880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ tài khoản được sử dụng là tài khoản nào?
A. Tài khoản tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn
B. Tài khoản thanh toán
C. Cả a và b đều đúng
D. Câu b đúng, a sai.
-
Câu 2:
Theo bạn khi khách hàng đến ngân hàng để mở sổ tiết kiệm thì khách hàng có thể mang theo giấy tờ gì?
A. Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu
B. Bằng lái xe
C. Sổ hộ khẩu trong đó có số chứng minh thư
D. Một trong số các giấy tờ của các đáp án trên
-
Câu 3:
Các chứng từ sau đây chứng từ nào là chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ?
A. Ủy nhiệm chi
B. Phiếu thu
C. Phiếu chi
D. Phiếu chuyển khoản
-
Câu 4:
Chứng từ kế toán nếu phân theo công dụng và trình tự ghi sổ thì sẽ có bao nhiêu loại và gồm loại nào sau đây:
A. 2 loại gồm chứng từ gốc; chứng từ ghi sổ.
B. 3 loại gồm chứng từ gốc; chứng từ ghi sổ; chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
C. 4 loại gồm chứng từ gốc; chứng từ ghi sổ; chứng từ đơn nhất; chứng từ tổng hợp.
D. 6 loại gồm chứng từ gốc; chứng từ ghi sổ; chứng từ đơn nhất; chứng từ tổng hợp; chứng từ nội bộ; chứng từ do khách hàng lập
-
Câu 5:
Chứng từ kế toán phân loại theo địa điểm lập chứng từ, thì sẽ có bao nhiêu loại và gồm loại nào sau đây:
A. 1 loại gồm chứng từ Ngân hàng lập (chứng từ nội bộ).
B. 2 loại gồm chứng từ nội bộ; chứng từ do khách hàng lập.
C. 3 loại gồm chứng từ Ngân hàng lập; chứng từ do khách hàng lập; chứng từ điện tử
-
Câu 6:
Chứng từ kế toán phân theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thì sẽ có bao nhiêu loại và gồm loại nào sau đây:
A. 2 loại bao gồm chứng từ tiền mặt; chứng từ chuyển khoản.
B. 3 loại bao gồm chứng từ tiền mặt; chứng từ chuyển khoản, chứng từ ngoại bảng.
C. 4 loại bao gồm chứng từ tiền mặt; chứng từ chuyển khoản, chứng từ giấy; chứng từ điện tử
-
Câu 7:
Người gửi tiết kiệm ngoại tệ được các quyền nào sau đây?
A. Khi gửi tiết kiệm ngoại tệ phải chứng minh nguồn gốc
B. Rút gốc và lãi bằng ngoại tệ.
C. Khi gửi tiết kiệm ngoại tệ không cần chứng minh nguồn gốc
D. Câu b và c đều đúng
-
Câu 8:
Hạch toán lãi tiền gửi định kỳ của khách hàng, Ngân hàng đang áp dụng chế độ?
A. Phân bổ lãi
B. Dự chi lãi
C. Thực chi lãi
D. Cả a & b đều đúng
-
Câu 9:
Trường hợp tờ Séc được xuất trình sau khi người ký phát chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, tờ Séc được thực hiện chi trả như thế nào?
A. Vẫn tiếp tục thanh toán cho người thụ hưởng
B. Không thanh toán cho người thụ hưởng
C. Chờ kết quả giải quyết của cơ quan chức năng
-
Câu 10:
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được mở thông qua người giám hộ thì ai là người đứng tên chủ tài khoản?
A. Người được giám hộ
B. Người giám hộ
C. Câu a & b đều đúng
-
Câu 11:
Theo qui định hiện hành, các định chế tài chính phi ngân hàng bao gồm các loại hình công ty?
A. Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính, công ty bảo hiểm
B. Công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư
C. Công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động theo qui định pháp luật Việt Nam
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 12:
Mức tối đa mang ngoại tệ ra nước ngoài cho một khách hàng với mục đích du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài là bao nhiêu cho một lần xuất cảnh?
A. 5.000 USD
B. 7.000 USD
C. 10.000USD
-
Câu 13:
Theo bạn khi khách hàng làm thủ tục vay cầm cố sổ tiết kiệm thì GDV sẽ phải cho khách hàng ký vào những giấy tờ gì?
