1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bí thư Đảng ủy ở cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung là bao nhiêu?
A.
B.
C.
A. 0,30 so với mức lương tối thiểu
B. 0,50 so với mức lương tối thiểu
C. 0,40 so với mức lương tối thiểu
D. 0,60 so với mức lương tối thiểu
-
Câu 2:
Là công chức thuế, anh/chị không được làm liên quan đến đạo đức công vụ sau:
A. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn
B. Thành lập và quản lý doanh nghiệp
C. Tham gia thành lập bệnh viện tư, trường học tư
D. Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước
-
Câu 3:
Về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ - công chức:
A. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; quy định mức biên chế hành, chính sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân
B. Bộ nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; quy định mức biên chế hành chính sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân
C. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát
D. Bộ Nội vụ quyết định biên chế và quản lý cán bộ công chức văn phòng Quốc Hội
-
Câu 4:
Phương án nào dưới đây đúng với nội dung quản lý cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bô, công chức?
A. Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
B. Ký hợp đồng làm việc;
C. Xây đựng tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện công việc;
D. Tạo điều kiện cho công chức học tập, bồi dưỡng trình độ.
-
Câu 5:
Phương án nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Luật cán bộ, công chức?
A. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
B. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
C. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
D. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chỉnh sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
-
Câu 6:
Phương án nào dưới đây là nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?
A. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
B. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
C. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
D. Bảo vệ bí mật nhà nước.
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không đúng quy định về thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức?
A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nưóc về công chức.
B. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về công chức.
C. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân đân;
D. Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Câu 8:
Phương án nào dưới đây là thời hạn biệt phái công chức được quy định tại Luật cán bộ, công chức?
A. Cử biệt phái không quá 01 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định.
B. Cử biệt phái không quá 02 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định.
C. Cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định.
D. Cử biệt phái không quá 04 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định.
-
Câu 9:
Phương án nào dưới đây không phải hình thức kỷ luật đối với cán bộ được quy định tại Luật cán bộ, công chức:
A. Khiển trách
B. Cảnh cáo;
C. Cách chức;
D. Hạ bậc lương.
-
Câu 10:
Phương án nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ?
A. Thục hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
B. Xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
C. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ.
D. Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
-
Câu 11:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã thuộc chủ thể nào sau đây?
A. Chủ tịch HĐND cấp tỉnh;
B. Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
C. Chủ tịch UBND cấp huyện;
D. Chủ tịch HĐND cấp huyện;
-
Câu 12:
Phương án nào sau đây không phải là một cấp độ đánh giá công chức theo qui định tại Luật Cán bộ, công chức?
A. Công chức hoàn thành xuất sẵc nhiệm vụ.
B. Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
C. Công chức bị kỷ luật.
D. Công chức không hoàn thành nhiệm vụ
-
Câu 13:
Tiêu chí nào sau đây không đúng để đánh giá công chức theo qui định của Luật Cán bộ, công chức?
A. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
B. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
C. Thời gian công tác trong cơ quan nhà nước
D. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
-
Câu 14:
Chức danh nào sau đây không phải là công chức cấp xã?
A. Trưởng Công an;
B. Chỉ huy trưởng Quân sự;
C. Văn phòng - thống kê;
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
-
Câu 15:
Trường hợp nào sau đây cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bố trí công tác khác đối với công chức?
A. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 02 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ.
B. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ.
C. Có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ.
D. Có 03 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ
-
Câu 16:
Đâu là công chức loại A theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008?
A. Chuyên viên chính
B. Cán sự
C. Chuyên viên
D. Chuyên viên cao cấp
-
Câu 17:
Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã?
A. HĐND cấp huyện;
B. Chủ tịch HĐND cấp huyện;
C. UBND cấp huyện;
D. Chủ tịch UBND cấp huyện
-
Câu 18:
Cán bộ có đặc điểm nào sau đây theo qui định của Luật Cán bộ, công chức?
A. Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ;
B. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một ngạch để giữ chức vụ, chúc danh theo nhiệm kỳ;
C. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan nhà nước;
D. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ;
-
Câu 19:
Đánh giá công chức không dựa theo tiêu chí nào dưới đây?
A. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
B. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
C. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
D. Thời gian công tác trong cơ quan nhà nước
-
Câu 20:
Hoạt động của cán bộ công chức:
A. Là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
B. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước
C. Hoạt động quản lý các vấn đề xã hội
D. Hoạt động công vụ
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta:
A. Nguyên tắc lập quy luật
B. Nguyên tắc công khai
C. Nguyên tắc không vụ lợi
D. Nguyên tắc liên tục kế thừa
-
Câu 22:
Hoạt động công vụ là:
A. Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
B. Hoạt động mang tính chuyên môn nghiệp vụ
C. Hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước
D. Hoạt động mang tính tuyên truyền, phổ biến việc áp dụng pháp luật
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động công vụ:
A. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
B. Nguyên tắc lập quy luật
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
D. Nguyên tắc công khai
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động công vụ?
A. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.
B. Nguyên tắc lập quy dưới Luật.
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
D. Nguyên tắc công khai.
-
Câu 25:
Nguyên tắc hoạt động công vụ là:
A. Hoạt động công vụ phải có lợi nhuận.
B. Hạch toán kinh tế trong dịch vụ công.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Tôn trọng mọi ý kiến.
-
Câu 26:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc liên tục, kế thừa.
B. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
C. Nguyên tắc không vì lợi nhuận.
D. Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc phải tuân thủ trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức?
A. Nguyên tắc bình đẳng.
B. Nguyên tắc công khai.
C. Nguyên tắc ưu tiên.
D. Nguyên tắc dân chủ.
-
Câu 28:
Cán bộ, công chức có chức vụ nào dưới đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003):
A. Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Trưởng thôn, trưởng bản.
-
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc liên tục, kế thừa.
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
D. Nguyên tắc không vụ lợi.
-
Câu 30:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ là:
A. Giải quyết công việc theo yêu cầu của dân.
B. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
C. Cán bộ, công chức lãnh đạo không chịu trách nhiệm về công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền.
D. Chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định của cấp trên khi quyết định này được phát hiện là trái pháp luật và đã có báo cáo.