999 câu trắc nghiệm Giải phẫu bệnh
Tổng hợp 999 câu hỏi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Y. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu các tổn thương và tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa những biến đổi hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Loạn sản nặng biểu mô phế quản khi tế bào bất thường nặng chiếm............niêm mạc phế quản:
A. 1/4niêm mạc phế quản
B. 1/3niêm mạc phế quản
C. 2/3niêm mạc phế quản
D. Toàn bộ niêm mạc phế quản
-
Câu 2:
Đối với bệnh nhân cường giáp Basedow, việc chọc hút tế bào bằng kim nhỏ bị chống chỉ định?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Khi xét nghiệm tế bào học bằng kim nhỏ, nếu chọc trên 3 lần /bệnh nhân, có thể gây tai biến nghiêm trọng cho bệnh nhân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Khi khối u lớn > 5cm thì không nên chọc vào trung tâm khối u
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Để tránh đau đớn cho bệnh nhân, tốt nhất khi chọc hút tế bào bệnh nhân nên được gây tê?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Để chọc hút đúng các khối u tuyến vú, tốt nhất nên chọc dưới siêu âm
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Các phương pháp của giải phẫu bệnh trên thế giới vào trong nước hiện nay căn bản vẫn giống các phương pháp của giải phẫu bệnh kinh điển?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Cơ sở của môn giải phẫu bệnh học là các tổn thương bao gồm tổn thương đại thể, vi thể, siêu vi thể?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Các phương pháp mới như kỹ thuật hiển vi điện tử, hóa mô miễn dịch sẽ thay thế hoàn toàn các phương pháp giải phẫu bệnh kinh điển trước đây?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học không những để phát hiện ung thư mà còn chẩn đoán các bệnh lý khác?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Phù thông thường là hiện tượng:
A. Ư nước trong tế bào
B. Ứ nước ngoài tế bào
C. Ứ nước cả trong và ngoài tế bào
D. Mất nước ngoài tế bào
-
Câu 12:
Hình ảnh đại thể đặc trưng của phù là:
A. Cơ quan bị phù lớn hơn bình thường, màu đỏ sẫm
B. Khi cắt ngang có nước chảy ra
C. Cơ quan bị phù lớn bình thường, màu nhạt
D. Đáp án B và C
-
Câu 13:
Đặc điểm vi thể của phù là:
A. Tế bào lớn hơn bình thường
B. Nhân tế bào lớn hơn bình thường
C. Tế bào nhỏ hơn bình thường
D. A và B
-
Câu 14:
Dịch tiết của phù hay gặp trong:
A. Xơ gan
B. Gan tim
C. Lao màng bụng và K gan
D. Ung thư gan
-
Câu 15:
Dịch thấm của phù hay gặp trong:
A. Xơ gan
B. Ung thư gan
C. Gan tim
D. A và C
-
Câu 16:
Sung huyết là hiện tượng thường gặp trong:
A. Sinh lý
B. Bệnh lý
C. Cả sinh lý lẫn bệnh lý
-
Câu 17:
Hình ảnh đại thể đặc trưng nhất của cơ quan bị sung huyết là:
A. Sưng đau
B. Sưng không đau
C. Nóng đỏ
D. Không nóng, đỏ thẫm
-
Câu 18:
Tổn thương xuất huyết bao giờ cũng là bệnh lý?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Cùng một mức độ tổn thương nhưng xuất huyết nội bao giờ cũng nguy hiểm hơn xuất huyết ngoại?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Cơ quan bị xuất huyết thường bị thoái hoá hoại tử lý do vì:
A. Ứ trệ tuần hoà
B. Thiếu Oxygen mô
C. Rối loạn chuyển hoá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Tổn thương xơ mỡ động mạch gặp sớm nhất bắt đầu sau:
A. 1 tuổi
B. 3 tuổi
C. 5 tuổi
D. 10 tuổi
-
Câu 22:
Hiện tượng tăng huyết áp ở người xơ mỡ động mạch là do:
A. Lòng mạch máu bị hẹp lại
B. Mạch máu bị to ra
C. Thành mạch bị xơ cứng, vôi hoá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Nguyên nhân hay gặp nhất dẫn tới huyết khối là:
A. Ứ trệ tuần hoàn
B. Viêm thành mạch máu
C. Chấn thương mạch máu
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 24:
Hậu quả thường gặp và nghiêm trọng nhất do huyết khối gây ra là:
A. Tắc mạch, gây nhồi máu phủ tạng
B. Vỡ mạch gây xuất huyết
C. Hẹp lòng mạch gây hoại tử tổ chức
D. Nhiễm trùng huyết
-
Câu 25:
Để phòng ngừa xơ mỡ động mạch và huyết khối cần phải:
A. Chế độ ăn ít mỡ động vật
B. Chế độ ăn ít đường
C. Chế độ ăn ít muối
D. A và C
-
Câu 26:
Huyết khối và cục máu đông sau chết có thành phần cơ bản giống nhau?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Điểm khác nhau cơ bản giữ huyết khối và tắc mạch là tốc độ gây ra hiện tượng nghẽn mạch khác nhau?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Nhồi máu đỏ và nhồi máu trắng khác nhau về màu sắc nhưng giống nhau về tổn thương vi thể và cơ chế bệnh sinh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nhồi máu đỏ gây ra tổn thương mô nặng hơn nhồi máu trắng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Trong sốc, tổn thương vi thể có hình ảnh giống nhau do những nguyên nhân khác nhau gây nên?
A. Đúng
B. Sai