1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
“Có khả năng phân biệt giữa kháng nguyên của cơ thể với các kháng nguyên lạ” là đặc điểm nổi bật của:
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tim mạch
C. Hệ tiêu hóa
D. Hệ thống miễn dịch
-
Câu 2:
Các kháng thể được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản xuất của:
A. Hồng cầu
B. Bạch Cầu
C. Chính kháng thể đó
D. Tiểu cầu
-
Câu 3:
Hệ thống miễn dịch đã tự loại bỏ khả năng tiếp tục đáp ứng miễn dịch bằng cách:
A. Loại bỏ kháng thể
B. Loại bỏ kháng nguyên
C. Loại bỏ bổ thể
D. Loại bỏ phức hợp kháng nguyên – kháng thể
-
Câu 4:
Cytokine là:
A. Những acid béo
B. Những acid amin
C. Những protein
D. Những chất vô cơ
-
Câu 5:
Lympho Th sử dụng MHC lớp mấy?
A. Lớp I
B. Lớp II
C. Lớp III
D. Lớp IV
-
Câu 6:
Lympho Tc sử dụng MHC lớp mấy?
A. Lớp I
B. Lớp II
C. Lớp III
D. Lớp IV
-
Câu 7:
Các tế bào trình diện kháng nguyên, ngoại trừ:
A. Đại thực bào
B. Lympho B
C. Fibroblast
D. Lympho T
-
Câu 8:
Các tế bào trình diện kháng nguyên nhận biết kháng nguyên lạ qua MHC lớp II trên:
A. Màng tế bào
B. Ty thể
C. Ribosome
D. Nhân tế bào
-
Câu 9:
Đặc điểm nào sau đây không phải của Lympho B:
A. Có các Ig màng
B. Có khả năng tự nhận diện các kháng nguyên tự nhiên
C. Hoạt hóa để đáp ứng tạo kháng thể
D. Có khả năng thực bào
-
Câu 10:
Lympho Th hoạt hóa sẽ tiết chất gì để tăng cường hoạt hóa lympho B:
A. Leukotrien
B. Histamine
C. Cytokine
D. Prostaglandin
-
Câu 11:
Lympho T nhận diện kháng nguyên bằng cách nào?
A. Thụ thể bề mặt
B. Hóa chất trung gian
C. Kháng thể
D. Bổ thể
-
Câu 12:
Sau xử lý, trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào APC. Lympho T sẽ như thế nào?
A. Teo nhỏ, tổng hợp cytokine
B. To lên, tổng hợp cytokine
C. Sản sinh kháng thể
D. Tiết Ig
-
Câu 13:
Lympho B nhận diện kháng nguyên tự nhiên bằng cách nào?
A. Ig màng
B. Hóa chất trung gian
C. Thực bào
D. Bổ thể
-
Câu 14:
Lympho B hoạt hóa tế bào nào?
A. Lympho Tc
B. Lympho Th
C. Bổ thể
D. Đại thực bào
-
Câu 15:
Cytokine có vai trò gì trong hoạt hóa lympho B?
A. Kích thích lympho B biệt hóa thành tương bào
B. Điều hòa hoạt hóa lympho B
C. Giúp lympho B tăng sinh, tiết Ig, biệt hóa thành tương bào
D. Không có vai trò
-
Câu 16:
Vai trò lympho B:
A. Điều hòa hoạt động nội môi
B. Đáp ứng viêm
C. Tổng hợp cytokine
D. Hoạt hóa lympho Th
-
Câu 17:
Điều hòa đáp ứng miễn dịch:
A. Các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể nhận biết và dung nạp các kháng nguyên của mình trong suốt quá trình sống
B. Các kháng thể được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản xuất chính kháng thể đó
C. Đặc điểm nổi bật của hệ thống miễn dịch là có khả năng phân biệt giữa kháng nguyên của cơ thể với các kháng nguyên lạ
D. A, B, C đúng
-
Câu 18:
Sự phối hợp giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch:
A. Hợp tác giữa đại thực bào và lympho B
B. Hợp tác giữa đại thực bào và lympho Th
C. Hợp tác giữa lympho B và Lympho Th
D. B, C đúng
-
Câu 19:
Lympho T có đặc điểm gì?
A. Có các thụ thể bề mặt, nhận diện được những kháng nguyên đã được xử lý
B. Là tế bào trình diện kháng nguyên
C. A, B đúng
D. A, B sai
-
Câu 20:
Các tế bào APC nhận biết kháng nguyên lạ qua MHC lớp:
A. I trên màng tế bào
B. II trên màng tế bào
C. III trên màng tế bào
D. IV trên màng tế bào
-
Câu 21:
Lympho B có vai trò:
A. Trình diện kháng nguyên
B. Bắt giữ và xử lý các kháng nguyên đơn giản
C. Hoạt hóa lympho T
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 22:
Quá trình hợp tác lympho B-T:
A. Lympho Th hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc lộ kháng nguyên MHC lớp I trên máng nhiều hơn, và sau đó sẽ tăng hoạt hóa lympho Th
B. Lympho Th hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc lộ kháng nguyên MHC lớp II trên máng nhiều hơn, và sau đó sẽ tăng hoạt hóa lympho Tc
C. Lympho Th hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc lộ kháng nguyên MHC lớp II trên máng nhiều hơn, và sau đó sẽ tăng hoạt hóa lympho Th
D. Lympho Tc hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc lộ kháng nguyên MHC lớp II trên máng nhiều hơn, và sau đó sẽ tăng hoạt hóa lympho Th
-
Câu 23:
Vai trò của cytokine:
A. Điều hòa hoạt động nội môi
B. Đáp ứng miễn dịch, đáp ứng viêm
C. Tăng sinh máu, tái tạo tổ chức
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 24:
T – cell receptor có chức năng:
A. Nhận diện được các kháng nguyên đã xử lý
B. Nhận diện mọi kháng nguyên lạ vào cơ thể
C. Kết tủa kháng nguyên lạ
D. Hóa hướng động đại thực bào
-
Câu 25:
Lympho B có khả năng tiết Ig mạnh khi:
A. Dạng tế bào Pre-B
B. Biểu lộ sIgM
C. Biểu lộ cả sIgM và sIgD
D. Biệt hóa thành tương bào
-
Câu 26:
Các hoạt tính sinh học của cytokine, ngoại trừ:
A. Điều hòa hoạt động nội môi
B. Tiêu diệt vi khuẩn
C. Tăng sinh tế bào
D. Tái tạo tổ chức
-
Câu 27:
Nội dung đúng khi nói về vai trò của các tế bào trình diện kháng nguyên:
A. Tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. Trung gian giữa đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 28:
Nội dung đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa đáp ứng miễn dịch:
A. Khả năng phân biệt giữa kháng nguyên của cơ thể với các kháng nguyên lạ
B. Các kháng thể được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản xuất chính kháng thể đó
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 29:
Tế bào lympho B được hình thành sau đáp ứng miễn dịch được gọi là:
A. Plasmocyte ( tương bào )
B. Tế bào B nhớ
C. Tế bào giết tự nhiên
D. Tế bào lympho B lớn
-
Câu 30:
Các cytokine do lympho Th tiết ra giúp lympho T tăng sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Hệ thống miễn dịch đã tự loại bỏ khả năng tiếp tục đáp ứng miễn dịch bằng cách:
A. Cố định kháng nguyên
B. Thu thập kháng nguyên
C. Loại trừ kháng nguyên
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 32:
Tế bào nào sau đây có thẩm quyền miễn dịch:
A. Bạch cầu hạt
B. Tiểu cầu
C. Lympho bào
D. Mono bào
-
Câu 33:
Sau khi to lên và bắt đầu tổng hợp cytokine thì lympho T sẽ làm gì?
A. Phân bào
B. Đáp ứng miễn dịch
C. Phân bào và đáp ứng miễn dịch
D. Nhỏ xuống
-
Câu 34:
Lympho T có khả năng:
A. Nhận diện kháng nguyên tự nhiên
B. Nhận diện kháng thể
C. Nhận diện kháng nguyên đã được xử lý
D. Tất cả đều sai
-
Câu 35:
Lympho B có khả năng:
A. Nhận diện kháng nguyên tự nhiên
B. Nhận diện kháng thể
C. Nhận diện kháng nguyên đã được xử lý
D. Tất cả đều sai
-
Câu 36:
Các kháng thể được sản xuất sẽ điều hòa sản xuất…..?
A. Bổ thể
B. Lympho Th
C. Đại thực bào
D. Chính kháng thể đó
-
Câu 37:
Tế bào nào có khả năng nhận diện kháng nguyên tự nhiên?
A. Lympho B
B. Lympho T
C. Đại thực bào
D. Fibroblast
-
Câu 38:
Các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể có thể:
A. Nhận biết và dung nạp kháng nguyên của bản thân
B. Chỉ tạo đáp ứng miễn dịch
C. Nhận dạng được tất cả các kháng nguyên của tất cả các tế bào
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 39:
APC là gì?
A. Kháng nguyên hòa hợp tổ chức
B. Tế bào B
C. Tế bào T
D. Tế bào trình diện kháng nguyên
-
Câu 40:
MHC là gì?
A. Tế bào trình diện kháng nguyên
B. Kháng nguyên hòa hợp tổ chức
C. Kháng thể hòa hợp tổ chức
D. Tế bào đáp ứng miễn dịch