1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước gồm:
A. Luật dân sự, luật đất đai
B. Bản án hội đồng xét xử
C. Quyết định của tổ chức xã hội
D. Chỉ thị, quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân
-
Câu 2:
Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi:
A. Hết thời hạn có hiệu lực quy định trong văn bản
B. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền
C. Văn bản bị chồng chéo
D. Văn bản ban hành quá lâu, lỗi thời
-
Câu 3:
Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây:
A. Nghị định
B. Nghị quyết, Nghị định
C. Nghị định, chỉ thị
D. Quyết định, thông tư
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây là một trong những hình thức hoạt động của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội
B. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ Ủy ban nhân dân các cấp
C. Phiên họp của chính phủ
D. Giáo dục pháp luật trong nhân dân
-
Câu 5:
Một trong những nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước là:
A. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng
B. Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết thông tin được xử lý và bảo đảm chính xác
C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thi áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
D. Văn bản được viết bằng ngôn ngữ quy phạm
-
Câu 6:
Để thực hiện quyền lực thống nhất của Nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
A. Quyền lập hiến, lập pháp
B. Quyền quyết định các vấn đề đối nội đối ngoại
C. Quyền ký các điều ước quốc tế
D. Quyền tham gia vào các quan hệ quốc tế nhân danh nhà nước
-
Câu 7:
Thủ tướng chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây:
A. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân trái với hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
B. Củng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
C. Thống nhất quản lý việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
D. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội ở nước ta:
A. Thực hiện sự thống nhất lãnh đạo của Đảng
B. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng loạn trong hoạt động kinh tế, đảm bảo cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
C. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo
D. Triển khai đồng bộ các biện pháp chống tham nhũng, sử dụng hiệu quả, viện trợ nhân đạo và phát triển
-
Câu 9:
Theo luật tổ chức chính quyền địa phương, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương tỉnh gồm:
A. Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân
B. Chỉ có Hội đồng nhân dân tỉnh
C. Chỉ có Ủy ban nhân dân tỉnh
D. Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
-
Câu 10:
Văn bản quản lý nhà nước hết hiệu lực khi:
A. Người ký ban hành không đúng thẩm quyền
B. Văn bản bị chồng chéo (có văn bản khác có cùng nội dung ở điểm nào đó)
C. Văn bản ban hành đã quá lâu
D. Được thay thế bằng văn bản mới
-
Câu 11:
Theo Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền bầu cử khi:
A. Đủ mười tám tuổi trở lên
B. Đủ mười chín tuổi trở lên
C. Đủ hai mươi tuổi trở lên
D. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
-
Câu 12:
Đặc tính nào dưới đây không phải là đặc tính của nền hành chính nước ta:
A. Tính vụ lợi
B. Tính nhân đạo
C. Tính kinh tế
D. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao
-
Câu 13:
Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh loại I có?
A. Hai Phó Chủ tịch
B. Không quá hai Phó Chủ tịch
C. Không quá ba Phó Chủ tịch
D. Không quá bốn Phó Chủ tịch
-
Câu 14:
Trong những chức năng sau đây, chức năng nào không phải là của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
A. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp
B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
D. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội đối ngoại của nhà nước
-
Câu 15:
Theo luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
A. Cách thức các phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
B. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh
C. Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình quốc hội, dự án pháp lệnh trình ủy ban thường vụ quốc hội
D. Bãi bỏ việc thi hành nghị quyết sai trái của UBND cấp huyện
-
Câu 16:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội
B. Ban hành các văn bản lập quy và thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng
C. Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
D. Trình chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học - công nghệ thuộc ngành lĩnh vực phụ trách
-
Câu 17:
Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chính phủ có nghĩa vụ sau đây:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân
B. Chỉ đạo các cuộc họp tổng kết hàng năm
C. Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để hội đồng nhân dân hoạt động
D. Phê chuẩn danh sách đại biểu theo nhiệm kỳ
-
Câu 18:
Hình thức hoạt động của chính phủ là:
A. Tham gia thực hiện quá trình xét xử
B. Tổ chức mít tinh tuyên truyền những quyết định quan trọng
C. Tiếp nhận Quốc thư của các đại sứ nước ngoài
D. Điều hành các hoạt động kinh tế văn hóa - xã hội trong phạm vi cả nước
-
Câu 19:
Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam như thế nào?
A. Xây dựng nước Việt Nam trở thành nước XHCN và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
B. Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
C. Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
D. Xây dựng nước Việt Nam độc lập và cuối cùng là nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 20:
Theo Quy định của Đảng, đảng viên được phép làm việc nào sau đây?
A. Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên.
B. Nêu ý kiến khác nhau trong các cuộc hội thảo khoa học, cuộc họp, hội nghị, được các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền tổ chức hoặc cho phép tổ chức theo quy định.
C. Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ví trí công tác của mình để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền
D. Để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
-
Câu 21:
Trong cơ quan lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, cơ quan lãnh đạo nào mà cấp uỷ cùng cấp không lập đảng đoàn?
A. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
B. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ
D. Hội Nông dân
-
Câu 22:
Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam hiện hành, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở tổ chức đại hội mấy năm một lần?
A. Một năm một lần
B. Hai năm một lần
C. Năm năm hai lần
D. Năm năm một lần
-
Câu 23:
Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng không xem xét, kếp nạp lại vào Đảng (lần 2) những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do?
A. Vi phạm Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
B. Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng
C. Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
D. Lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm đoạt tiền, ngân sách nhà nước
-
Câu 24:
Tổ chức nào sau đây không phải là đoàn thể chính trị - xã hội?
A. Hội Nông dân Việt Nam.
B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
D. Hội Luật gia Việt Nam.
-
Câu 25:
Đoàn thể chính trị - xã hội nào được thành lập sớm nhất?
A. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
B. Hội Nông dân Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Công đoàn Việt Nam.
-
Câu 26:
Khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng khi nào?
A. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI
B. Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VII
C. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII
D. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa IX
-
Câu 27:
Theo Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi:
A. Đủ mười tám tuổi trở lên
B. Đủ mười chín tuổi trở lên
C. Đủ hai mươi tuổi trở lên
D. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
-
Câu 28:
Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam vận hành theo cơ chế nào?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
B. Đảng làm chủ, Nhà nước lãnh đạo, nhân dân quản lý
C. Đảng quản lý, nhà nước lãnh đạo, nhân dân làm chủ
D. Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, nhân dân quản lý
-
Câu 29:
Cơ quan nào là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam?
A. Bộ Chính trị
B. Ban Bí thư
C. Chính phủ
D. Quốc hội
-
Câu 30:
Chính phủ không có chức năng nào?
A. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
B. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
C. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
D. Quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.