999 câu trắc nghiệm Giải phẫu bệnh
Tổng hợp 999 câu hỏi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Y. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu các tổn thương và tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa những biến đổi hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quá sản tuyến vú trong kỳ dậy thì là quá sản:
A. bù trừ
B. chức năng
C. phì đại
D. tái tạo
-
Câu 2:
Quá sản dễ nhầm với:
A. loạn sản
B. phì đại
C. dị sản
D. chuyển sản
-
Câu 3:
Tổn thương sau đây không tăng số lượng tế bào:
A. quá sản và loạn sản
B. phì đại và loạn sản C. loạn sản D. phì đại
C. loạn sản
D. phì đại
-
Câu 4:
Biểu mô trụ ở niêm mạc phế quản được thay thế bằng biểu mô lát tầng do hút thuốc lá kinh niên là tổn thương:
A. quá sản
B. chuyển sản
C. nghịch sản
D. loạn sản
-
Câu 5:
Cơ bản u:
A. dễ phân biệt với chất đệm u trong trường hợp u biểu mô
B. dựa vào đó để phân định u thuộc về thành phần biểu mô hay liên kết
C. là thành phần nuôi dưỡng tế bào u
D. khó phân biệt với chất đệm u nếu u là u của mô liên kết
-
Câu 6:
Khối u có nhiều loại tế bào xuất phát từ một lá thai:
A. Gọi là u quái
B. Gọi là u kết hợp
C. Gọi là u hỗn hợp
D. Gọi là u biểu mô
-
Câu 7:
U lành:
A. u có nguồn gốc biểu mô có tên gọi đơn giản hơn u có nguồn gốc liên kết
B. một số có thể có tên gọi tận cùng bằng SARCOMA hay CARCINOMA
C. thường có tên gọi tận cùng là OMA
D. thường dựa vào hình ảnh vi thể để gọi tên u
-
Câu 8:
Melanoma là tên gọi của:
A. u lành tính của tế bào hắc tố
B. u ác tính của tế bào hắc tố
C. chung cho cả u lành và u ác khi chưa phân biệt được
D. là u ác tính của mô liên kết
-
Câu 9:
Pô-líp cổ tử cung:
A. là u có thể lành tính hoặc ác tính
B. là u lành tính được gọi tên dựa trên hình ảnh vi thể
C. là u ác tính được gọi tên dựa trên hình ảnh đại thể
D. là u lành tính được gọi tên dựa trên hình ảnh đại thể
-
Câu 10:
U ác xuất phát từ biểu mô có tên gọi tận cùng:
A. luôn luôn là CARCINOMA
B. luôn luôn là SARCOMA
C. luôn luôn là OMA
D. là CARCINOMA, một số loại vẫn có đuôi là OMA
-
Câu 11:
Rhabdomyoma (rhabdomyo: cơ vân) là tên gọi của:
A. u cơ vân lành tính
B. u cơ vân ác tính
C. có thể là u lành hoặc u ác
D. là khối u có nguồn gốc biểu mô
-
Câu 12:
Chu kỳ nhân đôi kích thước của khối u ác tính thường là:
A. trong vòng 45 ngày
B. 45 - 450 ngày
C. khoảng 450 ngày
D. hơn 450 ngày
-
Câu 13:
Về vi thể, nói chung các u ác tính không có tính chất sau:
A. tế bào u phần lớn là tế bào non, chỉ gợi lại phần nào mô gốc của u
B. quá sản mạnh, phá vỡ lớp đáy, gây đảo lộn cấu trúc
C. tái tạo lại hình ảnh cấu trúc của mô sinh ra nó
D. các câu trên đều đúng
-
Câu 14:
Virus ít gây ung thư nhất là:
A. Papiloma virus (HPV)
B. Epstein-Bar virus (EBV)
C. Virus viêm gan A (HAV)
D. Virus viêm gan B (HBV)
-
Câu 15:
Các mô khá bền vững dưới tác dụng của các tia phóng xạ sinh ung là:
A. Hệ tiêu hoá, xương, da
B. Da, xương, tuyến giáp
C. Hệ tạo huyết, hệ tiêu hoá, xương
D. Hệ tiêu hoá, hệ tạo huyết, da
-
Câu 16:
Epstein-Barr virus thường hay gây ung thư:
A. Vùng sinh dục
B. Thanh quản
C. U lympho Burkitt
D. Câu A và B sai
-
Câu 17:
Người bị nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ dễ bị ung thư gan cao hơn so với người không bị nhiễm virus này gấp:
A. 2 lần
B. 20 lần
C. 200 lần
D. 2000 lần
-
Câu 18:
Phân độ ung thư theo mô bệnh học căn cứ vào:
A. độ biệt hoá tế bào u
B. cấu trúc mô u
C. mức độ di căn của ung thư
D. câu A và B đúng
-
Câu 19:
Papanicolaou xếp phiến đồ tế bào âm đạo - cổ tử cung thành:
A. 2 hạng
B. 3 hạng
C. 4 hạng
D. 5 hạng
-
Câu 20:
Theo Papanicolaou, tế bào học nghi ngờ ác tính nhưng không kết luận được là thuộc hạng:
A. hạng I
B. hạng II
C. hạng III
D. hạng IV
-
Câu 21:
Broders phân loại ung thư tế bào vảy thành 4 độ căn cứ vào sự biệt hóa tế bào trong đó nếu có 75 -50% các tế bào biệt hóa thì được xếp:
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Độ IV
-
Câu 22:
Phân loại TNM có nghĩa là:
A. T: kích thước khối u, N: tình trạng di căn hạch, M: tình trạng di căn xa
B. T: kích thước khối u, N: tình trạng di căn xa, M: tình trạng di căn hạch
C. T: tình trạng di căn hạch, N: kích thước khối u, M: tình trạng di căn xa
D. T: tình trạng di căn xa, N: tình trạng di căn hạch, M: kích thước khối u
-
Câu 23:
Những cơ thể bị suy giảm miễn dịch đều có khả năng bị ung thư do:
A. dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus dẫn đến ung thư
B. dễ mắc các bệnh tự miễn làm giảm khả năng đề kháng trước các nguyên nhân gây ung thư
C. các tế bào có năng lực miễn dịch không nhận dạng được các tế bào ung thư hoặc không đủ khả năng để tiêu diệt chúng
D. các câu trên trên đều đúng
-
Câu 24:
Loại tia sau đây thuộc chùm tia sáng mặt trời thường gây ung thư:
A. tia gamma
B. tia X
C. tia tử ngoại
D. tia cực tím
-
Câu 25:
Chất nitrosamine thường hay gây ung thư hệ tiêu hoá, đặc biệt là ung thư:
A. thực quản
B. dạ dày
C. ruột non
D. ruột già
-
Câu 26:
Bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) thường hay bị:
A. Ung thư gan
B. Ung thư hạch
C. Ung thư da
D. Sarcom hệ miễn dịch
-
Câu 27:
Adenoma là tên gọi của:
A. U lành nói chung
B. U tuyến lành
C. U tuyến niêm mạc đại tràng lành tính
D. Câu A và B đúng
-
Câu 28:
Pô-líp là những khối u có thể có cuống hoặc không, ít gặp nhất ở:
A. cổ tử cung
B. Ruột non
C. Dạ dày
D. da
-
Câu 29:
Bệnh Hodgkin hỗn hợp tế bào có đặc điểm:
A. Hạch có lympho bào loại lớn và loại nhỏ
B. Có nhiều lympho bào nhất trong các típ của bệnh Hodgkin
C. Đặc trưng bởi sự xơ hóa mô hạch
D. Có đủ các loại tế bào: tế bào Reed-Sternberg, bạch cầu ái toan, tương bào, lympho bào
-
Câu 30:
Ngày nay với nhiều phương pháp chẩn đoán sớm đặc biệt là xác định típ mô bệnh học và có phác đồ điều trị phối hợp xạ trị và hóa trị, người ta đã có thể kéo dài thời gian sống thêm của một số bệnh nhân bị bệnh Hodgkin típ I và típ II như sau:
A. 3- 5 năm
B. 5 - 10 năm
C. 10 - 15 năm
D. trên 15 năm