999 câu trắc nghiệm Giải phẫu bệnh
Tổng hợp 999 câu hỏi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Y. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu các tổn thương và tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa những biến đổi hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong giai đoạn hồi phục của viêm phổi thuỳ có hiện tượng:
A. vách phế nang có nhiều vi mạch tân tạo
B. mô kẽ có nhiều bạch cầu đa nhân
C. lòng phế nang có nhiều bạch cầu đa nhân
D. xơ hoá thành phế quản
-
Câu 2:
Khi nói về sự di căn của ung thư:
A. di căn theo đường máu phổ biến hơn di căn theo đường bạch huyết
B. tế bào ung thư xâm nhập vào động mạch dễ dàng hơn so với tĩnh mạch
C. sự xuất hiện của tế bào ung thư trong máu đánh dấu sự xuất hiện di căn
D. các tế bào u xâm nhập tại vị trí di căn cùng cơ chế với xâm nhập u nguyên phát
-
Câu 3:
Viêm và miễn dịch liên quan đến nhau thể hiện ở:
A. Opsonin hóa
B. Trình diện kháng nguyên của bạch cầu
C. Tăng số lượng các bạch cầu trong máu ngoại vi
D. Sốt
-
Câu 4:
U hạt KHÔNG bao gồm:
A. Tế bào u tạo ra cấu trúc nang
B. Tế bào viêm tạo ra cấu trúc nang
C. TB Langhans và TB dạng biểu mô
-
Câu 5:
Trong viêm lao có cấu trúc sau đây:
A. Nốt
B. Lan tỏa
C. Khối
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 6:
Quá trình nào sau đây khó phân biệt với K BM tại chỗ:
A. Quá sản
B. Loạn sản nhẹ
C. Loạn sản vừa
D. Loạn sản vừa
-
Câu 7:
Đặc điểm sau đây của loạn sản, TRỪ:
A. Xâm nhập qua màng đáy
B. Không đảo lộn cấu trúc mô
C. Sinh sản TB vẫn hạn chế
D. Vẫn có sự biệt hóa để tế bào tuy có nhiều tế bào non hơn bình thường
-
Câu 8:
Các yếu tố sau đây đều có thể gây viêm, TRỪ:
A. Vi khuẩn, ký sinh trùng
B. Chấn thương
C. Sóng âm thanh dùng trong bệnh viện
D. Thiếu máu
-
Câu 9:
Các yếu tố sau đây đều có thể gây u, TRỪ:
A. Bức xạ ion
B. Tia cực tím
C. Sóng siêu âm
D. Tia
-
Câu 10:
Các tổn thương cơ bản của phế nang KHÔNG bao gồm:
A. Tăng tiết
B. Biến hình đại thực bào
C. Teo và biến biểu mô phế nang
D. Dị sản thành tế bào hình khối
-
Câu 11:
Tiến triển của viêm phế nang KHÔNG bao gồm:
A. Mô hóa
B. Xơ hóa
C. Áp xe phổi
D. Gan hóa xám
-
Câu 12:
Viêm phổi thùy có các đặc điểm sau, TRỪ:
A. Tổn thương lan rộng và đồng đều , ở một phân thùy, một thùy, một lá phổi hoặc cả hai phổi
B. Ổ viêm thường hình nón cụt, đáy hướng ra màng phổi, đỉnh hướng về rốn phổi
C. Tổn thương không đồng đều
-
Câu 13:
Bệnh tim bẩm sinh gây tím tái muộn là:
A. Thông liên thất
B. Tứ chứng Fallot
C. Teo van ba lá
D. Tim 3 ngăn: 2 nhĩ 1 thất hoặc 2 thất 1 nhĩ
-
Câu 14:
Cơ chế gây tím tái muộn của thông liên thất giai đoạn sớm chủ yếu do:
A. Tăng áp lực trong tâm thất trái
B. Tăng áp lực trong tâm thất phải
C. Áp lực động mạch phổi tăng cao
-
Câu 15:
Viêm dạ dày cấp tính mức độ nhẹ có các đặc điểm sau đây, TRỪ:
A. Biểu mô tế bào còn nguyên vẹn, tế bào tăng chế nhầy, có thoái hóa loạn dưỡng
B. Lớp đệm phù nề, sung huyết
C. Viêm trợt long, xuất huyết
-
Câu 16:
Viêm mạn nông KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Biểu mô có thể có những thay đổi loạn dưỡng hoặc long từng chỗ
B. Tế bào viêm xâm nhập ở 1/3 trên của niêm mạc không vượt quá vùng khe
C. Các khe có sự kéo dài
D. Số lượng tuyến giảm
-
Câu 17:
Hình ảnh gấp đôi đường viền thấy ở:
A. Mặt ngoài màng đáy các quai mao mạch ngoại vi
B. Mặt trong lá thành của bao Bowman
C. Trong chất nền gian mạch
-
Câu 18:
Tổn thương nào sau đây, theo anh/chị, thuộc loại tim bẩm sinh gây tím tái muộn:
A. Tứ chứng Fallot
B. Bất sản van ba lá
C. Thông liên thất
D. Tim ba buồng: hai nhĩ một thất hoặc hai thất một nhĩ
-
Câu 19:
Dị dạng bẩm sinh của tim gây tím tái sớm hay gặp nhất là:
A. Còn ống động mạch
B. Thông liên thất
C. Thông liên thất
D. Tứ chứng Fallot
-
Câu 20:
Trong tứ chứng Fallot, yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng là:
A. Phì đại thất phải
B. Mức độ lệch phải của động mạch chủ( trên lỗ thông liên thất)
C. Mức độ hẹp của động mạch phổi
D. Độ rộng hẹp của lỗ thông liên thất
-
Câu 21:
Trẻ bị tim bấm sinh có luống thông trái-phải, dễ bị viêm phổi do, ngoại trừ:
A. Máu lên phổi nhiều làm tăng khối lượng phổi
B. Tăng áp lực mạch máu phổi gây thoát dịch phù nề phế nang
C. Làm giảm độ đàn hồi của phổi, giảm dung tích phổi
D. Làm tăng tỷ lệ thông khí và tưới máu phổi
-
Câu 22:
Trẻ bị tim bấm sinh có luống thông trái-phải, dễ bị suy tim do, ngoại trừ:
A. Tăng gánh tâm thu của thất
B. Cơ tim làm việc nhiều
C. Cung cấp năng lượng cho cơ tim bị giảm
D. Dễ bị nhiễm trùng hô hấp tái diễn làm tăng công hô hấp, tăng tiêu thụ oxy
-
Câu 23:
Vị trí lỗ thông liên thất hay gặp nhất là:
A. Phần màng
B. Phần phễu
C. Phần cơ bè
D. Phần buồng nhận
-
Câu 24:
Những biến chứng hay gặp ở thông liên thất lỗ lớn:
A. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, cơn thiếu ôxy cấp, suy dinh dưỡng, Osler
B. Suy tim, cơn thiếu oxy cấp, suy dinh dưỡng, Osler
C. Suy tim, viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng, tăng áp lực động mạch phổi
D. Viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng, tắc mạch, Osler
-
Câu 25:
Thông liên nhĩ thường gặp nhất là:
A. Thông liên nhĩ lỗ tiên phát
B. Thông liên nhĩ lỗ thứ phát
C. Thông liên nhĩ ở xoang tĩnh mạch chủ trên
D. Thông liên nhĩ ở xoang mạch vành
-
Câu 26:
Tiếng thổi liên tục gặp trong các bệnh tim bẩm sinh sau, ngoại trừ:
A. Còn ống động mạch
B. Cửa sổ chủ-phổi
C. Dò động mạch vành vào nhĩ phải
D. Thông liên thất kèm sa van động mạch chủ
-
Câu 27:
Phương pháp điều trị bệnh còn ống động mạch được ưu tiên trong tuần đầu sau sinh:
A. Các thuốc chống viêm không corticoid truyền tĩnh mạch
B. Thông tim can thiệp làm bít ống động mạch
C. Mổ cắt và khâu ống động mạch
D. Mổ thắt ống động mạch
-
Câu 28:
Tim bẩm sinh do sai lạc nhiễm sắc thể, ngoại trừ:
A. Ba nhiễm sắc thể 18; 21
B. Ba nhiễm sắc thể 13; 22
C. Ba nhiễm sắc thể 15; 17
D. Hội chứng Turner, Klinefelter
-
Câu 29:
Tim bẩm sinh do sai lạc nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ nào dưới đây trong số các bệnh tim bẩm sinh:
A. Khoảng 2%
B. Khoảng 5%
C. Khoảng 7%
D. Khoảng 10%
-
Câu 30:
Dưới đây là một số bệnh tim bẩm sinh do di truyền, ngoại trừ:
A. Di truyền trội, nhiễm sắc thể thường trong hội chứng Noonan
B. Di truyền lặn, nhiễm sắc thể thường trong hội chứng Ellis-Van Creveld
C. Di truyền thể ẩn, có liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính trong hội chứng Hunter
D. Hội chứng Ehlers-Danlos