999 câu trắc nghiệm Giải phẫu bệnh
Tổng hợp 999 câu hỏi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Y. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu các tổn thương và tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa những biến đổi hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm hình thái học không có trong hen phế quản:
A. Phổi tăng kích thước
B. Nút nhầy bịt kín khí phế quản
C. Teo đét của cơ trơn
D. Tuyến nhầy tăng sinh
-
Câu 2:
Các thay đổi vi thể không có trong hen:
A. Tăng collagen ở màng đáy
B. Xâm nhập bạch cầu ái kiềm
C. Hiện diện tinh thể Charcot-Leyden
D. Hiện diện xoắn Curschmann
-
Câu 3:
Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng nhất trong giãn phế quản:
A. Sự giãn nở bất thường của phế quản
B. Sự nhiễm trùng
C. Sự tắc nghẽn
D. Sư hủy hoại sợi cơ trơn và sợi đàn hồi của khí phế quản
-
Câu 4:
Các biến chứng thường gặp nhất trong giãn phế quản:
A. Ho ra máu, với xuất huyết có khả năng đe dọa tính mạng
B. Hiếm khi gây tăng áp động mạch phổi
C. Hình thành áp xe
D. Thoái hóa dạng bột
-
Câu 5:
Đặc điểm vi thể của dãn phế quản:
A. Dãn phế quản thường xảy ra ở thùy thấp, phổi bên phải nhiều hơn phổi bên trái
B. Viêm và sự phá hủy mô, đặc biệt là cơ trơn
C. Khó thở, ho mạn tính (khô, hoặc nhiều đờm mủ), và ho ra máu cũng hay gặp
D. Các ngón tay hình vùi trống, giảm oxy máu và tăng carbon dioxit
-
Câu 6:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Không có đặc điểm:
A. Ho mạn tính
B. Theo sau khó thở gắng sức
C. Tăng kích thước ngực
D. Tăng tỷ lệ FEV1/FVC
-
Câu 7:
Đặc điểm hình thái học của bệnh phổi hạn chế cấp tính:
A. Bệnh phát triển trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài ngày)
B. Thường thứ phát theo sau một bệnh cảnh toàn thân
C. Suy hô hấp, hạ oxy huyết (pO2 > 60 mm Hg)
D. Tổn thương phế nang lan tỏa
-
Câu 8:
Đặc điểm không có trong bệnh phổi hạn chế cấp tính:
A. Còn gọi là “hội chứng suy hô hấp cấp tính” (ARDS)
B. Vi thể có tổn thương phế nang lan tỏa
C. Các tế bào thượng mô hoại tử và bong ra vào lòng phế nang
D. Bệnh có tỷ lệ tử vong thấp, phục hồi hoàn toàn sau đợt cấp
-
Câu 9:
Các biến chứng không có trong tổn thương phế nang lan tỏa:
A. Tỷ lệ tử vong cao
B. Nếu còn sống, bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn
C. Gây ra tăng áp động mạch phổi
D. Khó thở nặng và đờm có bọt hồng trong 72 giờ đầu khi tiếp xúc với tác nhân
-
Câu 10:
Bệnh phổi hạn chế mạn tính không có đặc điểm:
A. Còn được gọi là bệnh phổi kẽ
B. Đặc trưng bởi các thương tổn lan tỏa ở phổi
C. Gồm hai quá trình viêm và sợi hóa
D. Khả năng trao đổi khí tăng
-
Câu 11:
Bạch cầu đa nhân trung tính hiện diện trong lòng phế nang nhiều nhất ở:
A. Giai đoạn sung huyết
B. Giai đoạn gan hóa đỏ
C. Giai đoạn gan hóa xám
D. Giai đoạn phục hồi
-
Câu 12:
Những biến chứng nào sau đây KHÔNG phải là biến chứng của bệnh bụi phổi:
