880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hình thức chiết khấu nào không phải là hình thức chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu tại Sacombank?
A. Chiết khấu có tài sản đảm bảo
B. Chiết khấu có truy đòi nhà xuất khẩu
C. Chiết khấu không truy đòi nhà xuất khẩu
D. Hai câu a và c đều đúng
-
Câu 2:
Thời hạn chiết khấu tối đa bộ chứng từ L/C xuất khẩu trả chậm là:
A. 120
B. 30
C. 60
D. 90
-
Câu 3:
Thời hạn chiết khấu tối đa bộ chứng từ L/C xuất khẩu trả ngay là:
A. 20
B. 30
C. 40
D. 50
-
Câu 4:
Trong cho vay cầm cố chứng khoán, hạn mức cổ phiếu của đơn vị nhận cầm cố được tính theo:
A. Mệnh giá
B. Thị giá
C. Giá stoploss
D. Giá cho vay
-
Câu 5:
Trong cho vay cầm cố chứng khoán, khi giá thị trường đến giá xử lý, NV lựa chọn phương án xử lý nào trong các phương án sau đây (chọn phương án đúng nhất):
A. Tất toán hợp đồng tín dụng đối với món vay này
B. Bổ sung tài sản đảm bảo
C. Đề nghị khách hàng nộp tiền vào để giảm dư nợ đối với món vay này
D. Cả 3 phương án (a),(b),(c)
-
Câu 6:
Theo qui định pháp luật Việt Nam về hoạt động cho thuê tài chính:
A. Kết thúc thời gian thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng
B. Tổng số tiền thuê một loại tài sản qui định tại hợp đồng ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
C. a hoặc b
D. Cả a và b
-
Câu 7:
Chính sách cho vay của ngân hàng phản ánh nhứng nội dung nào dưới đây:
A. Nguyên tắc cho vay
B. Đối tượng và thủ tục cho vay
C. Phương pháp hạch toán lãi tiền vay
D. Cả a và b
-
Câu 8:
Biện pháp đầu tiên ngân hàng cần phải làm để phòng ngừa rủi ro tín dụng là:
A. Thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng
B. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
C. Sử dụng đảm bảo tín dụng chắc chắn
D. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
-
Câu 9:
Theo qui định của NHNN Việt Nam, khách hàng vay vốn tại các TCTD phải đảm bảo nguyên tắc sau:
A. Sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
B. Sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
C. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có tài sản đảm bảo nợ vay và hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
D. Cả ba trường hợp nêu trên.
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng không được chấp nhận những đối tượng nào dưới đây bảo lãnh để cấp tín dụng cho các khách hàng khác:
A. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại ngân hàng; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của Ngân hàng.
B. Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay và/hoặc bảo lãnh
C. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc của ngân hàng.
D. Người cao tuổi và/hoặc mất sức lao động.
-
Câu 11:
Các loại bảo lãnh của ngân hàng liên quan đến tổ chức tín dụng khác:
A. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
B. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, xác nhận bảo lãnh.
C. Xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh.
D. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
-
Câu 12:
Theo luật doanh nghiệp năm 2005, trong công ty cổ phần thì số lượng thành viên của hội đồng quản trị là:
A. 3 đến 10 người
B. > 11 người
C. 3 đến 11 người
D. 5 đến 10 người
-
Câu 13:
Đến thời điểm ngày 31/12/2006 trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, các khỏan mục có giá trị sau: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp có giá trị là 4.500 triệu đồng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giá trị là 1.000 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu có giá trị là 2.000 triệu đồng. Nợ ngắn hạn có giá trị: 300 triệu đồng. Nợ dài hạn có giá trị 800 triệu đồng. Vậy, vốn luân chuyển để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp là bao nhiêu:
A. 3.500 triệu đồng.
B. 2.100 triệu đồng
C. 1.500 triệu đồng.
D. 1.800 triệu đồng.
-
Câu 14:
Theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín các loại tài sản sau đây không được Ngân hàng chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng:
A. Bất động sản có từ 5 đồng sở hữu trở lên, ngoại trừ trường hợp đất cấp cho hộ gia đình
B. Phương tiện vận chuyển giá trị còn lại thấp; hoặc khó thanh lý; hoặc được sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm đối với xe con, hơn 8 năm đối với xe khách và hơn 10 đối với xe tải, xe chuyên dùng.
C. Đất nông nghiệp có diện tích như sau: - Đất lúa có diện tích dưới 500m2. - Đất thổ-vườn, thổ-màu có diện tích dưới 120m2. - Đất nông nghiệp khác (đất màu, lúa màu, vườn, quả, cây lâu năm…) có diện tích dưới 300m2.
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Theo qui định của Bộ luật dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là bao nhiêu:
A. 6 tháng kể từ ngày quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm.
B. 24 tháng kể từ ngày quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm.
C. Kể từ ngày quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm đến lúc nào giải quyết xong.
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 16:
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo mấy phương thức:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Một khoản vay có tài sản đảm bảo là thế chấp và bảo lãnh của bên thứ 3.Trong trường hợp khách hàng giảm nợ vay và đề nghị giải chấp một phần tài sản đảm bảo của chính khách hàng, để tránh tình trạng phát sinh tranh chấp , theo anh chị cần thực hiện những biện pháp gì?
A. Cần thông báo việc xuất tài sản của người vay cho bên bảo lãnh biết và chỉ thực hiện xuất trả tài sản khi có sự đồng ý của bên bảo lãnh.
B. Yêu cầu bên bảo lãnh ký phụ lục hợp đồng đảm bảo tiền vay
C. Cả 2 ý trên
-
Câu 18:
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu được phân loại vào nhóm nợ nào sau đây:
A. Nhóm 2
B. Nhóm 5
C. Nhóm 4
D. Nhóm 3
-
Câu 19:
Bộ phận Quản lý tín dụng - Phòng Hỗ trợ có trách nhiệm lập thủ tục và trực tiếp tham gia tố tụng đối với các khoản nợ nào sau đây:
A. Nợ quá hạn có dư nợ đến 500 triệu đồng
B. Nợ quá hạn có dư nợ trên 500 triệu
C. Nợ quá hạn thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý và thu hồi của BP.QLTD
-
Câu 20:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tính dụng:
A. Điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ.
B. Gia hạn nợ vay.
C. Cả (a) & (b) đều sai.
D. Cả (a) & (b) đều đúng.
-
Câu 21:
Tổ chức tín dụng được phép phạt khách hàng chậm trả nợ lãi vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký tối đa:
A. 5% Lãi vốn vay chậm trả.
B. TCTD không được phạt lãi vốn vay chậm trả của khách hàng
C. Tùy thỏa thuận giữa TCTD với khách hàng mà không có mức tối đa.
D. 10% lãi vốn vay chậm trả.
-
Câu 22:
Khách hàng là người cư trú được vay vốn bằng ngoại tệ phục vụ cho các nhu cầu sau:
A. Thanh toán cho nước ngoài tiền hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho SXKD; Trả nợ vay nước ngòai; đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
B. Bán lại cho Ngân hàng lấy VNĐ
C. Trả lương cho các chuyên gia nước ngoài có hợp đồng lao động tại công ty.
D. Cả (a), (b), (c ) đều đúng.
-
Câu 23:
Thời hiệu khởi kiện 1 vụ án kinh tế là bao lâu kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị xâm hại?
A. 6 tháng
B. 36 tháng
C. 24 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 24:
Cơ quan nào đăng ký giao dịch bảo đảm tàu cá:
A. Chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản tỉnh
B. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.
C. Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
-
Câu 25:
Các quyết định bổ nhiệm chức vụ và quyền hạn nhân viên trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn được ký và ban hành bởi:
A. Giám đốc/Tổng Giám đốc
B. Căn cứ vào Điều lệ Công ty qui định
C. Hội đồng quản trị Công ty
D. Hội đồng thành viên công ty.