A. Giấy đề nghị vay vốn và Hợp đồng vay, giấy nhập ngoại bảng Biên bản giao nhận tài sản và hợp đồng vay
B. Hợp đồng vay, giấy đề nghị vay vốn, biên bản giao nhận tài sản, giấy đề nghị phong tỏa
C. Tất cả đáp án trên
-
Câu 14:
Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay là:
A. Chế độ tỷ giá cố định
B. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
C. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
D. Cả ba đáp án trên đều sai
-
Câu 15:
Bộ Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp của Sacombank gồm mấy quy tắc?
A. 10
B. 12
C. 15
D. 20
-
Câu 16:
Những thông tin nào bạn không cần phải bảo mật?
A. Tài khoản khách hàng
B. Báo cáo tài chính của ngân hàng
C. Giấy nháp đang soạn thảo các văn bản
D. Bản tin Nhà đầu tư
-
Câu 17:
Trường hợp nào bạn được phép nhận quà của khách hàng (với điều kiện phải có báo cáo lên cấp trên việc nhận quà này).
A. Khách hàng tặng quà lưu niệm trị giá dưới 500.000 đ
B. Khách hàng tặng tiền trị giá dưới 100.000 đ
C. Khách hàng mời bạn đi du lịch ở 1 khu resort
-
Câu 18:
Hành động nào sau đây có thể bị xem là vi phạm Quy tắc thứ 5 về việc chống rửa tiền?
A. Nhân viên đứng tên tài khoản thay cho khách hàng để tiếp nhận tiền không rõ nguồn gốc
B. Nhân viên mở tài khoản cho khách hàng nhưng không nhận được đầy đủ giấy tờ tùy thân của khách
C. Nhân viên nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân với giá trị rất lớn nhưng không báo cáo lên cấp trên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Trong Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, Quy tắc 1 quy định nội dung gì về trách nhiệm tuân thủ:
A. Hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật, các chuẩn mực và thông lệ của Việt nam và quốc tế có liên quan đến hoạt động của Sacombank.
B. Luôn nhận thức rủi ro về pháp lý trong các hành động tác nghiệp hàng ngày.
C. Hiểu và tuân thủ các quy định nội bộ của Sacombank
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 20:
Tuân thủ quy định của pháp luật và chính sách của Sacombank là nội dung của Quy tắc nào trong Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank?
A. Quy tắc 1
B. Quy tắc 2
C. Quy tắc 3
D. Quy tắc 4
-
Câu 21:
Trong Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, Quy tắc 1 quy định nội dung gì sau đây:
A. Tuân thủ quy định của pháp luật và chính sách của Sacombank.
B. Luôn nhận thức rủi ro về pháp lý trong các hành động tác nghiệp hàng ngày.
C. Đảm bảo năng lực chuyên môn và tinh thần làm việc thận trọng.
D. Câu a, b đúng.
-
Câu 22:
Luôn nhận thức rủi ro về pháp lý trong các hành động tác nghiệp hàng ngày. Nội dung này nằm trong quy định nào sau đây của Sacombank:
A. Nội quy làm việc
B. Mô tả công việc
C. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
D. Cẩm nang hướng dẫn sản phẩm
-
Câu 23:
Trong Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, Quy tắc 2 quy định nội dung gì sau đây:
A. Tuân thủ quy định của pháp luật và chính sách của Sacombank.
B. Luôn nhận thức rủi ro về pháp lý trong các hành động tác nghiệp hàng ngày.
C. Đảm bảo năng lực chuyên môn và tinh thần làm việc thận trọng.
D. Câu a, b đúng.
-
Câu 24:
Trong Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, Quy tắc 3 quy định trách nhiệm báo cáo các hành vi nào sau đây:
A. Hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc tổn hại uy tín, công việc kinh doanh của Sacombank
B. Các hành vi đáng ngờ có thể gây vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc tổn hại uy tín, công việc kinh doanh của Sacombank
C. Câu a và b
D. Câu a hoặc b
-
Câu 25:
Trong Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, Quy tắc 3 quy định trách nhiệm báo cáo các hành vi nào sau đây:
A. Hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc tổn hại uy tín, công việc kinh doanh của Sacombank
B. Các hành vi đáng ngờ có thể gây vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc tổn hại uy tín, công việc kinh doanh của Sacombank
C. Câu a và b
D. Câu a hoặc b