A. Khí phế thủng
B. Viêm phế quản cấp
C. Viêm màng phổi
D. Tâm phế mạn.
-
Câu 13:
Loại tế bào viêm được tìm thấy nhiều nhất trong phế quản bị hen là:
A. Bạch cầu đa nhân ái kiềm
B. Bạch cầu đa nhân ái toan
C. Lymphô bào
D. Tương bào
-
Câu 14:
Niêm mạc phế quản có hiện tượng chuyển sản gai gặp trong:
A. Viêm phế quản mạn
B. Tắc nghẽn phế quản
C. Hen suyễn
D. Dãn phế quản
-
Câu 15:
Bệnh hen phế quản KHÔNG CÓ hiện tượng:
A. Thấm nhập bạch cầu đa nhân ở vách phế quản
B. Lớp cơ trơn phì đại
C. Có hình xoắn Cruschmann
D. Các tuyến nhầy tăng tiết
-
Câu 16:
Trong giai đoạn hồi phục của bệnh viêm phổi thùy thường có hiện tượng:
A. Xơ hoá vách phế quản
B. Mô kẽ có nhiều bạch cầu đa nhân
C. Lòng phế nang có nhiều đại thực bào
D. Vách phế nang có nhiều vi mạch tân tạo
-
Câu 17:
Viêm phế quản cấp có đặc điểm:
A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi
B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi
C. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản thành thượng mô trụ
D. Tổn thương lan rộng ở cả một thùy hoặc đôi khi cả một lá phổi
-
Câu 18:
Viêm phế quản mạn:
A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi
B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi
C. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản thành thượng mô trụ vuông hay dẹt
D. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản lát tầng
-
Câu 19:
Đặc điểm viêm phổi thùy?
A. Tổn thương rải rác và không đều ở cả hai phổi
B. Tổn thương thường ở thùy trên của phổi
C. Thượng mô phế quản có thể chuyển sản lát tầng
D. Tổn thương lan rộng ở cả một thùy hoặc đôi khi cả một lá phổi
-
Câu 20:
Hạch viêm cấp tính không có đặc điểm:
A. Hạch to, không đau
B. Liên quan đến viêm nhiễm các vùng lân cận
C. Vi thể có các nang lymphô tăng sinh, trung tâm mầm có nhiều đại thực bào
D. Có thể chuyển sang áp xe, hoặc viêm mạn tính
-
Câu 21:
Hạch viêm mạn tính không đặc hiệu không có đặc điểm:
A. Cấu trúc hạch bị xóa
B. Bao gồm tăng sản nang, tăng sản mô limphô vùng cận vỏ, và tăng sản xoang
C. Có thể thay đổi hình thái ở nhiều mức độ khác nhau
D. Là phản ứng miễn dịch của mô lymphô hạch
-
Câu 22:
Hạch viêm mạn tính đặc hiệu không có đặc điểm:
A. Thường gặp ở các nước đang phát triển
B. Hạch to kèm sưng, nóng, đỏ, đau
C. Có thể tổn thương nhiều hạch
D. Hạch hoại tử, loét ra da, không lành nếu không điều trị bệnh chính
-
Câu 23:
Hạch viêm lao có đặc điểm:
A. Là hạch viêm mạn tính đặc hiệu
B. Tổn thương dạng viêm hạt, không kèm hoại tử bã đậu
C. Dễ chẩn đoán phân biệt với sarcoidosis
D. Hạch dò ra da tự lành
-
Câu 24:
Bệnh ác tính của hạch lymphô thường gặp nhất:
A. Ung thư hạch thứ phát
B. Bệnh Hodgkin hạch
C. Lymphôm không Hodgkin
D. Lymphôm Malt
-
Câu 25:
Đặc điểm của Lymphôm Hodgkin hạch:
A. Có sự hiện diện của tế bào Reed - Sternberg
B. Là bệnh ác tính của hạch thường gặp nhất
C. Hiện không thể chữa trị được hầu hết các trường hợp
D. Thường cho xâm nhập tủy và não
-
Câu 26:
Đặc điểm lâm sàng bệnh Hodgkin:
A. Hầu hết các trường hợp đều có triệu chứng " B "
B. Ngứa toàn thân, gặp trong loại Hodgkin xơ cục
C. Hạch cổ to, đau là triệu chứng thường gặp nhất
D. Hạch to đau sau uống rượu cũng là triệu chứng thường gặp
-
Câu 27:
Tổn thương hạch lymphô thường gặp nhất trong Lymphôm Hodgkin:
A. Nhóm hạch nách
B. Nhóm hạch bẹn
C. Nhóm hạch cổ
D. Hạch ổ bụng
-
Câu 28:
Đặc điểm quan trọng nhất về tổn thương hạch trong Lymphôm Hodgkin:
A. Gặp ở các hạch liền kề nhau
B. Hạch to không đau
C. Tổn thương nhiều hạch
D. Thường kèm với triệu chứng “B”
-
Câu 29:
Đặc điểm vi thể quan trọng nhất của Lymphôm Hodgkin:
A. Hiện diện tế bào Reed – Sternberg
B. Các tế bào lymphô, mô bào, bạch cầu ái toan
C. Cấu trúc hạch bị xóa
D. Sự xâm nhập cấu trúc xung quanh của các tế bào ung thư
-
Câu 30:
Đặc điểm vi thể của Lymphôm Hodgkin dạng xơ cục:
A. Mô đệm nổi bật các dãy xơ, khu trú
B. Nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình
C. Nam chiếm ưu thế
D. Loại mô học này hiếm gặp nhất