thần kinh trung ương
-
Câu 5:
Nguyên nhân của viêm tai xương chũm cấp:
A. . Viêm tai giữa sau ngoái tai
B. Viêm tai giữa sau nấm
C. Viêm tai giữa do tắm nước vào tai
D. Viêm tai giữa không được điều trị tốt
-
Câu 6:
Nguyên nhân của loạn khứu thường là:
A. Trĩ mũi
B. Giang mai mũi
C. Dị vật bị bỏ quên
D. Các bệnh lý của thần kinh trung ương như viêm não, u não
-
Câu 7:
Viêm tai giữa là một bệnh hay gặp:
A. Ở người lớn do đi hớt tóc và ngoáy tai gây thủng màng nhĩ
B. Ở trẻ em do khi tắm để nước vào trong tai
C. Ở trẻ em do hay bị viêm mũi họng, viêm VA
D. Ở người lớn tuổi
-
Câu 8:
Bệnh lý nào sau đây không gây ngửi thối:
A. Sâu răng
B. Lệch vẹo vách ngăn
C. Hở tâm vị
D. Giãn thực quản
-
Câu 9:
Kháng sinh nào không dùng trong viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em:
A. Amoxycilline
B. Augmentine
C. Cefaclor
D. Obenasine
-
Câu 10:
Bệnh lý nào sau đây không phải là nguyên nhân trong mũi rối loạn khứu giác:
A. Chấn thương vỡ mảnh ngang xương sàng gây gãy đứt các đường dẫn truyền của tế bào thụ cảm khứu giác
B. Vẹo cách ngăn, chấn thương gãy xương chính mũi
C. Tổn thương các tế bào thụ cảm khứu giác như trĩ mũi, hít phải khí độc kéo dài
D. Viêm mũi (nhiễm khuẩn, vận mạch, dị ứng)
-
Câu 11:
Bệnh nhân có tiếng nói tự vang trong tai, có thể gặp trong:
A. Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ
B. Chấn thương gây thủng màng nhĩ
C. Viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính
-
Câu 12:
Bệnh lý nào sau đây không phải là nguyên nhân của giảm – mất ngửi tiếp nhận:
A. Bệnh toàn thân như đái đường, suy thận, suy giáp
B. Sẹo dính hốc mũi xoang hố xoang
C. Viêm màng não, u não
D. Thai nhi được sinh ra ở các bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén
-
Câu 13:
Tắc vòi Eustache có triệu chứng:
A. Chỉ có ù tai
B. Chỉ có nghe kém nhẹ
C. Ù tai và nghe kém tiếp nhận
D. Ù tai và nghe kém dẫn truyền
-
Câu 14:
Cách tốt nhất để theo dõi chãy máu sau cắt amidan là:
A. Đo huyết áp thường xuyên
B. Xét nghiệm công thức máu 30p/lần
C. Đè lưỡi kiểm tra trực tiếp hố A
D. Xét nghiệm đo hematocrite
-
Câu 15:
Thời gian lưu giữ mèche mũi xoang sau mổ tốt nhất là:
A. Chỉ 7 ngày sau mổ
B. Từ 3-4 ngày
C. Tùy thuộc vào tình trạng chảy máu
D. Từ 24h đến 48h, không quá 72h
-
Câu 16:
Trong trường hợp chảy máu mũi sau mà nhét mèche mũi sau không hiệu quả, bắt buộc phải thắt động mạch, tên động mạch ưu tiên dễ bộc lộ nhất là:
A. Động mạch cảnh ngoài
B. Động mạch hàm trong
C. Động mạch mắt
D. Động mạch sàng trước
-
Câu 17:
Sau mổ bệnh nhân được nhét mèche mũi trước có biểu hiện chảy máu ra mũi và xuống họng, biện pháp ưu tiên xử lý là:
A. Xịt thuốc co mạch vào mèche
B. Truyền dịch
C. Nhét thêm một đoạn mèche ngắn hoặc thay đoạn mèche dài hơn đúng kỹ thuật cho kín hốc mũi
D. Nhét mèche mũi sau
-
Câu 18:
Biến chứng nào sau đây ít gặp nhất sau các cuộc phẫu thuật tai thông thường:
A. Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII
B. Rối loạn vị giác ở 2/3 trước một bên lưỡi cùng bên tai phẫu thuật
C. Chóng mặt do tổn thương thực sự mê nhĩ
D. Điếc nặng do liệt dây thần kinh số VIII
-
Câu 19:
Biến chứng nào sau đây không hoặc rất hiếm gặp sau khi mở khí quản:
A. Chảy máu quanh chân canule hoặc khối máu tụ
B. Tràn khí dưới da
C. Viêm hoặc áp xe trung thất
D. Tụt ống canule ra ngoài khí quản
-
Câu 20:
Để phát hiện nhanh chảy máu mũi xoang khi đã rút mèche sau phẫu thuật MX thì nên tiến hành:
A. Dùng bong thấm máu ở hai hố mũi rồi quan sát
B. Dùng ống hút máu ở hai hố mũi và ở họng rồi quan sát tìm điểm chảy máu
C. Nhét tạm mèche mũi trước rồi quan sát ở họng
D. Cho bệnh nhân ngồi dậy xì bớt mũi, khạc sạch máu ở họng rồi quan sát ở họng bằng đè lưỡi
-
Câu 21:
Khi chảy máu sau mổ trong lĩnh vực TMH thì phương pháp nào sau đây không hoặc ít sử dụng:
A. Nhét mèche mũi trước và mũi sau
B. Truyền máu tươi đồng nhóm
C. Thắt động mạch
D. Chiếu tia xạ vào vùng chảy máu
-
Câu 22:
Động mạch bướm – khẩu cái là nhánh tận của động mạch nào?
A. Động mạch cảnh trong
B. Động mạch hàm trong
C. Động mạch mắt
D. Động mạch sàng trước
-
Câu 23:
Trong chảy máu mũi, máu chảy ở phía sau thường do động mạch nào:
A. Động mạch dưới vách ngăn
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch bướm – khẩu cái
D. Động mạch cảnh ngoài
-
Câu 24:
Trước một bệnh nhân đang chảy máu, việc đầu tiên là phải cầm máu trừ một bệnh có thể từ từ cầm máu là bệnh nào:
A. Bệnh dãn mao mạch Rendu – Osler
B. Bệnh Werlhof
C. U xơ vòm mũi họng
D. Bệnh Hemophilie
-
Câu 25:
Khớp giữa xương búa và xương đe bị tổn thương, có thể gây ra:
A. Chảy máu tươi ra ống tai ngoài
B. Điếc dẫn truyền
C. Thủng màng nhĩ
D. Điếc hỗn hợp nhẹ
-
Câu 26:
Làm thuốc tai ướt, chống chỉ định trong trường hợp:
A. Có lỗ thủng màng nhĩ cũ
B. Viêm tai giữa mạn tính
C. Viêm tai xương chũm mạn tính
D. Chấn thương tai
-
Câu 27:
Đặc điểm của khó thở thanh quản:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Khó thở chậm thì hít vào
C. Khó thở nhanh thì hít vào
D. Khó thở chậm thì thở ra
-
Câu 28:
Triệu chứng nào có giá trị nhất trong viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm:
A. Vùng chũm sau tai thường nề đỏ, ấn có phản ứng đau rõ rệt
B. Màng nhĩ phồng toàn bộ
C. Màng nhĩ thủng rộng ở trung tâm
D. Màng nhĩ bị co kéo
-
Câu 29:
Loại ung thư nào sau đây chiếm tỷ lệ cao nhất vùng đầu mặt cổ:
A. Ung thư vòm
B. Ung thư thanh quản
C. Ung thư hạ họng
D. Ung thư mũi – xoang
-
Câu 30:
Chụp XQuang thực quản có thuốc cản quang: hình ảnh hẹp bờ nham nhở không đều, gặp trong:
A. Ung thư thể thâm nhiễm chai
B. Ung thư thể loét sùi
C. Ung thư thể ổ loét sâu
D. Ung thư thể lan tràn