1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vấn đề không nhiễm trùng có thể gây tai biến cho người nhận máu là:
A. Ứ sắt
B. Ký sinh trùng
C. Bất đồng nhóm bạch tiểu cầu huyết tương
D. Ghép chống chủ do truyền máu
-
Câu 2:
Trường hợp nào sau đây KHÔNG có thể gây tai biến người nhận máu do nhiễm trùng:
A. Giang mai
B. Virus đặc biệt HIV, HCV...
C. Bất đồng nhóm máu hệ hồng cầu đặc biệt ABO và Rh
D. Cả A và B
-
Câu 3:
Tai biến cho người nhận máu thuộc về yếu tố miễn dịch:
A. Bất đồng hệ ABO & Rh
B. Ghép chống chủ
C. Rối loạn đông máu
D. Chất trung gian giải phóng từ bạch cầu
-
Câu 4:
Rối loạn đông máu là tai biến cho người nhận máu do:
A. Bất đồng nhóm tiểu cầu
B. Truyền nhiều chất chống đông
C. Chất trung gian giải phóng từ bạch cầu
D. Nhiễm trùng
-
Câu 5:
Tai biến miễn dịch xảy ra với người nhận máu do:
A. Bất đồng nhóm máu hệ thống hồng cầu
B. Nhiễm trùng
C. Rối loạn đông máu
D. Ứ sắt
-
Câu 6:
Người cho máu an toàn nhất là:
A. Những người cao ráo và mập mạp, có điều kiện kinh tế
B. Những người không mắc các bệnh lây nhiễm
C. Những người tốt luôn sẵn sàng cho máu
D. Những người khỏe mạnh, tình nguyện cho máu và cho máu nhắc lại đều đặn
-
Câu 7:
Một số biện pháp cụ thể để tránh lây truyền bệnh qua đường truyền máu:
A. Tuyên truyền vận động để người cho máu tình nguyện không lấy tiền, họ tự sàng lọc được nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu
B. Tổ chức giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về truyền máu cho những người cho máu tình nguyện để họ biết giữ gìn sức khỏe và cho máu an toàn
C. Khám tuyển chọn người cho máu: tổ chức khám, tư vấn để phát hiện người cho thuộc nhóm nguy cơ cao lây truyền bệnh
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 8:
Chọn câu SAI: Nguy cơ từ người cho máu chuyên nghiệp là:
A. Không báo về những bệnh có thể lây truyền qua đường máu
B. Vì cho nhiều lần nên thiếu máu, thiếu các thành phần máu
C. Cho máu nhiều lần, nhiều nơi nên chất lượng máu thấp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người cho
D. Vì cho máu chuyên nghiệp nên chất lượng máu tốt, không có nguy cơ
-
Câu 9:
Truyền máu tự thân là gì?
A. Truyền máu từ máu của người thân
B. Truyền máu từ máu của bản thân
C. Truyền máu từ máu của vợ (chồng)
D. Truyền máu
-
Câu 10:
Các bệnh cần được sàng lọc từ mẫu máu của người cho:
A. HIV, HBV, HCV
B. HIV, HBV, HCV, KST sốt rét, giang mai
C. HIV, HBV, KST sốt xuất huyết, lậu
D. HIV, KST sốt rét, KST số xuất huyết, lậu
-
Câu 11:
Sau khi lấy máu từ người cho để bảo quản, thì hồng cầu nhanh chóng mất đi các chất như:
A. ATP
B. Men 2,3-DPG
C. Câu a đúng, câu b sai
D. Câu a đúng, câu b đúng
-
Câu 12:
Khám, tư vấn, tuyển chọn phải được thực hiện:
A. Cho mọi trường hợp trước khi cho máu
B. Cho những người cho máu chuyên nghiệp
C. Cho những người cho máu lần đầu
D. Khỏi thực hiện cũng được, không sao
-
Câu 13:
Trong sàng lọc máu người ta thường chú ý nhiều đến:
A. Độ nhạy của xét nghiệm để không bỏ sót
B. Độ đặc hiệu của xét nghiệm
C. Chú ý cả độ nhạy và độ đăc hiệu cho chắc ăn
D. Không cần chú ý gì cả vì việc sàng lọc là không cần thiết
-
Câu 14:
Trong sàng lọc máu ta sử dụng kỹ thuật hiện đại, sàng lọc virus HIV bằng kỹ thuật ngưng kết, thời gian cửa sổ là bao nhiêu:
A. 1 tháng
B. < 1 tháng
C. > 1 tháng
D. 2 tuần
-
Câu 15:
Trong sàng lọc máu ta sử dụng kỹ thuật hiện đại, sàng lọc virus HIV bằng kỹ thuật PCR, thời gian cửa sổ là bao nhiêu:
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. 4 tuần
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là sai về Tổ chức của hệ thống truyền máu:
A. Thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng trong công tác truyền máu
B. Sản xuất càng nhiều chế phẩm máu càng tốt
C. Xây dựng trung tâm truyền máu hoạt động tốt
D. Phát máu đúng nguyên tắc có kiểm tra đối chiếu
-
Câu 17:
Mục đích cuối cùng của vận động hiến máu là gì?
A. Có được đội ngũ đông đảo người cho máu tình nguyện
B. Có được đội ngũ đông đảo người cho máu nhắc lại đều đặn
C. a, b đúng
D. a, b sai
-
Câu 18:
Thời gian cửa sổ của từng loại virus phụ thuộc vào gì?
