1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tube chứa mẫu máu thực hiện khảo xét nghiệm sức bền hồng cầu là:
A. Tube EDTA
B. Tube Sodium Citrate
C. Tube Heparin
D. Tube thủy tinh
-
Câu 2:
Tube chứa mẫu máu thực hiện các xét nghiệm co cục máu, tìm tế bào Hargraves là:
A. Tube EDTA
B. Tube Sodium Citrate
C. Tube Heparin
D. Tube thủy tinh
-
Câu 3:
Điền vào chỗ trống: Tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tế bào máu càng sớm càng tốt, chậm nhất là trong vòng ……… giờ sau khi lấy mẫu:
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ
-
Câu 4:
Theo khuyến cáo của NCCLS (National Committee of Clinical Laboratory Standards), bệnh phẩm xét nghiệm đông máu cần được thực hiện trong vòng:
A. 2 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (22-25oC)
B. 8 giờ nếu bảo quản ở 4oC
C. 4 tuần nếu nếu bảo quản ở-20oC
D. 12 tháng nếu bảo quản ở -70oC
-
Câu 5:
Việc tách chiếc huyết tương xét nghiệm đông máu phải được thực hiện trong vòng mấy giờ sau lấy mẫu nếu muốn bảo quản trong thời gian dài?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
-
Câu 6:
Yêu cầu đối với bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào. Chọn câu sai:
A. Mẫu bệnh phẩm không bị đông
B. Mẫu bệnh phẩm không bị thay đổi mật độ tế bào
C. Giữ được tính nguyên vẹn về mặt hình dạng của tế bào
D. Bệnh nhân không được ăn nhiều chất béo trước khi lấy mẫu bệnh phẩm trong vòng 12 giờ
-
Câu 7:
Nguyên nhân nào sau đây có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ ion đồ máu ( K+, Na+, Cl-)?
A. Lấy máu tĩnh mạch ở chân
B. Lấy máu động mạch
C. Lấy máu ở tĩnh mạch đang truyền dịch
D. Lấy máu ở tĩnh mạch bất kì không truyền dịch
-
Câu 8:
Yếu tố nào là chất trung hòa heparin?
A. Yếu tố 4 tiểu cầu
B. Yếu tố 5 tiểu cầu
C. Yếu tố 6 tiểu cầu
D. Yếu tố 7 tiểu cầu
-
Câu 9:
Bệnh phẩm làm xét nghiệm đông máu bệnh nhân không được ăn quá nhiều chất béo trong vòng:
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 48 giờ
D. 72 giờ
-
Câu 10:
Đối với bệnh phẩm làm xét nghiệm đông máu, phải đảm bảo tỉ lệ chất chống đông máu (Sodium citrate) và máu là:
A. 1:6
B. 6:1
C. 1:9
D. 9:1
-
Câu 11:
Mẫu huyết tương dùng làm xét nghiệm đông máu là:
A. Huyết tương thường
B. Huyết tương đông lạnh
C. Huyết tương tươi đông lạnh
D. Huyết tương nghèo tiểu cầu
-
Câu 12:
Chất chống đông trong bệnh phẩm làm xét nghiệm đông máu là:
A. Sodium nitrate
B. EDTA
C. NaF
D. Heparin
-
Câu 13:
Mẫu máu bệnh nhân có Hct lớn hơn bao nhiêu thì cần tính toán lại chất chống đông:
A. 0.45
B. 0.55
C. 0.65
D. 0.75
-
Câu 14:
Không được ăn quá nhiều chất béo trong vòng 12 giờ trước khi lấy máu vì:
A. Làm thay đổi Lipid máu
B. Huyết tương bị mờ đục gây sai lệch cho hệ thống đo quang
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 15:
Thời gian quay ly tâm máu toàn phần để thu được mẫu huyết tương nghèo tiểu cầu là bao lâu?
A. 20 phút
B. 15 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
-
Câu 16:
Sử dụng kim số mấy để tránh phát động quá trình đông máu ngoại sinh trong quá trình lấy máu?
A. 25G
B. 18G
C. 23G
D. 20G
-
Câu 17:
Tại sao không dùng huyết tương giàu tiểu cầu trong xét nghiệm đông máu?
A. Vì khi dùng huyết tương giàu tiểu cầu sẽ làm huyết tương đục hơn nên máy khó xác định thời điểm đông
B. Vì tiểu cầu trung hòa heparin và có chứa 1 số chất gây ảnh hưởng xét nghiệm đông máu
C. Vì có thể dùng chất khác thay thế yếu tố tiểu cầu
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 18:
Huyết tương nghèo tiểu cầu thu được khi quay ly tâm:
A. 1500 vòng/phút trong 5 phút
B. 1000 vòng/phút trong 10 phút
C. 2500 vòng/phút trong 15 phút
D. 2000 vòng/phút trong 20 phút
-
Câu 19:
Trước khi lấy máu, bệnh nhân không được ăn quá nhiều chất béo trong khoảng thời gian bao nhiêu?
A. 6 giờ
B. 9 giờ
C. 12 giờ
D. 24 giờ
-
Câu 20:
Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều chất béo trong khoảng 12 giờ trước khi lấy máu, nguyên nhân gây sai lệch trong kết quả xét nghiệm máu?
