880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi cty hoạt động trong ngành XNK, được cấp hạn mức tín dụng, bảo lãnh và L/C trả chậm, khi kiểm tra giấy nhận nợ để giải ngân, bên cạnh việc kiểm tra dư nợ đang sử dụng, kiểm soát tín dụng cần kiểm tra thêm yếu tố nào?
A. Giá trị L/C trả chậm đang phát hành để cộng với giấy nhận nợ chuẩn bị giải ngân và dư nợ hiện tại xem có bị vượt hạn mức tín dụng và bảo lãnh đã cấp không.
B. Giá trị L/C trả ngay đang phát hành
C. Số dư thư bảo lãnh đang phát hành
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 2:
Theo qui chế cho vay nông nghiệp, sau khi cho vay, thời gian tối đa bao lâu CVKH phải có biên bản kiểm tra sử dụng vốn cho hồ sơ?
A. 01 tháng
B. 03 tháng
C. 06 tháng
D. Cả 03 câu trên đều sai.
-
Câu 3:
Một khoản vay đã quá hạn từ 90 đến 180 ngày thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là:
A. 0%
B. 20%
C. 5%
D. 50%
-
Câu 4:
Theo quy định của NHNN thì trường hợp sau đây phải trích tỷ lệ dự phòng rủi ro là 50%:
A. Khoản vay đã quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
B. Khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu.
C. Khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng đã quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 5:
Khi thẩm định hồ sơ vay, CVKH quan tâm đến điều kiện nào sau đây của khách hàng:
A. Khả năng tài chính bảo đảm trả nợ đúng cam kết
B. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Tài sản thế chấp đúng theo quy định Ngân hàng.
C. Phương án kinh doanh khả thi. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 6:
Nội dung của Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm bao nhiêu phần?
A. 2 phần (lưu chuyển tiền tự hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư)
B. 3 phần (lưu chuyển tiền tự hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư; Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính).
C. Câu a, b đều sai
-
Câu 7:
Theo anh/chị, khi tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng, tất cả các hồ sơ đều hợp lý, hợp lệ, trước lúc khách hàng nhận tiền giải ngân, anh/chị nghe thông tin bên ngoài rằng khách hàng này từng lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khách và đang bị thưa kiện, vậy anh/chị có tiếp tục để khách hàng nhận tiền vay không? Tại sao?
A. Tạm ngừng giải ngân cho khách hàng, báo cáo lãnh đạo về trường hợp thông tin bất lợi có thể gây rủi to cho ngân hàng,để lãnh đạo cử cán bộ xác minh lại và trả lời khách hàng sau!
B. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo, và việc này không gây rủi ro cho chính anh/chị vì CBTD và lãnh đạo đã duyệt hồ sơ này rồi.
C. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo.
D. Vẫn giải ngân cho khách hàng, nhưng đề nghị khách hàng ký quỹ 100% lại và xác minh lại nếu đủ điều kiện thì khách hàng cứ rút tiền ký quỹ ra, không làm thủ tục lại mất thời gian.
-
Câu 8:
Tại sao phải kiểm tra sau cho vay?
A. Báo cáo kiểm tra sau cho vay là để hoàn tất thủ tục của một hồ sơ vay vốn, để đối phó với Kiểm toán nội bộ hoặc Ngân hàng nhà nước.
B. Kiểm tra sau cho vay là để nhắc nhở khách hàng rằng Ngân hàng luôn quan tâm đến khách hàng về khoản vay để khách hàng nhớ đến ngày trả nợ
C. Kiểm tra sau cho vay là để xác nhận lại khách hàng có sử dụng nguồn vốn ngân hàng đúng với mục đích trên phương án đã đề ra trước khi vay vốn hay không? Từ đó có thể hạn chế được rủi ro có thể phát sinh cho ngân hàng nếu khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích
D. Cả a và c
-
Câu 9:
Hiện nay theo quy định của NH sản phẩm cho vay kinh doanh trả góp DN vừa và Nhỏ quy định số tiền và thời hạn vay tối đa là bao nhiêu?
A. 03 tỷ đồng và 36 tháng.
B. 03 tỷ đồng và 60 tháng.
C. 05 tỷ đồng và 36 tháng.
D. 05 tỷ đồng và 60 tháng
-
Câu 10:
Khi kiểm tra hồ sơ trước khi cho vay, hồ sơ đã hoàn tất các thủ tục đăng ký thế chấp anh/chị phát hiện hồ sơ ký vượt hạn mức của Ban tín dụng Chi nhánh anh/chị có yêu cầu dừng giải ngân không? Tại sao?
A. Không giải ngân và báo cáo lại lãnh đạo để xem xét trình duyệt lại hồ sơ đúng thẩm quyền, vì giải ngân là sai nguyên tắc.
B. Vẫn giải ngân bình thường vì đây là hồ sơ quen biết từ cấp trên chỉ đạo, Giám đốc buộc phải giải ngân
C. Vẫn tiến hành giải ngân bình thường, vì có chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh, nên trách nhiệm không thuộc về mình
D. Tất cả đều sai
-
Câu 11:
Ông A là chồng bà B, hai người cùng đồng sở hữu một tài sản trị giá 100 triệu đồng. Ông A và bà B chỉ có 4 người con ruột là hàng thừa kế thứ nhất. Ông A đột ngột qua đời không để lại di chúc. Theo anh (chi) việc phân chia tài sản trên theo quy định của pháp luật là như thế nào?
