810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu đúng nhất:
A. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh hiếm gặp ở Việt Nam
B. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam, chỉ gặp ở trẻ em
C. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam, chỉ gặp ở người lớn
D. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt nam, gặp ở mọi lứa tuổi
-
Câu 2:
Một bệnh nhân bị cứng hàm chưa rõ nguyên nhân. Khoa nào chưa cần mời hội chẩn?
A. Hội chẩn khoa TMH để loại trừ áp xe quanh Amidan
B. Hội chẩn khoa Răng hàm mặt loại trừ răng khôn mọc lệch hoặc trật khớp thái dương hàm
C. Hội chẩn Khoa u bướu loại trừ khối u xâm lấn hố chân bướm hàm
D. Hội chẩn tâm thần loại trừ khả năng tâm thần bệnh nhân không há miệng
-
Câu 3:
Khi khám màng nhĩ thấy: lỗ thủng nhỏ, sắc cạnh, ở ¼ trước dưới, thường gặp trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa cấp mủ
C. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
D. Viêm tai giữa mạn tính mủ đặc
-
Câu 4:
Một bệnh nhân bị chóng mặt chưa rõ nghuyên nhân. Bác sỹ đa khoa chưa cần thiết mời hội chẩn chuyên khoa nào:
A. Khoa nội tim mạch
B. Khoa nội thần kinh
C. Khoa mắt
D. Khoa huyết học lâm sàng
-
Câu 5:
Một cháu bé sơ sinh vừa sinh ra bị ho sặc cần khám tìm nguyên nhân, Bác sỹ sản khoa chưa cần mời khám chuyên khoa nào sau đây:
A. Nhi khoa
B. Nội thần kinh
C. Răng hàm mặt
D. Ngoại nhi
-
Câu 6:
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, triệu chứng có giá trị là:
A. Màng nhĩ lõm
B. Màng nhĩ phồng hình vú bò
C. Màng nhĩ bị sập góc sau trên
D. Màng nhĩ bị co kéo
-
Câu 7:
Một bệnh nhân bị mất tiếng, không thể do:
A. Hysterie
B. Viêm thanh quản nặng
C. Tổn thương thần kinh ung ương (U nảo, Tai biến Mạch máu nảo)
D. Dị vật đường thở
-
Câu 8:
Trên một bệnh nhân bị chảy mủ tai kéo dài, lỗ thủng màng nhĩ rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, thường gặp trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa cấp mủ
C. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
D. Viêm tai giữa mạn tính mủ đặc
-
Câu 9:
Cần giải thích cho bệnh nhân nên phẩu thuật tai càng sớm càng tốt khi:
A. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 2 tuần
B. Khi chảy mủ tai đã điều trị kháng sinh 1 tuần mà vẫn tái phát
C. Khi chảy mủ tai có kèm theo viêm mũi xoang mạn tính
D. Khi chảy mủ tai có cholesteatome trên lâm sàng và XQuang
-
Câu 10:
Viêm mũi nào ít nguy hiểm nhất về vấn đề lây lan thành dịch:
A. Viêm mũi do Bạch hầu
B. Viêm mũi do Lậu ở trẻ nhỏ
C. Viêm mũi do Sởi
D. Viêm mũi do cúm
-
Câu 11:
Nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính trọng cộng đồng chủ yếu là do virus đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Trong bệnh lý tai, tổ chức Cholesteatome: (chọn câu đúng):
A. Là một loại bệnh tích do ứ đọng mủ lâu ngày không làm thuốc tai
B. Gây chảy mủ và máu tai kéo dài
C. Là một loại bệnh tích đặc biệt, phá hủy xương rất nhanh và rất mạnh, dễ gây biến chứng
D. Chỉ gặp trong các bệnh tai cấp tính và nặng nề
-
Câu 13:
Người ta nói rằng viêm xoang mạn tính là lò viêm lĩnh vực Tai Mũi Họng đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Chảy máu mũi do sốt xuất huyết chưa nhất thiết phải mòi ngoại khoa hội chẩn cấp cứu đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Tổn thương giải phẫu bệnh của viêm tai giữa mạn tính mủ đặc:
A. Chỉ tổn thương niêm mạc
B. Chỉ tổn thương xương
C. Tổn thương cả niêm mạc và xương
D. Tổn thương xương nhiều hơn niêm mạc
-
Câu 16:
Một bệnh nhân bị nôn ra máu lần đầu, không do chấn thương, chưa xác định được nguyên nhân. Chưa cần thiết phải mời chuyên khoa Ngoịa tiêu hoá hội chẩn cấp cứu đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Những khó thở nào sau đây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
A. Khó thở do dị vật đường thở
B. Khó thở do uốn ván
C. Khó thở do tràn dịch màng phổi
D. Khó thở do chấn thương thanh quản
-
Câu 18:
Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có dị vật ở khí quản di động để phòng ngừa:
A. Viêm khí quản xuất tiết
B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
C. Dị vật đi sâu vào các phế quản phân thùy
D. Tràn khí trung thất
-
Câu 19:
Triệu chứng đau tai rất dữ dội, đau thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, gặp trong:
A. Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ
B. Viêm tai giữa cấp giai đoạn thủng nhĩ
C. Viêm tai xương chũm mạn tính có thủng nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
-
Câu 20:
Một bệnh nhân sau mở khí quản, chưa cần chú ý theo dõi:
A. Tràn khí
B. Khó thở do tắc ống canule
C. Nhiễm trùng vết mổ
D. Tiếng nói có bị khàn hay không?
-
Câu 21:
Triệu chứng nào phù hợp với viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy:
A. Chảy mủ kéo dài, mủ đặc xanh thối
B. Lỗ thủng màng nhĩ rộng, bờ nham nhỡ, sát khung xương
C. Ấn xương chủm đau
D. Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào viêm VA, mủ nhầy không thối
-
Câu 22:
Tìm một đặc điểm không đúng về lý do cấp cứu dị vật đường thở:
A. Dị vật bịt kín đường thông khí gây ngạt thở
B. Dị vật sắc nhọn gây chấn thương lan rộng
C. Dị vật gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới
D. Dị vật di động có thể mắc kẹt ở buồng thanh thất Morgagnie
-
Câu 23:
Trong các ý sau, chọn câu đúng nhất:
A. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại ở mỏm chũm dễ gây liệt mặt
B. Viêm tai giữa mạn tính, nhất là viêm tai giữa mạn tính mủ đặc, thường điều trị có kết quả, không ảnh hưởng sức nghe
C. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng
D. Viêm tai giữa mạn tính chỉ gặp ở người già
-
Câu 24:
Tìm một nguyên nhân không xảy ra khó thở thanh quản:
A. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Viêm sụn thanh thiệt
C. Hạt thanh đai
D. Khối u băng thanh thất
-
Câu 25:
Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
A. Nuốt đau
B. Khó thở
C. Ho kích thích
D. Khàn tiếng
-
Câu 26:
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm ít khi gây biến chứng:
A. Áp xe não thùy thái dương
B. Viêm màng não mủ
C. Viêm mê nhĩ
D. Viêm tắc xoang tĩnh mạch hang
-
Câu 27:
Biểu hiện lâm sàng điển hình kiểu khó thở thanh quản là:
A. Khó thở chậm thì thở vào
B. Khó thở chậm cả hai thì
C. Khó thở nhanh nông cả hai thì
D. Khó thở chậm thì thở ra
-
Câu 28:
Dấu hiệu nào sau đây không thuộc khó thở thanh quản:
A. Khó thở chậm, Khó thở thì thở vào
B. Môi đầu chi tím
C. Khó thở thì thở ra
D. Khi hít vào có tiếng rít
-
Câu 29:
Hai triệu chứng thực thể có giá trị nhất để chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm:
A. Ấn vành tai đau và sốt
B. Mủ thối và chảy máu tai
C. Màng nhĩ thủng rộng và chảy mủ thối
D. Phản ứng xương chũm và sụp góc sau trên
-
Câu 30:
Triệu chứng nào không đáng lo ngại sau mở khí quản:
A. Ho kích thích khi hút dịch xuất tiết
B. Tình trạng dịch xuất tiết nhiều
C. Sưng tấy nhiễm trùng vết mổ
D. Theo dõi tình trạng bịt tắc canule