1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nồng độ protein trong máu người cho huyết tương bằng gạn tách:
A. Ít nhất 50 g/L và được xét nghiệm không quá 1 tháng
B. Ít nhất 60 g/L và được xét nghiệm không quá 1 tháng
C. Ít nhất 60 g/L và được xét nghiệm không quá 2 tháng
D. Ít nhất 60 g/L và được xét nghiệm không quá 3 tháng
-
Câu 2:
Danh mục các thuốc không được sử dụng trong tiền sử khi cho máu:
A. Etretinate
B. Acitretin
C. Insuline chiết xuất từ bò
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Điều kiện cho máu đối với tuyển chọn người cho máu xét thông qua mấy tiêu chuẩn:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 4:
Để cho máu toàn phần, cân nặng tối thiểu người cho máu cần có:
A. Nam 45 kg, nữ 42 kg
B. Nam 50 kg, nữ 42 kg
C. Nam 45 kg, nữ 40 kg
D. Nam 50 kg, nữ 40 kg
-
Câu 5:
Để cho các thành phần máu bằng máy gạn tách, cân nặng tối thiểu người cho máu cần có:
A. 45 kg
B. 50 kg
C. 55 kg
D. 60 kg
-
Câu 6:
Người cân nặng dưới 45 kg được phép cho mỗi lần không quá:
A. 200 ml máu toàn phần
B. 250 ml máu toàn phần
C. 300 ml máu toàn phần
D. 350 ml máu toàn phần
-
Câu 7:
Người cân nặng từ 45 kg trở lên được phép cho mỗi lần không quá:
A. 500 ml máu toàn phần hoặc 10 ml/kg
B. 350 ml máu toàn phần hoặc 10 ml/kg
C. 500 ml máu toàn phần hoặc 9 ml/kg
D. 350 ml máu toàn phần hoặc 9 ml/kg
-
Câu 8:
Khi cho các thành phần máu bằng máy gạn tách, có thể:
A. Cho ít nhất 1 thành phần máu mỗi lần
B. Cho ít nhất 2 thành phần máu mỗi lần
C. Chỉ cho 1 thành phần máu mỗi lần.
D. Chỉ cho 2 thành phần máu mỗi lần
-
Câu 9:
Người có cân nặng từ 60 kg, được phép cho tổng thể tích các thành phần máu mỗi lần:
A. ≤ 500 ml
B. ≤ 550 ml
C. ≤ 600 ml
D. ≤ 650 ml
-
Câu 10:
Người cho máu có thể là đối tượng nào sau đây:
A. Người tâm thần
B. Người từng hiến bộ phận cơ thể nào đó
C. Người khuyết tật
D. Người nghiện rượu
-
Câu 11:
Khoảng huyết áp chấp nhận trên người cho máu:
A. Tâm thu 90- 140 mmHg, tâm trương 60- 80 mmHg
B. Tâm thu 90- 140 mmHg, tâm trương 50- 100 mmHg
C. Tâm thu 100- 160 mmHg, tâm trương 50- 80 mmHg
D. Tâm thu 100- 160 mmHg, tâm trương 60- 100 mmHg
-
Câu 12:
Nồng độ hemoglobin ở người cho máu phải đạt ít nhất:
A. 120 g/ l
B. 125 g/ l
C. 130 g/ l
D. 135 g/ l
-
Câu 13:
Người cho huyết tương bằng gạn tách phải có nồng độ protein huyết thanh toàn phần ít nhất:
A. 50 g/ l
B. 60 g/ l
C. 70 g/ l
D. 80 g/ l
-
Câu 14:
Người cho tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách phải có số lượng tiểu cầu:
A. Ít nhất 150 x 103 / l
B. Ít nhất 150 x 106 / l
C. Ít nhất 150 x 109 / l
D. Ít nhất 150 x 1012/ l
-
Câu 15:
Đối tượng không được phép cho máu, chọn câu sai:
A. Người mắc bệnh tự miễn
B. Người mang thai
C. Người xăm trổ
D. Người mắc bệnh mạn tính
-
Câu 16:
Người có quyền quyết định cuối cùng trong việc cho máu:
A. Bản thân người cho máu
B. Người lấy máu
C. Bác sĩ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Giấy tờ cần mang khi đi cho máu:
A. Giấy khám sức khỏe trong thời hạn 3 tháng
B. Thẻ bảo hiểm y tế
C. Giấy chứng minh nhân dân
D. Câu a và c đúng
-
Câu 18:
Tần số tim của người cho máu có thể nằm trong khoảng:
A. 60- 80 lần/ phút
B. 60- 85 lần/ phút
C. 60- 90 lần/ phút
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Cho máu bằng máy gạn tách có thể cho các thành phần, chọn câu sai:
A. Huyết tương, tiểu cầu, bạch cầu
B. Tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu
C. Bạch cầu, hồng cầu, tế bào gốc
D. Tất cả đều sai
-
Câu 20:
Không lấy máu từ người cho có biểu hiện sau:
A. Da xanh, niêm nhạt, ho, khó thở
B. Hoa mắt, chóng mặt, phù, hạch to xuất hiện nhiều nơi
C. Xuyết huyết trên da, dấu hiệu bất thường trên da, tiêu chảy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Để có đơn vị máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải:
A. Đạt những tiêu chuẩn quốc tế
B. Đạt những tiêu chuẩn châu lục
C. Đạt những tiêu chuẩn quốc gia
D. Cả a và b
-
Câu 22:
Trì hoãn cho máu trong 12 tháng kể từ thời điểm trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Sau khi mắc bệnh viêm màng não đã điều trị khỏi
B. Thai kỳ
C. Xăm trổ trên da
D. Khỏi bệnh sau khi mắc bệnh uốn ván
-
Câu 23:
Chăm sóc người cho máu?
