880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định về giới hạn tín dụng, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của Sacombank đối với một khách hàng không được vượt quá:
A. 15% vốn tự có của Sacombank
B. 25% vốn tự có của Sacombank
C. 50% vốn tự có của Sacombank
D. 60% vốn tự có của Sacombank
-
Câu 2:
Vốn tự có của các tổ chức tín dụng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng bao gồm:
A. Bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của TCTD theo quy định của NHNN
B. Chỉ gồm giá trị thực có của vốn điều lệ
C. Giá trị vốn ghi trong đăng ký kinh doanh
D. Không phải 3 trường hợp trên
-
Câu 3:
Công ty A có báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt cho năm tài chính 2007 như sau (đơn vị tính triệu đồng):
- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: 1,000,000
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ: (750,000)
- Tiền chi trả cho người lao động: (150,000)
- Tiền chi nộp thuế doanh nghiệp: (10,000)
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác: (5,000)
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: (6,000)
- Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được: 100,000
- Tiền chi trả nợ gốc vay: (63,000)
- Tiền chi trả lãi vay: (20,000)
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: (79,000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty A trong năm 2007 tính theo phương pháp trực tiếp là:
A. 17.000 triệu đồng
B. 65.000 triệu đồng
C. 70.000 triệu đồng
D. 90.000 triệu đồng
-
Câu 4:
Đại diện chủ sở hữu tại Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị là:
A. Bộ Tài chính
B. Bộ chủ quản công ty
C. Chủ tịch HĐQT công ty
D. Hội đồng quản trị công ty
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, trường hợp Ngân hàng và bên bảo đảm không thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm về phương thức xử lý đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thì tài sản được xử lý như sau:
A. Các bên thực hiện bán đấu giá tài sản
B. Ngân hàng định giá và nhận chính TSBĐ đó thay thế cho nghĩa vụ trả nợ
C. Ngân hàng trực tiếp bán tài sản cho người mua
D. Không có câu trả lời nào đúng
-
Câu 6:
Tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được quyền thế chấp trong thời hạn thuê đất.
A. Chỉ tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư tại bất cứ nước nào
B. Chỉ tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam
C. Quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam
D. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư tại bất cứ nước nào
-
Câu 7:
Một khách hàng A đề nghị vay 3 tỷ đồng tại Sacombank. Khoản vay có bảo đảm bằng nhà ở có giá trị theo thị trường 15 tỷ đồng (được biết khách hàng A đã vay 2 tỷ tại chi nhánh NH nông nghiệp trên địa bàn và khoản vay cũng được thế chấp bằng tài sản trên). Qua thẩm định tài sản bảo đảm, CBTD biết tài sản bảo đảm có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, vị trí khá đẹp, dễ chuyển nhượng. Theo anh (chị), Sacombank sẽ:
A. Đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở và ký hợp đồng thoả thuận với NH nông nghiệp
B. Đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở, không cần thoả thuận với NH nông nghiệp
C. 1 trong 3 các nêu trên đêu được
D. Không đồng ý nhận đảm bảo bằng nhà ở
-
Câu 8:
Nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng chấm dứt khi:
A. Bên được bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
B. Hết thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh
C. Ngân hàng thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng yêu cầu của bên nhận bảo lãnh
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 9:
Theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng, các loại hình TCTD nào dưới đây được phép phát hành bảo lãnh cho Bên nhận bảo lãnh là tổ chức và cá nhân nước ngoài:
A. Công ty cho thuê tài chính
B. Công ty tài chính
C. Ngân hàng được phép hoạt động thanh toán quốc tế 1
D. Tất cả các loại hình tổ chức tín dụng
-
Câu 10:
So sánh nghiệp vụ Bảo lãnh và nghiệp vụ L/C không huỷ ngang (không bao gồm L/C dự phòng).
A. Có bản chất (xét về nguồn gốc giao dịch) là giống nhau, vì cả hai đều là cam kết không huỷ ngang của NH sẽ thanh toán cho người hưởng lợi nếu các chứng từ phù hợp với điều khoản điều kiện của bảo lãnh, LC được xuất trình
B. Có bản chất (xét về nguồn gốc giao dịch) là giống nhau, vì cả hai đều là phương thức bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của khách hàng
C. Có bản chất (xét về nguồn gốc giao dịch) là khác nhau
D. Cả 3 trường hợp trên đều sai
-
Câu 11:
Khi mở L/C để nhập khẩu mà khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C cho Sacombank.
