880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định hiện nay, thủ tục đảm bảo tiền vay đối với cho vay chứng minh năng lực tài chính là:
A. Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo
B. Thực hiện ký hợp đồng thế chấp tại ngân hàng, không công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.
C. Chỉ thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, không cần công chứng.
D. Chỉ thực hiện công chứng, không cần đăng ký giao dịch đảm bảo.
-
Câu 2:
Theo bạn cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
A. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
B. Sở giao dịch chứng khoán.
C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
D. Bộ Tài chính.
-
Câu 3:
Khi đến hạn trả nợ, Khách hàng tạm thời mất khả năng trả nợ và đề nghị Ngân hàng cho gia hạn nợ. Trong trường hợp Ngân hàng đồng ý gia hạn cho khách hàng thì khoản nợ này sẽ được phân loại vào:
A. Nhóm 1
B. Nhóm 4
C. Nhóm 3
D. Nhóm 2
-
Câu 4:
Hiện nay, Ngân hàng chấp nhận các Sổ (Thẻ) tiền gởi tiết kiệm được phát hành bởi các Ngân hàng nào sau đây làm tài sản đảm bảo tiền vay:
A. Ngân hàng Phương Đông
B. Ngân hàng Đông Nam Á.
C. Ngân hàng Quân Đội.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 5:
Trong trường hợp hồ sơ thuộc mức phán quyết cấp tín dụng của mình, cấp nào sau đây được quyền quyết định tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản thế chấp vượt tỷ lệ theo qui định:
A. Hội đồng tín dụng của NH.
B. Giám đốc chi nhánh.
C. Ban tín dụng chi nhánh.
-
Câu 6:
Các hình thức cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng:
A. Thỏa thuận về việc bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng, khách hàng, bên nhận bảo lãnh.
B. Thư bảo lãnh
C. Ký xác nhận bảo lãnh trên hối phiếu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Phòng Quản lý tín dụng trực tiếp quản lý thu hồi các món nợ quá hạn:
A. Từ 10 – dưới 30 ngày.
B. Từ 30 – dưới 60 ngày.
C. Từ 60 – dưới 90 ngày.
D. Từ 90 ngày trở lên.
-
Câu 8:
Hồ sơ giải ngân đối với khoản vay có TSĐB của khách hàng bao gồm:
A. Giấy đề nghị vay vốn, HĐTD, HĐ ĐBTV đã được công chứng.
B. Phương án vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng, tờ trình của NVTĐ đã được duyệt, giấy cam kết thế chấp nhà (nếu có), đơn xin xác nhận tình trạng nhà đất.
C. Cả câu a và b + bản chính TSĐB + hồ sơ sử dụng vốn vay và chứng từ thanh toán liên quan.
D. Cả câu a và b
-
Câu 9:
Công ty đang vay vốn tại NH, sau đó cty có quyết định đổi người đại diện theo pháp luật, vậy hồ sơ vay của cty này cần thu thập thêm giấy tờ gì?
A. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thay đổi người đại diện theo pháp luật
B. Quyết định bổ nhiệm và CMND của người đại diện giao dịch với NH.
C. Biên bản họp HĐTV về việc ủy quyền cho người đại diện.
D. Cả 03 câu trên.
-
Câu 10:
Đối với cho vay nông nghiệp, thời gian cho vay tối đa và mức vay tối đa chi nhánh quyết định là bao nhiêu?
A. 60 tháng và 300 triệu đồng.
B. 12 tháng và theo hạn mức của chi nhánh
C. 36 tháng và theo hạn mức của chi nhánh
D. 36 tháng và 300 triệu đồng.
-
Câu 11:
Theo quy chế cho vay phục vụ đời sống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho vay đi học trong và ngoài nước, thời gian tối đa là:
A. Bằng thời gian đi học + 2 năm, nhưng tối đa không quá 7 năm.
B. Bằng thời gian đi học, nhưngtối đa không quá 7 năm.
C. Bằng thời gian đi học + 2 năm, nhưng tối đa không quá 10 năm.
D. Bằng thời gian đi học, nhưng tối đa không quá 10 năm.
-
Câu 12:
Đối với cho vay SXKD với quy mô nhỏ mà pháp luật không quy định phải đăng ký kinh doanh. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định mức cho vay tối đa với một khách hàng không quá:
A. 500 triệu đồng
B. 100 triệu đồng
C. 300 triệu đồng
D. 200 triệu đồng
-
Câu 13:
Khi thẩm định hồ sơ vay, nhân viên tín dụng quan tâm đến điều kiện nào sau đây của khách hàng:
A. Phương án kinh doanh khả thi. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
B. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Tài sản thế chấp đúng theo quy định Ngân hàng.