A. Làm việc bình thường sau 12 giờ cho máu
B. Đè ép chỗ chích lấy máu ít nhất 10 phút
C. Sau cho máu 12 giờ không làm việc trên cao
D. Hạn chế cử động mạnh tay lấy máu
-
Câu 24:
Đối tượng nào sau đây chỉ được thực hiện các công việc hay hoạt động sau khi cho máu 12 giờ?
A. Công nhân xưởng may
B. Sinh viên, học sinh
C. Phi công
D. Nhân viên ngân hàng
-
Câu 25:
Cho bạch cầu trung tính bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa bao nhiêu lần trong 1 tuần?
A. Không quá 1 lần
B. Không quá 2 lần
C. Không quá 3 lần
D. Không quá 4 lần
-
Câu 26:
Trì hoãn cho máu trong 7 này kể từ thời điểm?
A. Xăm trổ trên da
B. Phục hồi hoàn toàn can thiệp ngoại khoa
C. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
D. Khỏi bệnh sau khi mắc 1 trong các bệnh: cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu Migraine
-
Câu 27:
Trì hoãn cho máu trong 6 tháng kể tè thời điểm, chọn câu sai:
A. Xăm trổ trên da
B. Bấm dáy tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác trên cơ thể
C. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
D. Phơi nhiếm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu
-
Câu 28:
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần cho máu liên tiếp là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 29:
Sau các can thiệp ngoại khoa thì sau bao lâu có thể cho máu?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 112 tháng
-
Câu 30:
Cần uống bao nhiêu nước trước, trong và sau khi cho máu:
A. 2 lít nước
B. Không cần uống thêm nước
C. Bằng lượng máu đã cho
D. Ít nhất gấp 2 lần lượng máu đã cho
-
Câu 31:
Cần đè ép chỗ chích lấy máu ít nhất:
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 20 phút
D. 30 phút
-
Câu 32:
Sau khi lấy máu, đè ép chỗ chích ít nhất trong bao lâu?
A. 20 phút
B. 15 phút
C. 10 phút
D. 5 phút
-
Câu 33:
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần cho máu liên tiếp là bao lâu?
A. 12 tuần
B. 10 tuần
C. 8 tuần
D. 4 tuần
-
Câu 34:
Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần cho huyết tương liên tiếp là?
A. 2 tuần
B. 1 tuần
C. 3 tuần
D. 4 tuần
-
Câu 35:
Bệnh nhân nữ sau khi sinh con thì sao bao lâu có thể cho máu được?
A. 9 tháng
B. 10 tháng
C. 11 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 36:
Trì hoãn cho máu trong bao lâu sau khi khỏi bệnh sốt rét:
A. 9 tháng
B. 10 tháng
C. 11 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 37:
Trì hoãn cho máu trong bao lâu sau khi tiêm ngừa bệnh dại do bị chó cắn:
A. 9 tháng
B. 10 tháng
C. 11 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 38:
Những trường hợp không được cho máu trong vòng 12 tháng:
A. Vắc xin ngừa thủy đậu
B. Tiêm xăm trổ trên da
C. Sinh con
D. Nhiễm trùng huyết
-
Câu 39:
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp cho tiểu cầu bằng gạn tách là:
A. 07 ngày
B. 14 ngày
C. 84 ngày
D. Tùy theo sức khỏe người cho
-
Câu 40:
Khoảng cách giữa những lần cho máu và các sản phẩm máu. Chọn câu sai?
A. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp cho máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần
B. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp cho huyết tương hoặc cho tiểu cầu bằng gạn tách là 2 tuần
C. Cho bạch cầu hạt trung tính hoặc cho tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá 3 lần trong 14 ngày
D. Trường hợp xen kẽ cho máu toàn phần và cho các thành phần máu khác nhau ở cùng 1 người cho máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần cho được xem xét theo loại thành phần máu đã cho trong lần gần nhất