A. Tiểu cầu dễ tụ lại thành khối
B. Hồng cầu bị biến dạng
C. Huyết tương bị mờ đục
D. Cả A, B,và C đều sai
-
Câu 21:
Yêu cầu đối với bệnh phẩm xét nghiệm tế bào:
A. Mẫu bệnh phẩm không đông
B. Mật độ tế bào thay đổi
C. Hình dạng tế bào thay đổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Các loại thuốc ảnh hưởng đến xét nghiệm đông máu:
A. Amoxicillin
B. Heptaminol
C. Paracetammol
D. Lovenox
-
Câu 23:
Bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân nào sau đây không phù hợp làm xét nghiệm đông máu:
A. Đặt stent mạch vành đang sử dụng Clopidogel
B. Huyết khối tĩnh mạch sâu hiện có sử dụng Levonox
C. Rung nhĩ đang điều trị với Sintrom
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Yêu cầu đối với bệnh phẩm làm xét nghiệm đông máu, chọn câu sai:
A. Bệnh nhân không có tiền sử sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống đông máu (Aspirin, Heparin, Wafarin...) thời gian gần đây
B. Mẫu huyết tương dùng làm xét nghiệm đông máu là huyết tương giàu tiểu cầu
C. Bệnh nhân không được ăn quá nhiều chất béo trong vòng 12 giờ trước khi lấy máu
D. Đảm bảo tỉ lệ chất chống đông máu (Sodium citrate) và máu là 1:9
-
Câu 25:
Quy chế truyền máu của Bộ Y Tế ban hành theo thông tư nào:
A. Thông tư 26 về hướng dẫn hoạt động truyền máu năm 2013
B. Thông tư 25 về hướng dẫn hoạt động truyền máu năm 2013
C. Thông tư 26 về hướng dẫn hoạt động truyền máu năm 2003
D. Thông tư 26 về hướng dẫn hoạt động truyền máu năm 2009
-
Câu 26:
Giấy tờ tùy thân cần thiết đối với người cho máu:
A. Chứng minh nhân dân
B. Hộ chiếu
C. Giấy chứng minh của quân đội, công an
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Độ tuổi người cho máu từ:
A. 18 đến 60 tuổi
B. 18 đến 55 tuổi
C. 16 đến 60 tuổi
D. 16 đến 55 tuổi
-
Câu 28:
Tiêu chuẩn về cân nặng của người cho máu:
A. Ít nhất 42kg đối với nữ, 43kg đối với nam
B. Ít nhất 42kg đối với nữ, 45kg đối với nam
C. Ít nhất 45kg đối với nữ, 45kg đối với nam
D. Ít nhất 45kg đối với nữ, 43kg đối với nam
-
Câu 29:
Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45kg được phép cho không quá bao nhiêu ml máu toàn phần mỗi lần:
A. 300 ml
B. 250 ml
C. 200 ml
D. 350 m
-
Câu 30:
Lượng máu tiêu chuẩn được phép cho mỗi lần của người có cân nặng 45kg trở lên là:
A. Không quá 10ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần
B. Không quá 11ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần
C. Không quá 12ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần
D. Không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần
-
Câu 31:
Tiêu chuẩn người cho máu dựa vào?
A. Độ tuổi
B. Cân nặng cơ thể và thể tích máu cho
C. Tiêu chuẩn sức khỏe
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Tiêu chuẩn sức khỏe đối với người cho máu, chọn câu sai:
A. Không có tiền sử lấy, cho, ghép bộ phận cơ thể người
B. Không nghiện ma túy, nghiện rượu
C. Huyết áp tâm trương 60 đến dưới 80 mmHg
D. Huyết áp tâm thu 100 đến dưới 160 mmHg
-
Câu 33:
Tiêu chuẩn đối với người cho các thành phần máu bằng máy gạn tách:
A. Người cho máu phải có trọng lượng cơ thể ít nhất là 50 kg
B. Người cho máu không thể cho một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách
C. Tổng thể tích các thành phần máu có thể vượt trên 500 ml
D. Người có cân nặng 60kg cho tổng thể tích các thành phần máu cho mỗi lần không quá 500 ml
-
Câu 34:
Yếu tố đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe đối với người cho máu:
A. Tiền sử
B. Lâm sàng
C. Xét nghiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Tần số tim theo tiêu chuẩn lâm sàng đối với người cho máu:
A. 80 – 120 lần/phút
B. 50 – 80 lần/phút
C. 60 – 90 lần/phút
D. 100 – 160 lần/phút
-
Câu 36:
Biểu hiện lâm sàng phù hợp tiêu chuẩn sức khỏe đối với người cho máu:
A. Mang thai vào thời điểm cho máu
B. Huyết áp tâm thu 100 đến dưới 160 mmHg
C. Sút cân nhanh
D. Tiêu chảy
-
Câu 37:
Tiêu chuẩn đánh giá sút cân nào không thể hiến máu:
A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng
B. Sút cân trên 20% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng
C. Sút cân trên 30% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng
D. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 3 tháng
-
Câu 38:
Nồng độ Hemoglobin ít nhất phù hợp đối với người cho máu:
A. 100 g/L đối với nữ, 120 g/L đối với nam
B. 100 g/L đối với nữ, 140 g/L đối với nam
C. 120 g/L đối với cả 2 giới
D. 120 g/L đối với nữ, 100 g/L đối với nam
-
Câu 39:
Người cho trên 350 ml máu toàn phần phải có nồng độ hemoglobin ít nhất bao nhiêu:
A. 125 g/L
B. 120 g/L
C. 130 g/L
D. 135g/L
-
Câu 40:
Người cho tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách phải có số lượng tiểu cầu ít nhất là:
A. 150x109/L
B. 100x109 /L
C. 150x10 8/L
D. 450x109 /L