A. Bà B được 50 triệu, bốn người con được 50 triệu
B. Bà B được 60 triệu, bốn người con được 40 triệu.
C. Bà B được hưởng tất cả.
D. Bà B và 4 người con, mỗi người được 20 triệu.
-
Câu 12:
Giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch đảm bảo là:
A. Các giao dịch đảm bảo đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký theo quy định.
B. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký.
C. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch đảm bảo không có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch đảm bảo
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 13:
Theo luật các Tổ chức tín dụng, đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
A. NHNN quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba trong từng thời kỳ nhất định.
B. Tổ chức tín dụng được nhận tất cả tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch (cho, bán, tặng, chuyển nhượng) để làm tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh.
C. Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 14:
Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau phụ thuộc vào:
A. Khách hàng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên
B. Mức độ rủi ro của món vay và thời hạn của món vay dài ngắn khác nhau
C. Vị trí địa lý của khách hàng vay vốn
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 15:
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của một dự án (IRR) là:
A. Tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 0
B. Tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 1
C. Tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 2
D. Tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 3
-
Câu 16:
Hệ số thanh toán ngắn hạn bằng:
A. Tài sản lưu động/nợ dài hạn
B. Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
C. Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn ngân hàng
D. Tài sản lưu động/tổng nợ
-
Câu 17:
Áp dụng Mô hình SWOT để phân tích?
A. Điểm yếu và điểm mạnh/Cơ hội và thành công của một doanh nghiệp
B. Điểm yếu và điểm mạnh/nguy cơ và thách thức của một doanh nghiệp
C. Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp
D. Thị trường và sản phẩm/ cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp
-
Câu 18:
Chỉ số ROA của một doanh nghiệp bằng?
A. Lợi nhuận ròng biên/Tài sản lưu động
B. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
C. Lợi nhuận tài chính/Tổng tài sản
D. Lợi nhuận ròng biên/Tài sản cổ định
-
Câu 19:
Chỉ số ROE của một doanh nghiệp:
A. Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn kinh doanh
B. Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
C. Lợi nhuận từ kinh doanh/Vốn chủ sở hữu
D. Lợi nhuận từ kinh doanh/Tổng nguồn vốn
-
Câu 20:
Khả năng tài chính của khách hàng vay được quy định tại Sacombank?
A. Là khả năng tất cả các loại vốn của khách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán
B. Là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán
C. Là tiền vốn của khách hàng và khả năng tài chính mạnh của khách hàng khi vay vốn
D. Là toàn bộ tài sản và vốn của khách hàng vay vốn
-
Câu 21:
Tại chính sách tín dụng của Ngân hàng nêu rõ Tổng dư nợ cho vay của một khách hàng là dư nợ bằng tiền, vàng, ngọai tệ của tất cả các khoản:
A. Vay ngắn, trung và dài hạn, dư nợ thanh toán thay, dư nợ cho vay chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, vay bằng hình thức thẻ tín dụng và thấu chi
B. Vay ngắn, trung và dài hạn, dư nợ thanh toán thay, dư nợ cho vay chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, vay bằng hình thức thẻ tín dụng và thấu chi, các khoản bảo lãnh trong và ngoài nước
C. Vay ngắn, trung và dài hạn, dư nợ thanh toán thay, dư nợ cho vay chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu.
D. Vay ngắn, trung và dài hạn, dư nợ thanh toán thay.
-
Câu 22:
Thời gian thu hồi công nợ của khách hàng bằng
A. (Các khoản phải thu bán hàng bình quân/Doanh thu thuần) x 365
B. (Các khoản phải thu bán hàng bình quân/Giá vốn hàng bán) x 365
C. (Các khoản phải thu bình quân/Doanh thu thuần) x 365
D. (Các khoản phải thu bình quân/Giá vốn hàng bán) x 365
-
Câu 23:
Mức cho vay và tỷ lệ cho vay trong sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính là:
A. Mức cho vay tối đa 100% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo.
B. Mức cho vay tối đa 100% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo
C. Mức cho vay tối đa 70% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo
D. Mức cho vay tối đa 70% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo
-
Câu 24:
Cho vay du học dùng để:
A. Cấp hạn mức tín dụng đảm bảo năng lực tài chính bổ túc hồ sơ du học.
B. Phát hành thư bảo lãnh thanh toán bổ túc hồ sơ du học.
C. Thanh toán chi phí du học ( học phí và sinh họat phí) trong suốt quá trình du học.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Tại quy chế cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng có quy định trong truờng hợp khách hàng vay để thực hiện dự án đầu tư nhằm cải tiến công nghệ, mở rộng SXKD hoặc mua sắm tài sản cố định thì mức cho vay là:
A. Không vượt quá 70% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư
B. Không vượt quá 80% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư
C. Không vượt quá 85% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư
D. Không vượt quá 90% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư