1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trì hoãn cho máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
A. Xăm trổ trên da
B. Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác trên cơ thể
C. Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa
D. Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi
-
Câu 2:
Những trường hợp trì hoãn cho máu trong 12 tháng, chọn câu sai:
A. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
B. Khỏi bệnh sau khi mắc bệnh sốt rét
C. Phục hồi sau các can thiệp ngoại khoa
D. Xăm trổ trên da
-
Câu 3:
Những điều không nên làm sau khi cho máu 24 giờ, chọn câu sai:
A. Làm việc trên cao
B. Làm việc nặng
C. Uống nhiều nước
D. Cử động mạnh tay lấy máu
-
Câu 4:
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần cho huyết tương hoặc cho tiểu cầu gạn tách:
A. 12 tuần
B. 02 tuần
C. 07 ngày
D. 3 ngày
-
Câu 5:
Nên trì hoãn cho máu 12 tháng kể từ thời điểm:
A. Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, sởi, ho gà, quai bị, rubella
B. Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não
C. Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 6:
Những vắc xin nào sau khi tiêm phải trì hoãn cho máu trong 7 ngày kể từ lúc tiêm:
A. Phòng bệnh dại
B. Rubella
C. Kiết lỵ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Người lái tàu thủy cho máu theo quy định sau:
A. Bất kể ngày nào nếu thích
B. Cho máu trong ngày nghỉ hoặc trở lại lái tàu sau 12h cho máu
C. Phải chuyển nghề khác không liên quan đến vận hành phương tiện giao thông công cộng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Không nên làm việc nặng sau khi cho máu trong bao lâu?
A. 1 giờ
B. 6 giờ
C. 12 giờ
D. 24 giờ
-
Câu 9:
Các trường hợp trì hoãn cho máu. Chọn câu đúng?
A. Sau can thiệp ngoại khoa
B. Mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu
C. Xăm trổ trên da
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 10:
Một nhân viên y tế trong lúc tiêm thuốc cho bệnh nhân viêm gan B sơ ý để kim dính máu đâm vào tay vào ngày 10/12/2017. Hỏi người này đến ngày nào mới được cho máu trở lại?
A. 17/12/2017
B. 7/1/2018
C. 10/06/2018
D. 10/12/2018
-
Câu 11:
Trước trong và sau khi truyền máu bệnh nhân cần uống nước như thế nào?
A. Không được uống nước
B. Uống bao nhiêu cũng được
C. Uống ít nhất gấp 2 lần lượng máu đã cho
D. Uống ít nhất bằng lượng máu đã cho
-
Câu 12:
Trong khâu chăm sóc người cho máu, câu nào sau đây là sai:
A. Trước, trong và sau khi cho máu cần uống nhiều nước, lượng nước uống vào ít nhất gấp hai lần lượng máu đã cho
B. Nên làm việc nặng sau khi cho máu 24 giờ.
C. Hạn chế cử động mạnh tay lấy máu
D. Đè ép chỗ chích lấy máu ít nhất 20 phút
-
Câu 13:
Khi mắc các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi, viêm họng, đau nữa đầu Migraine phải trì hoản cho máu trong thời gian bao lâu:
A. 7 ngày
B. 4 tuần
C. 6 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 14:
Trì hoãn việc cho máu trong 12 tháng kể từ thời điểm nào sau đây, ngoại trừ:
A. Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa
B. Khỏi bệnh sau khi mắc một đợt các bệnh sốt rét, giang mai, lao, hóm ván, viêm não, viêm màng não
C. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
D. Xăm trổ trên da
-
Câu 15:
Các thành phần máu bằng gạn tách người cho máu phải có trọng lượng ít nhất là bao nhiêu:
A. 40kg
B. 45kg
C. 50kg
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Trách nhiệm của người cho máu:
A. Trả lời không trung thực về tình trạng sức khoẻ của mình
B. Vẫn cho máu khi bản thân không đủ điều kiện cho máu theo quy định
C. Báo ngay cho cơ sở thu nhận máu về sự không an toàn của đơn vị máu vừa cho
D. Lợi dụng việc cho máu để kiểm tra sức khoẻ cá nhân
-
Câu 17:
Nội dung nào sao đây là trách nhiệm của người cho máu:
A. Được giải thích về quy trình lấy máu
B. Được tôn vinh, khen thưởng
C. Được cung cấp thông tin về bệnh lý lây truyền qua đường máu
D. Trả lời trung thức về tình trạng sức khoẻ và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình
-
Câu 18:
Trách nhiệm của người cho máu (Chọn câu sai)
A. Trả lời trung thực về tình trạng sức khoẻ và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình
B. Tự giác không cho máu nếu thấy bản thân không đủ điều kiện cho máu theo quy định
C. Không lợi dụng việc cho máu để kiểm tra sức khoẻ cá nhân
D. Được cung cấp thông tin về một số bệnh lây truyền qua đường máu
-
Câu 19:
Quyền lợi của người cho máu? (Chọn câu sai)
A. Được cung cấp thông tin về một số bệnh lây truyền qua đường máu
B. Được giải thích về quy trình lấy máu
C. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau cho máu theo quy định
D. Không lợi dụng việc cho máu để kiểm tra sức khoẻ cá nhân
-
Câu 20:
Mốc lần hiến máu tình nguyện thấp nhất được khen thưởng:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 21:
Số tiền hỗ trợ người hiến máu theo thông tư 05/BYT đối với người cho 250ml máu là:
A. 120.000 đồng
B. 140.000 đồng
C. 160.000 đồng
D. 180.000 đồng
-
Câu 22:
Câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thành lập vào năm nào?
A. 1995
B. 1997
C. 2000
D. 2002
-
Câu 23:
Qui trình chiết tách được tìm ra, cho phép tách một thành phần máu, trả lại những phần khác cho người cho được ra đời năm nào?
A. 1972
B. 1927
C. 1961
D. 1916
-
Câu 24:
Trung tâm truyền máu đầu tiên sàng lọc máu nhiễm AIDS có tên là gì?
A. Trung ương
B. Stanford
C. Thế kỷ
D. Fordstan
-
Câu 25:
Trung tâm truyền máu Stanford năm nào thì bắt đầu truyền máu sàng lọc máu nhiễm AIDS?
A. 1983
B. 1984
C. 1985
D. 1986
-
Câu 26:
Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic đối với HIV và HCV được cấp phép bởi?
A. Cục quản lý thực phẩm ,dược phẩm Nhật bản
B. Cục quản lý thực phẩm ,dược phẩm Hoa Kì
C. Cục quản lý thực phẩm ,dược phẩm Châu Âu
D. Cục quản lý thực phẩm ,dược phẩm quốc tế
-
Câu 27:
Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic đối với HIV và HCV được cấp phép bởi Cục quản lí thực phẩm, dược phẩm Hoa Kì vào năm nào?
A. 2001
B. 2002
C. 2004
D. 2005
-
Câu 28:
Bệnh nhân thiếu máu nặng chủ yếu do?
A. Giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố
B. Giảm tiểu cầu và huyết sắc tố
C. Giảm bạch cầu và huyết sắc tố
D. Tất cả các câu trên sai
-
Câu 29:
Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nặng chủ yếu do?
A. Giảm tiểu cầu đơn thuần
B. Giảm tiểu cầu kèm theo giảm bạch cầu
C. Giảm tiểu cầu kém các thành phần khác của máu cũng giảm
D. Tất cả điều sai
-
Câu 30:
Bệnh nhân hemophilia A có xuất huyết do giảm đơn thuần yếu tố đông máu số mấy?
A. VII
B. VIII
C. IX
D. X
-
Câu 31:
Nguyên tắc truyền máu hiện đại là?
A. Chỉ sử dụng chế phẩm máu mà người bệnh cần
B. Truyền máu toàn phần cho bệnh nhân
C. a,b đúng
D. a,b sai
-
Câu 32:
Truyền máu là một biện pháp trị liệu rất đặc biệt vì?
A. Máu không thể thay thế một thuốc nào khác
B. Thay vì truyền máu có thể cho uống thuốc
C. Có thể ăn thay cho truyền máu khi mất máu nhiều
D. a,b,c đúng
-
Câu 33:
Liệu pháp truyền máu cần sử dụng như thế nào?
A. Đúng đắn, hợp lí
B. Thoải mái muốn sử dụng sao cũng được
C. Chỉ cần đúng nhóm máu thì truyền
D. Truyền kể cả khi chảy máu lượng ít
-
Câu 34:
Xuất huyết trong đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) giảm nhiều yếu tố đông máu do bệnh lí gì?
A. Tiêu thụ
B. Tiêu dùng
C. Tiêu chảy
D. Tiêu ra máu
-
Câu 35:
Trong trường hợp DIC có thể cần truyền máu tươi toàn phần tuy nhiên truyền các thành phần máu riêng lẻ vẫn hiệu quả hơn?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Các yếu tố máu không cần thiết đưa vào cơ thể bệnh nhân sẽ?
A. Không hiệu quả
B. Có thể gây ra những hậu qua đáng kể
C. a,b đúng
D. a,b sai
-
Câu 37:
Khôi phục lượng huyết sắc tố nhằm duy trì chức năng vận động oxy của máu là một trong các mục đích của truyền máu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Ai là ông tổ của ngành truyền máu hiện đại:
A. James Blundell
B. Karl Landsteiner
C. Hektoen
D. Adolf Hustin
-
Câu 39:
Ca truyền máu thành công được ghi nhận đầu tiên ở Anh năm 1665 là truyền máu từ:
A. Chó sang chó
B. Người sang người
C. Chó sang người
D. Người sang chó
-
Câu 40:
Ai là người tìm ra 3 nhóm máu đầu tiên là A, B, O?
A. James Blundell
B. Karl Landsteiner
C. Hektoen
D. Adolf Hustin