810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Viêm tai giữa cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Sức quá yếu có phải là nguyên nhân nói khàn tiếng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Chọn thời gian đúng nhất để soi thanh khí phế quản tìm nguyên nhân nếu điều trị tích cực khàn tiếng do viêm thanh quản không kết quả:
A. Sau 2 tuần
B. Sau 3 tuần
C. Sau một tháng
D. Sau 2 tháng
-
Câu 4:
Khi điều trị lao thanh quản chúng ta không cần thiết phải:
A. Kết hợp điều trị lao phổi
B. Gây tê dây thần kính thanh quản trên để giảm đau
C. Mở khí quản dự phòng
D. Khám những người có tiếp xúc bệnh nhân để điều trị
-
Câu 5:
Viêm họng là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, có thể lây lan qua đường nước bọt và nước mũi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trước một viêm họng loét hoại tử, bạn có thể loại trừ chẩn đoán nào sau đây:
A. Săng giang mai
B. Bệnh về máu
C. Viêm họng Vincent
D. Viêm họng xơ teo
-
Câu 7:
Vị trí của VA?
A. Vòm khẩu cái
B. Cửa mũi sau
C. Thành sau trên vòm họng
D. Các thành bên của vòm họng
-
Câu 8:
Trước một viêm họng có giả mạc nào sau đây cần xác định bằng sinh thiết chẩn đoán giải phẩu bệnh:
A. Săng giang mai
B. Ung thư biểu mô amiđan
C. Viêm họng Vincent
D. Viêm họng do chấn thương
-
Câu 9:
Tổ chức nào sau đây không thuộc vòng bạch huyết Waldeyer:
A. V.A
B. Amydan đáy lưỡi
C. Các hạch bạch huyết ở ruột
D. Amydan vòi
-
Câu 10:
Viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già là loại:
A. Viêm họng mạn tính sung huyết
B. Viêm họng mạn tính xuất tiết
C. Viêm họng mạn tính quá phát
D. Viêm họng mạn tính teo
-
Câu 11:
Vị trí VA ở đâu là đúng?
A. Họng miệng
B. Họng thanh quản
C. Vòm mũi họng
D. Thành bên họng miệng
-
Câu 12:
Viêm VA hay gặp nhất ở lứa tuổi nào:
A. Thanh niên
B. Học sinh phổ thông
C. Nhà trẽ mẫu giáo
D. Người trưởng thành
-
Câu 13:
Triệu chứng cơ năng nào không phải của viêm họng cấp:
A. Cảm giác khô nóng ở trong họng
B. Đau rát trong họng
C. Ho khan hoặc ho có đờm
D. Khó thở thanh quản
-
Câu 14:
Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp của tắc mũi là:
A. Bít tắc cửa mũi sau bẩm sinh
B. Dị vật một bên mũi
C. Polype mũi xoang
D. Phì đại VA
-
Câu 15:
Biến chứng thường gặp nhất của viêm VA là:
A. Viêm xoang hàm do mũi
B. Viêm thanh quản phù nề
C. Viêm phế quản
D. Viêm tai giữa cấp
-
Câu 16:
Câu nào sau đây là không đúng đối với giả mạc trong viêm họng bạch hầu:
A. Bắt đầu khu trú ở amiđan, sau lan rộng
B. Dầy dính, khó bóc
C. Dày, màu trắng ngà hoặc xám đen
D. Không bao giờ kèm các triệu chứng về mũi họng, thanh quản
-
Câu 17:
Điều trị triệt để đối với viêm VA mạn tính là:
A. Chiếu tia Laser
B. Đốt lạnh bằng Nitơ lỏng
C. Nạo VA
D. Đốt bằng cautère điện
-
Câu 18:
Triệu chứng nào sau đây không thuộc về viêm VA:
A. Tắc mũi
B. Chảy mũi nhầy
C. Ho
D. Nuốt đau
-
Câu 19:
Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không thuộc về viêm họng đỏ cấp:
A. Khó nuốt
B. Khó thở
C. Sốt
D. Hạch cổ viêm
-
Câu 20:
Trong điều trị viêm VA cấp phương pháp nào sau đây là sai:
A. Nạo VA ngay kết hợp với điều trị kháng sinh.
B. Nạo VA chỉ được thực hiện khi đã hết các triệu chứng viêm cấp
C. Có thể cho dùng một đợt kháng sinh uống
D. Phải khám kiểm tra kỹ về tai để phát hiện sớm viêm tai giữa
-
Câu 21:
Nguyên nhân nào sau đây chưa phải là chủ yếu gây viêm A, VA:
A. Sau các bệnh nhiễm trùng lây
B. Tạng bạch huyết
C. A, VA nhiều khe kẻ ngóc ngách
D. Không ăn chín, uống sôi
-
Câu 22:
Xét nghiệm nào dưới đây cho phép xác định chắc chắn đã nhiễm liên cầu?
A. Máu lắng
B. Công thức bạch cầu
C. Quệt họng tìm vi khuẩn
D. Làm điện tâm đồ
-
Câu 23:
Một bệnh nhân bị viêm VA cấp, với BS tuyến xã nên làm gì?
A. Gởi lên tuyến trên càng sớm càng tốt
B. Xông hơi nước nóng có pha tinh dầu
C. Hạ nhiệt, nhỏ mũi, theo dõi nếu nặng có thể dùng kháng sinh
D. Cho nạo VA ngay
-
Câu 24:
Tìm một biến chứng dưới đây của viêm VA. Biến chứng nầy rất nặng, thường chỉ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có triệu chứng nuốt đau và khó thở:
A. Viêm tai giữa
B. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
C. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
D. Áp xe thành sau họng
-
Câu 25:
Chỉ ra một đặc điểm nguy hiểm nhất của trực khuẩn bạch hầu:
A. Gây đau họng
B. Gây nhiễm độc hệ thống tim mạch
C. Gây sốt
D. Gây mệt mõi, ăn ngủ kém
-
Câu 26:
Trong viêm VA mãn tính đơn thuần, không có triệu chứng nào sau đây:
A. Chảy mũi trước,mủ nhầy
B. Sốt 40 độ C
C. Thở miệng
D. Màng nhĩ xám đục và lõm
-
Câu 27:
Trong dự phòng viêm VA, biện pháp nào sau đây không đúng:
A. Tránh bị nhiễm lạnh
B. Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng
C. Nạo VA cho những trẻ bị viêm VA mạn tính có nhiều đợt cấp trong một năm
D. Nạo VA hàng loạt cho trẻ dưới 16 tuổi
-
Câu 28:
Tìm một triệu chứng không phù hợp viêm VA cấp:
A. Biểu hiện nhiễm trùng sốt cao, có thể có thể có co giật
B. Mũi khô không chảy nước mũi
C. Ho kích thích, có thể có co thắt thanh quản gây khó thở
D. Ngạt tắc mũi cả đêm ngày
-
Câu 29:
Triệu chứng nào không phù hợp với VA cấp khi khám thực thể:
A. Hốc mũi đầy mủ nhầy
B. Niêm mạc họng đỏ rực, viêm xuất tiết
C. Có mủ chảy từ nóc vòm xuống thành sau họng
D. Có giả mạc bám ở bề mặt hai amidan
-
Câu 30:
Nạo VA là phương pháp điều trị viêm VA cấp đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai