810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh nhân nữ 35 tuổi, bị viêm họng đỏ cấp tiến triển 2 ngày nay với sốt 39-400C, nổi hạch góc hàm 2 bên đau và suy nhược nhẹ. Những vi trùng nào sau đây là nguyên nhân đầu tiên:
A. Haemophilus
B. Não mô cầu
C. Trực khuẩn bạch hầu
D. Liên cầu hoặc virus
-
Câu 2:
Yếu tố nguy cơ nào có liên quan nhất đến viêm tai giữa cấp ở trẻ em:
A. Ăn uống không hợp vệ sinh
B. Thói quen dùng chung khăn mặt trong một gia đình
C. Vấn đề dinh dưỡng và bú mẹ của trẻ
D. Do tắm rữa không đúng qui cách làm nước vào tai
-
Câu 3:
Chức năng dẫn truyền, biến thế và bảo vệ tai là chức năng của:
A. Tai trong
B. Tai giữa
C. Tai ngoài
D. Tai xương chủm
-
Câu 4:
Nguyên nhân gây giảm sức nghe ở trẻ em hay gặp là:
A. Xốp xơ tai
B. Nút ráy tai
C. Viêm tai giữa thanh dịch
D. Viêm tai ngoài
-
Câu 5:
Nơi nào bị tổn thương có thể gây điếc tiếp nhận:
A. Chuổi xương con
B. Vòi nhĩ
C. Ống tai ngoài
D. Dây thần kinh thính giác
-
Câu 6:
Không được nhỏ thuốc nước vào tai khi: Màng nhĩ mới bị rách do sang chấn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Tắc vòi nhĩ, hình ảnh màng nhĩ có thể gặp là:
A. Màng nhĩ lõm
B. Màng nhĩ thủng rộng
C. Màng nhĩ co dúm lại
D. Màng nhĩ hình vú bò
-
Câu 8:
Vi khuẩn nào gặp trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em:
A. Staphylocoque auréus
B. Proteus morgani
C. Pseudomonas aureginosa
D. Hémophylus influenza
-
Câu 9:
Nguyên tắc khi chích rạch màng nhĩ:
A. Cẩn thận và tỉ mỉ
B. Chuẩn bị cẩn thận và vô cảm tốt
C. Vô khuẩn dụng cụ và sát trùng ống tai ngoài
D. Kịp thời và đúng lúc
-
Câu 10:
Triệu chứng cơ năng nào không phải của viêm họng cấp:
A. Cảm giác khô nóng ở trong họng
B. Đau rát trong họng
C. Ho khan hoặc ho có đờm
D. Khó thở thanh quản
-
Câu 11:
Bệnh có thể chẩn đoán phân biệt với viêm tai xương chũm cấp tính:
A. Chấn thương tai trên một bệnh nhân có chảy mủ tai
B. Thủng nhĩ sau chấn thương
C. Nấm ống tai ngoài
D. Nhọt hoặc viêm ống tai ngoài
-
Câu 12:
Chức năng sinh lý nào không thuộc lĩnh vực họng-thanh quản:
A. Nuốt
B. Thở
C. Phát âm, bảo vệ đường hô hấp
D. Giữ thăng bằng
-
Câu 13:
Khi khám thấy màng nhĩ sung huyết, nghi ngờ viêm tai giữa cấp:
A. Chụp phim Schuller để đánh giá cho chính xác
B. Chụp phim Schuller rồi dùng kháng sinh thích hợp
C. Chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ngay
D. Cần điều trị viêm nhiễm ở mũi họng
-
Câu 14:
Điều trị viêm tai giữa cấp sung huyết bằng cách:
A. Chích rạch màng nhĩ ngay
B. Làm thuốc tai hằng ngày
C. Dùng kháng sinh toàn thân mạnh
D. Cả ba khả năng đều chưa cần thiết
-
Câu 15:
Nói có tiếng tự vang trong tai, có thể gặp trong:
A. Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ
B. Chấn thương gây thủng màng nhĩ
C. Viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ
D. Xốp xơ tai
-
Câu 16:
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại, loại hay gặp ở trẻ <12 tháng:
A. Xuất ngoại sau tai
B. Xuất ngoại vào ống tai
C. Xuất ngoại thái dương gò má
D. Xuất ngoại mỏm chũm
-
Câu 17:
Biến chứng nào là biến chứng lân cận của viêm họng:
A. Viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng
B. Áp xe thành sau họng
C. Viêm thanh khí phế quản cấp
D. Viêm thận
-
Câu 18:
Rối tầm và quá tầm là triệu chứng có thể gặp trong:
A. Áp xe đại não
B. Viêm tĩnh mạch bên
C. Áp xe tiểu não
D. Liệt dây thần kinh VII
-
Câu 19:
Bệnh nào có thể gây nên khó thở thanh quản:
A. Bạch hầu thanh quản
B. Bít tắc cửa mũi sau bẩm sinh
C. Dị vật đường ăn
D. Viêm tấy Amidan đáy lưỡi
-
Câu 20:
Động mắt tự phát là triệu chứng lâm sàng hay gặp trong biến chứng nội sọ do:
A. Áp xe đại não
B. Áp xe tiểu não
C. Viêm tỉnh mạch bên
D. Viêm xương đá
-
Câu 21:
Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào hay gặp trong áp xe đại não do tai:
A. Động mắt
B. Liệt các dây thần kinh sọ
C. Tinh thần trì trệ
D. Giảm truơng lực cơ
-
Câu 22:
Đặc điểm của biến chứng nội sọ do tai ở Việt Nam là:
A. Thường xảy ra sau khi bị một chấn thương ở tai
B. Điều trị nội khoa chậm nên để lại nhiều di chứng
C. Triệu chứng lâm sàng phong phú trong áp xe não do tai
D. Thường bị biến chứng cả hai bên làm cho bệnh nặng lên
-
Câu 23:
Phương tiện nào có giá trị nhất giúp chẩn đoán viêm tắc xoang tĩnh mạch bên:
A. Soi đáy mắt
B. Nghiệm pháp Queckenstedt Stockey
C. XN công thức máu và TS - TC
D. Phim Schuller
-
Câu 24:
Trong biến chứng nội sọ do tai, triệu chứng nào sau đây có giá trị để chẩn đoán hội chưng tăng áp lực nội sọ:
A. Sốt cao, rét run
B. Liệt nữa người
C. Tinh thần trì trệ
D. Động mắt
-
Câu 25:
Trong áp xe đại não do tai, triệu chứng nào có giá trị để chẩn đoán:
A. Sốt cao rét run
B. Giảm cơ lực, tinh thần trì trệ
C. Mủ chảy ra ở vùng chũm sau tai
D. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên
-
Câu 26:
Trong áp xe tiểu não do tai, triệu chứng nào có giá trị để chẩn đoán là sốt cao rét run và nôn mữa:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
.Điều trị viêm họng mạn tính, ý nào sau đây không chính xác:
A. Giảm bớt các kích thích như rượu và thuốc lá
B. Tổ chức phòng hộ lao động như đeo khẩu trang ở nơi có nhiều bụi, môi trường ô nhiễm...
C. Đốt các hạt quá phát trong viêm họng quá phát
D. Dùng thuốc kháng viêm như corticoide
-
Câu 28:
Một BN: chảy mủ tai thối + sốt + sưng sau tai + nôn mữa, với BS ở tuyến xã thì nên:
A. Dùng kháng sinh liều cao, phối hợp và theo dõi sát
B. Dẫn lưu sau tai rồi dùng kháng sinh liều cao trong 2 tuần
C. Vẫn lưu sau tai, làm thuốc tai hằng ngày, kháng sinh liều cao-phối hợp
D. Chụp phim Schuller để đánh gia rồi mới dùng kháng sinh
-
Câu 29:
Tìm một tổ chức bạch huyết không thuộc vòng bạch huyết Waldeyer:
A. Amidan khẩu cái
B. Hạch góc hàm
C. Tổ chức VA
D. Amidan vòi
-
Câu 30:
Biến chứng nội sọ do tai hay gặp là liệt dây thần kinh số VII và còn gây tử vong cao:
A. Đúng
B. Sai