1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ferritin tồn tại ở dạng nào?
A. Muối Sắt III
B. Hydroxit Sắt II
C. Muối Sắt II
D. Hydroxit Sắt III
-
Câu 2:
Trong các bước truyền máu, bước nào sau đây không chính xác:
A. Nhẹ nhàng lắc đều túi máu
B. Định lại nhóm máu tại giường của bệnh nhân và túi máu
C. Làm phản ứng chéo
D. Không cần thiết kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân
-
Câu 3:
Ferritin có trọng lượng phân tử là bao nhiêu?
A. 690 kDa
B. 960 kDa
C. 480 kDa
D. 840 kDa
-
Câu 4:
Định lại nhóm máu tại giường thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phiến đá hoặc đĩa giấy
B. Dùng máy đếm laser
C. Làm phản ứng chéo
D. Gửi máu từ giường lên phòng xét nghiệm
-
Câu 5:
Trong khi truyền máu nếu bệnh nhân mệt mỏi điều đầu tiên cần làm là gì?
A. Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nhẹ nhàng, thoải mái, tiện nghi
B. Điều chỉnh số giọt truyền máu chậm lại
C. Ngưng truyền máu
D. Báo bác sĩ trực
-
Câu 6:
Trước khi truyền máu nên kiểm tra:
A. Tên bệnh nhân, túi máu, số đơn vị máu sẽ truyền
B. Số đơn vị truyền, nhóm máu, yếu tố Rh
C. Chỉ kiểm tra tên bệnh nhân và thời gian hết hạn
D. Túi máu , tên bệnh nhân, số đơn vị máu sẽ truyền, nhóm máu, yếu tố Rh, số của người cho và thời gian hết hạn
-
Câu 7:
Những việc cần làm cho bệnh nhân sau khi truyền máu là gì?
A. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, theo dõi dấu hiệu sinh tồn
B. Theo dõi các dấu hiệu phản ứng nếu có xảy ra
C. Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi không truyền nữa
D. Tất cả các việc làm trên
-
Câu 8:
Nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây ra các tai biến sau khi truyền máu là gì?
A. Do nhầm lẫn giấy tờ hồ sơ
B. Do kỹ thuật định nhóm máu và làm xét nghiệm phù hợp không tốt
C. Do dị ứng
D. Không rõ nguyên nhân
-
Câu 9:
Tai biến sớm sau khi truyền máu là:
A. Nhiễm HIV
B. Nhiễm sắt
C. Phản ứng dị ứng
D. Nhiễm xoắn khuẩn giang mai
-
Câu 10:
Tai biến muộn sau khi truyền máu là:
A. Quá tải tuần hoàn
B. Nhiễm virus viêm gan B
C. Phản ứng dị ứng
D. Sốt
-
Câu 11:
Các dấu hiệu sớm nguy hiểm sau khi truyền máu là:
A. Bồn chồn, lo âu, khó chịu, lơ mơ, mất tri giác
B. Mạch nhanh, huyết áp hạ, trụy mạch, khó thở, suy hô hấp
C. Sẩn, mẩn ngứa, mề đay
D. Tất cả các dấu hiệu trên
-
Câu 12:
Tốc độ chảy chậm khi tiến hành phản ứng sinh vật đối với người lớn trong khi truyền máu:
A. 5-8 giọt/phút
B. 8-10 giọt/phút
C. 10-12 giọt/phút
D. 12-15 giọt/phút
-
Câu 13:
Tốc độ chảy chậm khi tiến hành phản ứng sinh vật đối với trẻ em trong khi truyền máu:
A. 5-8 giọt/phút
B. 8-10 giọt/phút
C. 10-12 giọt/phút
D. 12-15 giọt/phút
-
Câu 14:
Khi tiến hành phản ứng sinh vật đối với người lớn trong truyền máu, khi cho máu chảy bình thường theo y lệnh được bao nhiêu mL thì bắt đầu cho chảy chậm:
A. 5-10mL
B. 15mL
C. 20mL
D. 5-15mL
-
Câu 15:
Khi tiến hành phản ứng sinh vật đối với trẻ em trong truyền máu, khi cho máu chảy bình thường theo y lệnh được bao nhiêu mL thì bắt đầu cho chảy chậm:
A. 5-10mL
B. 15mL
C. 20mL
D. 5-15mL
-
Câu 16:
Trong suốt thời gian truyền máu, theo dõi tình trạng và dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân:
A. 5 phút/lần
B. 10 phút/lần
C. 15 phút/lần
D. 20 phút/lần
-
Câu 17:
Những dấu hiệu, triệu chứng xảy ra trong khi truyền máu cần được theo dõi chặt chẽ:
A. Sốt, nổi ban
B. Đau đầu, nôn
C. Thiểu niệu, rối loạn nhịp thở
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Khi đang truyền máu, nếu hết phiên làm việc phải:
A. Ngưng truyền máu, bàn giao cho ca trực mới
B. Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh, bàn giao cho ca trực mới
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 19:
Ngưng truyền máu, rút kim và giữ lại túi máu khi máu trong chai còn lại:
A. 10mL đối với người lớn hoặc 20mL đối với trẻ em
B. 20mL đối với người lớn hoặc 10mL đối với trẻ em
C. 10mL đối với người lớn hoặc 5mL đối với trẻ em
D. 5mL đối với người lớn hoặc 10mL đối với trẻ em
-
Câu 20:
Thời gian truyền một đơn vị máu không quá:
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ
-
Câu 21:
Bộ dây truyền máu khác bộ dây truyền dịch:
A. Kim 18-20 G
B. Bộ lưới lọc trong bầu đếm giọt
C. Khoá
D. Có phần nút cao su để bơm thuốc dài hơn
-
Câu 22:
Trong truyền máu, khi nghi ngờ phản ứng tiêu huyết xảy ra, điều đầu tiên cần làm:
A. Chích thuốc ngay để ngăn ngừa phản ứng tiêu huyết xảy ra
B. Cho truyền máu chậm lại và báo ngay bác sĩ
C. Báo ngay tới phòng xét nghiệm để tìm nguyên nhân
D. Ngưng ngay việc truyền máu, giữ đường truyền tĩnh mạch bằng NaCl 0,9 %
-
Câu 23:
Khi đang truyền máu, nghi ngờ có phản ứng tiêu huyết xảy ra, chỉ định xét nghiệm nào là không cần thiết:
A. Đo tốc độ lắng máu và khảo sát hình dạng hồng cầu
B. Định nhóm máu của đơn vị máu truyền
C. Định nhóm máu bệnh nhân
D. Đo hematocrit
-
Câu 24:
Khi xảy ra phản ứng truyền máu, phòng phát máu sẽ:
A. Định lại nhóm máu ABO của người nhận
B. Bỏ túi máu đã truyền
C. Tiếp tục truyền máu
D. Niêm phong toàn bộ túi máu, dây truyền máu và lưu trữ tại tủ lạnh phòng phát máu
-
Câu 25:
Khi có phản ứng truyền máu: (chọn câu sai)
A. Ngừng truyền máu
B. Theo dõi sát BN
C. Báo ngay cho phòng phát máu đến bệnh phòng
D. Định lại nhóm máu ABO người nhận
-
Câu 26:
Biểu hiện có thể có của bệnh nhân khi có phản ứng truyền máu hoặc các chế phẩm máu, chọn câu sai:
A. Sốt
B. Nổi mề đay
C. Khó thở
D. Nôn ói
-
Câu 27:
Sắt dữ trữ ở dạng nào?
A. Oligomer
B. Hemosiderin
C. A,B đúng
D. A,B sai
-
Câu 28:
Cơ thể thiếu sắt trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nào?
A. Quá trình tổng hợp Hemoglobin
B. Quá trình tổng hợp ADN
C. Quá trình tổng hớp ARN
D. Quá trình tổng hợp Ribosom
-
Câu 29:
Lượng sắt dự trữ có trong các men của tế bào giảm khi nào?
A. Giảm ngay khi thiếu sắt
B. Giảm khi thiếu sắt nặng
C. Không bao giờ giảm
D. Không có sắt trong men của tế bào
-
Câu 30:
Sắt dự trữ ở cơ quan nào?
A. Gan
B. Lách
C. Tuỷ xương
D. Tất cả đúng
-
Câu 31:
Protein vận chuyển sắt là?
A. Ferritin
B. Transferin
C. Hemosiderin
D. Albumin
-
Câu 32:
Khi Ferritin hiện diện nhiều trong tế bào của cơ quan dự trữ, nó có khuynh hướng ?
A. Cô đặc lại thành Hemosiderin
B. Thoái hóa biến
C. Cô đặc thành transferin
D. Hấp thu vào tế bào
-
Câu 33:
Khoảng bao nhiêu lượng sắt trong cơ thể chứa trong Hemoglobin?
A. 1/3
B. 2/3
C. 3/4
D. 1/2
-
Câu 34:
Tổng nhu cầu sắt hàng ngày của phụ nữ có thai?
A. 0.6 mg/ ngày
B. 0.5mg/ngày
C. 1.5-3 mg/ngày
D. 1.2-2.6 mg/ngày
-
Câu 35:
Nhu cầu sắt hàng ngày của bé gái ( 12-15 tuổi ) trong giai đoạn tăng trưởng:
A. 0.6 mg/ ngày
B. 0.5mg/ngày
C. 1.5-3 mg/ngày
D. 1.2-2.6 mg/ngày
-
Câu 36:
Tổng nhu cầu sắt mất đi hằng ngày của trẻ em (nói chung) là:
A. 0.5 mg/ngày
B. 1 mg/ngày
C. 1.1mg/ngày
D. 0.6mg/ngày
-
Câu 37:
Tổng nhu cầu sắt hằng ngày của trẻ em (nói chung là):
A. 0.5 mg/ngày
B. 1 mg/ngày
C. 1.1mg/ngày
D. 0.6mg/ngày
-
Câu 38:
Lượng sắt mất đi hằng ngày của trẻ gai độ tuổi 12-15 là (mg/ngày):
A. 0.6 - 1
B. 0.7 - 1
C. 0.8 - 1
D. 0.5 – 1
-
Câu 39:
Tổng nhu cầu sắt ở nam là (mg/ngày):
A. 0.6 - 1
B. 0.7 - 1
C. 0.8 - 1
D. 0.5 – 1
-
Câu 40:
Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh thì cần bổ sung bao nhiêu Fe/ngày (mg):
A. 0.5-1
B. 0.6
C. 1-2
D. 1.2- 2.6