880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi anh/chị giới thiệu sản phẩm mới hoặc 1 chương trình khuyến mại mới của Sacombank với khách hàng, khách hàng đặt những câu hỏi liên quan đến sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại mà anh/chị không trả lời được ngay cho khách hàng do những câu hỏi đó chưa có trong quy định của sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại. Trong trường hợp đó anh/chị giải quyết như thế nào?
A. Cám ơn khách hàng về các câu hỏi trên và ghi lại số điện thoại của khách hàng và hẹn sẽ nhanh chóng trả lời khách hàng sau khi có thông tin chính xác từ các bộ phận phụ trách
B. Nối máy cho khách hàng gặp bộ phận phụ trách về sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại để bộ phận đó trực tiếp trả lời khách hàng
C. Trả lời với khách hàng là không biết do những câu hỏi đó nằm ngoài các quy định của sản phẩm hay chương trình khuyến mại
D. Yêu cầu khách hàng chờ và liên lạc với bộ phận phụ trách về sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại để nhờ tư vấn, sau đó trả lời cho khách hàng
-
Câu 2:
Một khách hàng mở thẻ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng với số dư khá lớn (khoảng 5 tỷ đồng) và có tham gia chương trình khuyến mại dự thưởng của Sacombank vào thời điểm gửi TK và có trúng giải thưởng khuyến khích của chương trình trị giá 500.000 đồng. Tuy nhiên 2 tháng sau khách hàng lại có nhu cầu rút trước hạn trong khi quy định của chương trình khuyến mại là không cho rút trước hạn, Trường hợp khách hàng nhất quyết rút trước hạn phải thu hồi giải thưởng đã trúng nếu có và áp dụng lãi súât rút trước hạn theo quy định. Theo anh/chị phải phải quyết cho khách hàng này như thế nào?
A. Đồng ý cho khách hàng rút trước hạn và áp dụng lãi suất rút trước hạn theo quy định của chương trình tuy nhiên chi nhánh linh động trình Ban TGĐ không thu hồi giải thưởng của khách hàng để giữ mối quan hệ với khách hàng sau này
B. Đồng ý cho khách hàng rút trước hạn và áp dụng lãi suất rút trước hạn theo quy định của chương trình và không thu hồi giải thưởng
C. Đồng ý cho khách hàng rút trước hạn và áp dụng lãi suất rút trước hạn theo quy định của chương trình và thu hồi giải thưởng
D. Không đồng ý cho khách hàng rút trước hạn do khách hàng vi phạm quy định của chương trình khuyến mại
-
Câu 3:
Quy định số thẻ phụ đối với 01 KH mở thẻ Sacombank Visa Debit
A. 1 thẻ phụ
B. 2 thẻ phụ
C. 3 thẻ phụ
D. Không giới hạn thẻ phụ
-
Câu 4:
Thời gian lập và gửi thông báo giao dịch đối với thẻ Ladies first là khi nào?
A. Ngày 15 hàng tháng
B. Ngày 20 hàng tháng
C. Ngay sau khi phát sinh giao dịch
D. Vào cuối tháng
-
Câu 5:
Hạn mức ứng tiền mặt tối đa của thẻ tín dụng quốc tế Sacombank?
A. 100% hạn mức thẻ tín dụng
B. 50% hạn mức thẻ tín dụng
C. 70% hạn mức thẻ tín dụng
D. Không quy định mức tối đa
-
Câu 6:
Một khách hàng (KH) đến yêu cầu được tư vấn mở thẻ thanh toán tại Sacombank – anh/chị sẽ:
A. Giới thiệu KH dùng thẻ Sacom Visa Debit
B. Giới thiệu KH dùng thẻ Sacom Passport
C. Giới thiệu các loại thẻ Sacombank hiện có, ưu thế của từng loại và tư vấn KH tùy theo nhu cầu của KH (vì nếu sử dụng Sacompassport thì phí thường niên sẽ rẻ hơn nhưng phạm vi thanh toán không rộng. Còn Sacom Visa Debit thì KH phải tốn phí đắt hơn)
-
Câu 7:
Để bảo mật thông tin chủ thẻ, theo anh/chị đặc điểm nhận biết nào được quan tâm nhất?
A. Chữ ký
B. Giấy bảo lảnh hoặc ủy quyền
C. Số CMND
-
Câu 8:
Khách hàng – là cá nhân, người Việt Nam, đến Ngân hàng để mở tài khoản nhằm mục đích thanh toán, chuyển tiền bằng VND cho các đối tác trong nước (cá nhân/tổ chức). Khách hàng đặt câu hỏi “Theo Ngân hàng, nên mở tài khoản nào nhằm phục vụ mục đích này?”. anh/chị hướng dẫn khách hàng mở tài khoản nào trong 2 tài khoản sau?
A. Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND
B. Tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND
-
Câu 9:
Khách hàng – là cá nhân, người nước ngoài, đến Ngân hàng để mở tài khoản nhằm mục đích nhận tiền USD do các đối tác (cá nhân/tổ chức) gửi từ nước ngoài chuyển về. Khách hàng đặt câu hỏi “Theo Ngân hàng, nên mở tài khoản nào nhằm phục vụ mục đích này?”. anh/chị hướng dẫn khách hàng mở tài khoản nào trong 2 tài khoản sau?
A. Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn bằng USD
B. Tài khoản tiền gửi thanh toán bằng USD
-
Câu 10:
Được khách hàng báo máy ATM không trả lại thẻ, anh/chị sẽ xử lý thế nào?
A. Hướng dẫn khách hàng đến Chi nhánh đã mở thẻ
B. Hướng dẫn khách hàng đến Trung tâm thẻ
C. Hướng dẫn khách hàng gọi điện thoại thông báo cho NH hoặc TTT
D. Hướng dẫn khách hàng làm lại thẻ mới
-
Câu 11:
Tập đoàn Tài chính Sacombank được thành lập ngày, tháng, năm nào?
A. 15/05/2007
B. 15/05/2008
C. 16/05/2007
D. 16/05/2008
-
Câu 12:
Các yêu cầu của phương pháp làm việc nhóm hiệu quả?
A. Ý tưởng được đa số mọi người đồng ý là ý tưởng đúng
B. Ý tưởng được phân tích, lập luận và phản biện đầy đủ là ý tưởng đúng
C. Tất cả mọi người đều phải có ý tưởng riêng
D. Câu a và c đúng
-
Câu 13:
Khi xác định lợi ích KH mang lai, cần chú ý các yếu tố sau:
A. Phạm vi ảnh hưởng của KH với các KH khác cũng như khả năng giới thiệu các KH tiềm năng cho ngân hàng
B. Số dư tài khoản và dư nợ của KH
C. Thời gian gắn bó của KH với ngân hàng
D. Cả ba câu a,b,c
-
Câu 14:
Các bước KH trải qua khi mua SP-DV gồm:
A. Mua và sử dụng SP-DV. -->Đánh giá, nhận xét SP-DV, hiệu chỉnh, rút ra dự định cho những lần sau
B. Nhận biết nhu cầu --> Mua SP DV
C. Nhận biết nhu cầu --> Tìm hiểu SP-DV --> Mua và sử dụng SP-DV. -->Đánh giá, nhận xét SP-DV, hiệu chỉnh, rút ra dự định cho những lần sau
D. Tìm hiểu SP-DV --> Mua và sử dụng SP DV
-
Câu 15:
Theo anh/chị, khách hàng như thế nào thì được gọi là “ Khách hàng thượng đế”:
A. Khách hàng mang lại doanh thu bằng với chi phí phục vụ họ
B. Khách hàng mang lại doanh thu lớn hơn chi phí phục vụ họ
C. Khách hàng mang lại doanh thu nhỏ hơn chi phí phục vụ họ
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 16:
Khi hợp đồng ủy quyền không quy định thời hạn ủy quyền thì:
A. Ủy quyền đó có hiệu lực 06 tháng kể từ ngày xác lập ủy quyền
B. Ủy quyền đó có hiệu lực 09 tháng kể từ ngày xác lập ủy quyền
C. Ủy quyền đó có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày xác lập ủy quyền
D. Ủy quyền đó không có hiệu lực
-
Câu 17:
Theo quy định về ủy quyền lại, người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho:
A. Bất kỳ bên thứ ba nào có đủ năng lực hành vi dân sự
B. Bất kỳ bên thứ ba nào có đủ năng lực hành vi dân sự nếu được bên ủy quyền đồng ý
C. Bất kỳ bên thứ ba nào có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng phải thông báo cho người ủy quyền biết
D. Cả ba câu a, b, c đều sai
-
Câu 18:
Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân (DNTN)?
A. 01 DNTN
B. Tùy thuộc vào khả năng quản lý của cá nhân đó
C. Tối đa 02 DNTN
D. Tối đa 03 DNTN
-
Câu 19:
Theo luật các TCTD, các nghiệp vụ nào sau đây được xem là hoạt động cấp tín dụng của TCTD:
A. Cho vay
B. Cho vay, chiết khấu
C. Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính
D. Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng
-
Câu 20:
Theo qui định pháp luật ở Việt Nam, một hợp đồng cho thuê tài chính phải có ít nhất điều khoản:
A. Kết thúc thời gian thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng
B. Tổng số tiền thuê một loại tài sản qui định tại hợp đồng ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
C. A hoặc B
D. Cả a và b
-
Câu 21:
Hoạt động cho vay của ngân hàng để khách hàng kinh doanh chứng khoán:
A. Là hoạt động cho vay thông thường của ngân hàng nhưng mục đích vay vốn của khách hàng là để kinh doanh chứng khoán
B. Là hoạt động kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 22:
Biện pháp đầu tiên ngân hàng cần phải làm để phòng ngừa rủi ro tín dụng là:
A. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
B. Sử dụng đảm bảo tín dụng chắc chắn
C. Thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng
D. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
-
Câu 23:
Nguyên tắc cho vay:
A. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hòan trả vốn gốc và lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận
B. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn gốc đúng kỳ hạn đã thỏa thuận
C. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải có tài sản đảm bảo nợ vay và hòan trả vốn gốc đúng kỳ hạn đã thỏa thuận
D. Cả ba trường hợp nêu trên
-
Câu 24:
Việc xác định được mục đích thực của khoản vay, giúp Ngân hàng đánh giá được:
A. Biết được “hành trình” của vốn cho vay, mức độ hợp tác của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của phương án cho vay
B. Biết được “hành trình” của vốn cho vay, tính khả thi và hiệu quả của phương án cho vay, mức độ rủi ro cho vay
C. Biết được tính hợp pháp trong sử dụng vốn, biết được uy tín, tính cách, khả năng trả nợ của khách hàng và hiệu quả sử dụng vốn
D. Biết được tính hợp pháp, mức độ rủi ro trong sử dụng vốn, tính khả thi, hiệu quả của phương án cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, những đối tượng nào dưới đây thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng (cấp tín dụng có điều kiện)
A. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc của ngân hàng
B. Các cổ đông lớn của Ngân hàng (là cá nhân hoặc tổ chứcsở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% cổ phần có quyền bỏ phíếu)
C. Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay và/hoặc bảo lãnh
D. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc của ngân hàng