A. Ngân hàng cần phải thẩm định hồ sơ mở L/C để đảm bảo được việc mở L/C của khách hàng là hợp pháp
B. Ngân hàng cần phải thẩm định hồ sơ mở L/C để hạn chế rủi ro bên bán không giao hàng cho khách hàng
C. Ngân hàng không cần phải thẩm định hồ sơ mở L/C vì không có rủi ro cho Sacombank
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 12:
Thời gian ân hạn là:
A. Khoảng thời gian giữa 2 lần trả nợ
B. Khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc tiền vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi tiền vay
C. Khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng trong trường hợp:
A. Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay thông thường
B. Quan hệ vay vốn thường xuyên, có uy tín trong việc sử dụng vốn vay
C. Sản xuất kinh doanh ổn định, mặt hàng đa dạng, vốn luân chuyển thường xuyên
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 14:
Khi thẩm định dự án, chỉ tiêu tài chính nào là quan trọng nhất:
A. IRR
B. NPV
C. Thời gian hoàn vốn
D. Cả 3 chỉ tiêu trên đều quan trọng như nhau
-
Câu 15:
Điều kiện cho vay nào là quan trọng nhất trong số các điều kiện cho vay của các TCTD đối với khách hàng theo qui định hiện hành của NHNN.
A. Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với qui định của pháp luật
B. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
C. Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật
D. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
-
Câu 16:
Quá trình cho vay được kết thúc khi:
A. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng
B. Có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt khoản vay
C. Khách hàng trả đầy đủ nợ vay và các khoản khác có liên quan đến khoản vay (nếu có) cho ngân hàng
D. Cả b và c đều đúng
-
Câu 17:
Yếu tố cơ bản để làm căn cứ xác định mức phán quyết cấp tín dụng của Hội sở cho các Chi nhánh là:
A. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của ban lãnh đạo và cán bộ tại Chi nhánh
B. Qui định về giới hạn tín dụng đối với một khách hàng của NHNN
C. Qui mô và chất lượng tín dụng, đặc điểm địa bàn hoạt động của Chi nhánh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Mục đích của việc xác định mức phán quyết cấp tín dụng:
A. Đảm bảo quản lý được giới hạn tín dụng đối với khách hàng
B. Đảm bảo quản lý qui mô và chất lượng tín dụng của cả hệ thống
C. Kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo việc phân hạn mức phán quyết cấp tín dụng phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm quản lý của Chi nhánh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 19:
Theo qui định hiện hành của NHNN về cho vay ngoại tệ, TCTD được phép cho vay đối với khách hàng là người cư trú để trả nợ nước ngoài trước hạn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Theo qui định hiện hành, bản vấn tin tổng hợp của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) về khách hàng chỉ mang tính chất tham khảo, không bắt buộc phải lưu trong hồ sơ tín dụng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau:
A. Bố mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc)
B. Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ tẩm định, quyết định cho vay
C. Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 22:
Tổng dư nợ cho vay đối với các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng không được vượt quá vốn tự có của tổ chức tín dụng là:
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 5%
-
Câu 23:
Theo pháp luật Việt Nam, hàng thừa kế thứ nhất gồm:
A. Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
B. Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông bà (nội, ngoại)
C. Vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ
D. Vợ chồng, cha mẹ đẻ,cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông bà ( nội, ngoại), anh chị em ruột
-
Câu 24:
Đối với công ty nhà nước không có hội đồng quản trị, nếu tổng hạn mức cấp tín dụng cho công ty vượt quá mức vốn điều lệ của công ty thì khi công ty thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo cho các khoản cấp tín dụng này phải:
A. Có văn bản ủy quyền của đại diện chủ sở hữu
B. Có văn bản chấp thuận của đại diện chủ sở hữu công ty
C. Có văn bản chấp thuận của tổng giám đốc công ty
D. Không có câu trả lời nào đúng
-
Câu 25:
Công ty TNHH 2 thành viên chịu trách nhiệm:
A. Trong phạm vi số vốn cam kết, không phụ thuộc vào số vốn thực góp
B. Trong phạm vi số vốn thực góp vào doanh nghiệp
C. Trong phạm vi tổng tài sản doanh nghiệp có được theo báo cáo kiểm toán của công ty có uy tín lập
D. Không có câu trả lời nào đúng