C. Khả năng tài chính bảo đảm trả nợ đúng cam kết
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 14:
Theo quy chế cho vay SXKD, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho vay theo phương thức trả góp với cách tính lãi theo dư nợ giảm dần hoặc theo vốn + lãi chia đều thì số tiền vay tối đa không vượt quá:
A. 500 triệu đồng
B. 1.000 triệu đồng
C. 800 triệu đồng
D. 900 triệu đồng
-
Câu 15:
Theo quy chế cho vay phục vụ đời sống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho vay không quá bao nhiêu phần trăm giá trị bất độngsản, sản phẩm dịch vụ mà khách hàng giao dịch, mua sắm, sử dụng
A. 60%
B. 90%
C. 80%
D. 70%
-
Câu 16:
Theo chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định thời gian còn lại kể từ ngày sản xuất tính đến ngày cầm cố đối với tài sản đảm bảo là các phương tiện vận chuyển được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chấp nhận là:
A. Dưới 2 năm đối với xe con, dưới 8 năm đối với xe khách và dưới 10 năm đối với xe tải xe chuyên dùng.
B. Dưới 5 năm đối với xe con, dưới 10 năm đối với xe khách và dưới 12 năm đối với xe tải xe chuyên dùng.
C. Dưới 5 năm đối với xe con, dưới 8 năm đối với xe khách và dưới 10 năm đối với xe tải xe chuyên dùng
D. Dưới 3 năm đối với xe con, dưới 5 năm đối với xe khách và dưới 8 năm đối với xe tải xe chuyên dùng.
-
Câu 17:
Thời gian cho vay tối đa mua xe ô tô và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy chế cho vay phục vụ đời sống do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định không vượt quá:
A. 2 năm
B. 5 năm
C. 4 năm
D. 3 năm
-
Câu 18:
Theo quy chế cho vay SXKD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định sau khi cho vay phải thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình SXKD của khách hàng, tình trạng tài sản đảm bảo.
A. Sai
B. Đúng
-
Câu 19:
Theo quy chế cho vay SXKD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định thời hạn kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn, tình hình SXKD của khách hàng, tình trạng tài sản đảm bảo là:
A. 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng phát tiền vay, sau đó kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần
B. 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng phát tiền vay, sau đó kiểm tra định kỳ 2 tháng 1 lần
C. 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng phát tiền vay, sau đó kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần
D. Cả 3 câu trên đều sai.
-
Câu 20:
Theo bạn, khi tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng, tất cả các hồ sơ đều hợp lý, hợp lệ, trước lúc khách hàng nhận tiền giải ngân, bạn nghe thông tin bên ngoài rằng khách hàng này từng lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khách và đang bị thưa kiện, vậy bạn có tiếp tục để khách hàng nhận tiền vay không? Tại sao?
A. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo.
B. Vẫn giải ngân cho khách hàng, nhưng đề nghị khách hàng ký quỹ 100% lại và xác minh lại nếu đủ điều kiện thì khách hàng cứ rút tiền ký quỹ ra, không làm thủ tục lại mất thời gian.
C. Tạm ngừng giải ngân cho khách hàng, báo cáo lãnh đạo về trường hợp thông tin bất lợi có thể gây rủi to cho ngân hàng,để lãnh đạo cử cán bộ xác minh lại và trả lời khách hàng sau!
D. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo, và việc này không gây rủi ro cho chính bạn vì CBTD và lãnh đạo đã duyệt hồ sơ này rồi.
-
Câu 21:
Hiện nay theo quy định của NH việc áp dụng mẫu tờ trình rút gọn đối với cho vay SXKD với số tiền tối đa là bao nhiêu?
A. 200 triệu động
B. 500 triệu đồng
C. 400 triệu đồng
D. 300 triệu đồng
-
Câu 22:
Theo quy đinh của pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo, hiệu lực của việc đăng ký giao dịch đảm bảo có thời hạn bao lâu kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc yêu cầu đăng ký gia hạn.
A. Một năm
B. Ba năm
C. Năm năm
D. Vô thời hạn
-
Câu 23:
Vốn lưu động thường xuyên của một doanh nghiệp vào một thời điểm bằng:
A. Tài sản lưu động - nợ ngắn hạn
B. Tổng tài sản - TSCĐ và đầu tư dài hạn – nợ ngắn hạn
C. Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 24:
Các chỉ tiêu nào sau đây ảnh hưởng đến vòng quay TSLĐ của doanh nghiệp
A. Số ngày tồn kho
B. Số ngày phải thu
C. Số ngày phải trả
D. Đáp án a và b
-
Câu 25:
Ngân hàng từ chối cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng sau:
A. Hạng 5 đến hạng 6
B. Trên hạng 10
C. Hạng 9 đến hạng 10
D. Hạng 7 đến hạng 8