810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vỡ xương đá không có dấu hiệu này:
A. Chảy máu từ tai giữa
B. Chụp phim Schuller có hiện tượng tiêu xương bờ đa vòng
C. Màng nhĩ màu xanh sau chấn thương
D. Liệt dây VII ngoại biên phía tổn thương
-
Câu 2:
Một bệnh nhân tuổi mẫu giáo có sốt, ho, khò khè, khó thở nhẹ hai thì... Điều trị kháng sinh tích cực, bệnh khỏi nhưng cắt kháng sinh bệnh tái phát, phải cảnh giác tới bệnh gì:
A. Lao sơ nhiễm
B. Viêm phổi tụ cầu
C. Phế quản phế viêm
D. Dị vật đường thở bỏ qua
-
Câu 3:
Tìm một lý do quan trọng nhất để giải thích cần can thiệp sớm cho gãy xương chính mũi:
A. Thường gây chảy máu dữ dội
B. Dễ nhiễm trùng
C. Dễ gây sẹo xấu
D. Can liền rất sớm
-
Câu 4:
Tiên lượng bệnh nhân dị vật đường thở không phụ thuộc vào:
A. Bản chất dị vật
B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập điển hình
C. Trang thiết bị và sự thành thạo của kíp nội soi, gây mê hồi sức...
D. Tuổi quá trẻ hoặc quá già
-
Câu 5:
Trong dị vật đường ăn, họng là nơi hay gặp loại dị vật nào nhất:
A. Xương gà
B. Xương vịt
C. Xương cá
D. Xương heo
-
Câu 6:
Dấu hiệu nào quan trọng nhất chẩn đoán xác định dị vật thanh quản:
A. Soi thấy dị vật ở thanh quản
B. Khàn tiếng, mất tiếng
C. Ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm
D. Chụp X quang thấy hình ảnh dị vật cản quang vùng thanh quản
-
Câu 7:
Vị trí nào sau đây của xoang trán dễ bị vỡ nhất:
A. Thành trước
B. Thành sau
C. Thành dưới
D. Chỗ tiếp giáp giữa xoang trán và xương trán
-
Câu 8:
Triệu chứng nào sau đây quan trọng nhất hướng nghĩ tới dị vật ở khí quản:
A. Có hội chứng xâm nhập
B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “lật phật cờ bay”
C. Đau nhức vùng trước cổ, vùng xương ức lan lên bả vai.
D. Khó thở thanh quản từng cơn
-
Câu 9:
Dị vật mắc ở đoạn nào khi lâm sàng có dấu hiệu "lất phất cờ bay":
A. Dị vật ở thanh quản
B. Dị vật ở phế quản
C. Dị vật ở khí quản
D. Dị vật ở hạ họng thanh quản
-
Câu 10:
Chọn câu có nội dung không đúng:
A. Biến chứng nội sọ do tai là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam
B. Biến chứng nội sọ do tai ở Việt Nam gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn
C. Biến chứng nội sọ do tai là một cấp cứu trong tai mũi họng
D. Biến chứng nội sọ do tai hay gặp nhất là viêm tai trong và liệt dây thần kinh VII
-
Câu 11:
Bệnh nhân theo dõi dị vật đường thở đã 1 tuần nay. Biểu hiện nào sau đây loại trừ khả năng dị vật phế quản:
A. Khó thở liên tục, khó thở 2 thì
B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập
C. Soi kiểm tra đường hô hấp không thấy dị vật
D. Có tiền sử tiếp xúc với dị vật nhỏ, trơn, dễ hóc
-
Câu 12:
Loại bệnh nào có tỷ lệ gây biến chứng nội sọ cao nhất:
A. Viêm tai giữa cấp tính mủ đặc
B. Viêm tai giữa mạn tính mủ đặc
C. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm có Cholesteatome
-
Câu 13:
Dị vật đường thở ở Việt Nam hay gặp ở lứa tuổi nào?
A. Trẻ em lớn
B. Tuổi nhà trẻ mẫu giáo
C. Người lớn
D. Người già
-
Câu 14:
Ý nào không phải đặc điểm của viêm màng não do tai:
A. Có nguyên nhân ở tai
B. Thường viêm theo đường tiếp cận nên có thể khu trú hay lan tỏa
C. Khi viêm màng não có triệu chứng rõ ràng và rầm rộ trên lâm sàng thì thường không phải một viêm màng não đơn thần mà có thể che lấp một áp xe não ở đằng sau (định luật Bories)
D. Viêm màng não do tai loại thường gặp là do viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại
-
Câu 15:
Dịch tễ lâm sàng dị vật đường thở:
A. Hay gặp ở người già cả răng kém
B. Hay gặp ở thanh niên ăn uống vội vàng
C. Hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
D. Hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi
-
Câu 16:
Trong viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm có biến chứng, biến chứng nội sọ nào thường không gặp:
A. Viêm màng não
B. Áp xe đại não
C. Áp xe tiểu não
D. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
-
Câu 17:
Dị vật đường thở ít bị chẩn đoán nhầm với:
A. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Hen phế quản
C. Lao sơ nhiễm
D. Dị vật thực quản
-
Câu 18:
Phương pháp nào sau đây không cần thiết sử dụng chẩn đoán dị vật đường thở:
A. X- Quang hệ thống đường hô hấp
B. Nội soi
C. Dựa triệu chứng lâm sàng
D. Siêu âm
-
Câu 19:
Triệu chứng có thể gặp trong áp xe tiểu não:
A. Tăng cơ lực
B. Rối tầm và quá tầm
C. Tăng phản xạ gân xương
D. Sốt cao rét run
-
Câu 20:
Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường thở:
A. Nội soi gắp dị vật
B. Cho thở Oxy
C. Mở khí quản cấp cứu
D. Cho kháng sinh liều cao
-
Câu 21:
Chọn câu có nội dung đúng nhất:
A. Biến chứng nội sọ do tai có thể gặp khắp nơi trên thế giới
B. Biến chứng nội sọ tai thường gặp ở nam nhiều hơn nữ
C. Biến chứng nội sọ do tai hay gặp ở thông quê, nơi mức sống còn thấp, ý thức kém về y tế, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa tốt
D. Biến chứng nội sọ do tai chỉ gặp ở người lớn
-
Câu 22:
Nguyên nhân nào sau đây không chính xác gây dị vật đường thở:
A. Cho trẻ uống thuốc bằng cách bịt mũi ném cả viên thuốc vào miệng
B. Cười đùa với trẻ em trong khi ăn
C. Hít mạnh sâu, đột ngột khi đang ngậm dị vật dễ hóc
D. Ăn nhanh, ăn nhiều, ăn vội
-
Câu 23:
Trong viêm tĩnh mạch bên do tai, bênh nhân thường nhập viện vì:
A. Đau tai dữ dội
B. Chảy mủ tai nhiều và hôi
C. Ù tai và nghe kém
D. Sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, suy nhược cơ thể
-
Câu 24:
Dấu hiệu nào không có trong “Hội chứng xâm nhập” của dị vật đường thở:
A. Khó thở thanh quản đột ngột, thởí rít lên
B. Tinh thần vật vả, hôt hoảng, nằm không yên
C. Sốt cao, co giật, có dấu hiệu nhiễm trùng
D. Thiếu dưỡng khí, có tím tái, vả mồ hôi
-
Câu 25:
Dấu hiệu nào sau đây là quan trọng nhất đối với theo dõi dị vật đường thở:
A. Tình trạng lo lắng, ngủ kém
B. Tình trạng ăn uống kém
C. Tình trạng nhiễm trùng toàn thân
D. Khó thở xuất hiện từng cơn như hội chứng xâm nhập ban đầu
-
Câu 26:
Tinh thần trì trệ, là triệu chứng có thể gặp trong hội chứng nào của tam chứng Bergman của biến chứng áp xe não do tai:
A. Hội chứng nhiễm trùng
B. Hội chứng tăng áp lực nội sọ
C. Hội chứng thần kinh khu trú
D. Hội chứng hồi viêm
-
Câu 27:
Động mắt tự phát là triệu chứng có thể gặp trong biến chứng nội sọ do tai nào:
A. Viêm màng não do tai
B. Viêm tĩnh mạch bên do tai
C. Áp xe đại não do tai
D. Áp xe tiểu não do tai
-
Câu 28:
Nguyên nhân hóc dị vật đường thở nào người nhà hay BN có thể chủ động tránh được:
A. Nạo VA
B. Cho ăn thức ăn dễ hóc
C. Gây mê nội khí quản
D. Nội soi đường hô hấp
-
Câu 29:
Ý nào không đúng với đặc điểm của áp xe não do tai:
A. Tuân theo định luật Korner
B. Có bệnh tích ở tai
C. Thường bị che lấp vì kèm theo viêm màng não
D. Bệnh nhân thường vào viện với các triệu chứng điển hình, giúp cho chẩn đoán bệnh
-
Câu 30:
Tìm 1 triệu chứng không có trong dị vật thanh quản:
A. Khàn tiếng
B. Ho do kích thích
C. Mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống
D. Khạc đờm có thể có tia máu