A. Qui trình lấy máu
B. Kỹ thuật hiện đại
C. Tuyển chọn người hiến máu
D. Xử lí sinh phẩm
-
Câu 19:
Trong sàng lọc người ta chú ý đến điều gì để không bỏ sót bênh lây truyền qua đường truyền máu?
A. Độ nhạy
B. Độ đặc hiệu
C. a, đều đúng
D. a, b đều sai.
-
Câu 20:
Những người không nên hiến máu, gồm?
A. Những người có nguy cơ cao: HIV dương tính, gái mại dâm, có nhiều bạn tính,….
B. Những người đã mất bệnh: viêm gan B và C, giang mai, hay bất cứ bệnh nào lây qua đường tình dục
C. Đủ tiêu chuẩn về: tuổi, cân nặng, mạch , HA,…
D. Tất cả ý trên
-
Câu 21:
Nguồn người cho máu tự nguyện là an toàn nhất?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Một người nhóm máu AB (+) cần truyền máu cấp cứu. Trong kho máu không còn nhóm máu AB (+). Nên dùng nhóm máu nào sau đây thay thế:
A. A(+)
B. B(+)
C. O(+)
D. Cả ba câu đều sai
-
Câu 23:
Người đi lãnh máu truyền là nhân viên bệnh viện:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Điều dưỡng bệnh phòng gửi cho nhân viên phòng truyền máu phiếu cấp máu cùng 2 ống máu không được chứa chất chống đông:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Kháng thể Rhesus thuộc loại:
A. IgG
B. IgE
C. IgM
D. a và c đều đúng
-
Câu 26:
Biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế khi tiến hành làm công tác y tế là:
A. Mang găng tay cao su, khẩu trang khi lấy máu, tiếp xúc với các bệnh phẩm
B. Áp dụng các biện pháp dự phòng thích hợp để bảo vệ da và niêm mạc khi tiếp xúc với máu và dịch của bất kỳ bệnh nhân nào
C. Khi tổn thương hoặc khi máu bắn vào da phải sát khuẩn ngay vùng da bị nhiễm bẩn bằng dung dịch sát khuẩn
D. Tất cả đề đúng
-
Câu 27:
Tác nhân nhiễm trùng nào sau đây không được kiểm tra trong chế phẩm máu:
A. Kháng thể virus viêm gan C
B. Kháng thể Virus Viêm gan B
C. Gonorrhea (vi khuẩn lậu)
D. Virus HIV
-
Câu 28:
Trường hợp truyền máu nào sau đây có thể gây ra tan huyết?
A. Truyền nhóm máu O cho người có máu A
B. Truyền nhóm máu B cho người có nhóm máu O
C. Truyền nhóm máu O cho người nhóm máu AB
D. Rh(+) truyền cho máu của người cho có Rh (-)
-
Câu 29:
Những người có nhóm máu Rh (-) khi truyền máu có thể:
A. Chỉ nhận Rh (+)
B. Chỉ nhận Rh (-)
C. Nhận máu bất kì
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Mục đích việc phát hiện kháng thể bất thường nhằm:
A. Để việc điều chế các huyết thanh mẫu có tính chuyên biệt hơn
B. Phát hiện kháng thể miễn dịch ở người cho máu
C. Phát hiện kháng thể miễn dịch ở bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Các chất gây ngưng tập tiểu cầu chính, ngoại trừ:
A. Thromboxan A2
B. Adenosin
C. Adenosindiphodphat
D. Thrombin
-
Câu 32:
Nghiệm pháp dây thắt dùng để khảo sát:
A. Sức bền mao mạch
B. Chức năng tiểu cầu
C. Thời gian co cục máu
D. Quá trình đông máu
-
Câu 33:
Những chất nào sau đây không có khả năng gây ngưng tập tiểu cầu:
A. ADP
B. ATP
C. Thromboxan A2
D. Adrenalin
-
Câu 34:
Những chất trung gian cho hiện tượng dính tiểu cầu với lớp dưới nội mạc là:
A. Von-willebrand
B. GPIa
C. GPIIa
D. GPIIB/IIIa
-
Câu 35:
Xét nghiệm đánh giá cầm máu kì đầu là:
A. TP
B. TC
C. TS
D. aPTT
-
Câu 36:
Bệnh nhân hemophilia A có:
A. INR cao
B. PT kéo dài
C. aPTT kéo dài
D. TS kéo dài
-
Câu 37:
Cầm máu là quá trình tương tác giữa các yếu tố nào, CHỌN CÂU SAI:
A. Thành mạch
B. Tiểu cầu
C. Các yếu tố đông máu
D. Protein dính
-
Câu 38:
Chức năng nào không phải của tiểu cầu:
A. Tham gia vào quá trình cầm máu
B. Tham gia vào quá trình đông máu
C. Tham gia vào quá trình tổng hợp protid và lipid
D. Làm tăng cường hoạt động chóng đông của heparin
-
Câu 39:
Yếu tố nào sau khi được tổng hợp thi gắn với yếu tố VonWillebrand:
A. V
B. VII
C. VIII
D. XII
-
Câu 40:
Để theo dõi việc điều trị cho bệnh nhân bị huyết khối động mạch và tĩ nh mạch bằng warwafin hay acenocumarol, xét nghiệm nào sau đây thường được sử dụng:
A. aPTT
B. Thời gian phục hồi Canxi
C. Định lượng D-Dimer
D. PT (đơn vị là INR)