1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây là đặc tính (đặc điểm) của cơ quan nhà nước?
A. Tính liên tục và thứ bậc trên dưới.
B. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
C. Tính quyền lực của nền hành chính.
D. Tính nhân đạo.
-
Câu 2:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND)?
A. Quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 của Luật tổ chức HĐND và UBND.
B. Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực xã hội khác.
C. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
D. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan cán bộ nhà nước.
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
A. Chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
B. Có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
C. Được áp dụng nhiều lần.
D. Là văn bản dưới Luật.
-
Câu 4:
Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:
A. Văn phòng quốc hội.
B. Toà án nhân dân tối cao.
C. Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
D. Vụ Tổ chức cán bộ Bộ tư pháp.
-
Câu 5:
Một trong những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta là:
A. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
B. Tính quan liêu.
C. Tính hạch toán kinh tế
D. Tính hiện đại.
-
Câu 6:
Một trong những chức năng của Quốc hội:
A. Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
B. Tổ chức thực hiện thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
C. Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.
D. Tổ chức các kỳ họp Quốc hội.
-
Câu 7:
Khẳng định nào sau đây là đúng theo Hiến pháp năm 2013:
A. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
B. Người bị buộc tội được coi là không có tội chỉ khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
C. Người bị buộc tội được coi là không có tội chỉ khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
D. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
-
Câu 8:
Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
B. Quyết định, Chỉ thị.
C. Quyết định, Thông tư.
D. Quyết định, Nghị quyết.
-
Câu 9:
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm:
A. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND, HĐND các cấp.
B. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
C. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Chủ tịch nước do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chinh phủ.
D. Các cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Câu 10:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
A. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
B. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
C. Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
D. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.
-
Câu 11:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
B. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
C. Tài trợ cho xã hội, cho dân tộc, cho tôn giáo, thống nhất quản lý công
-
Câu 12:
Về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức:
A. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND.
B. Bộ nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND.
C. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án và Viện kiểm sát.
D. Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội.
-
Câu 13:
Chính phủ có quyền sau đây đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố:
A. Bồi dưỡng đại biểu HĐND kiến thức về quản lý Nhà nước.
B. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND.
C. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND.
D. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ.
-
Câu 14:
Trong các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, nhiệm vụ và quyền hạn nào không thuộc về Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp.
B. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp Chính phủ.
C. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng và các chức vụ tương đương.
D. Bãi nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
-
Câu 15:
Giải pháp nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?
A. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ XHCN thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.
B. Xoá bỏ độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế.
C. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hoá nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa.
D. Điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây là một trong bốn nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Cải cách tài chính công.
C. Cải cách hệ thống dịch vụ.
D. Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị.
-
Câu 17:
Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản khác.
B. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự ở địa phương.
C. Soạn thảo kế hoạch hợp tác với các tổ chức kinh tế Quốc tế trong địa bàn đơn vị hành chính của mình.
D. Quyết định bằng Nghị quyết những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt.
-
Câu 18:
Bộ trưởng và thủ truởng cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Bãi bỏ những văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
B. Cách chức các Thứ trưởng và các chức vụ tương đương.
C. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
D. Bãi bỏ Nghị quyết sai trái của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Câu 19:
Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt?
A. Nghị quyết.
B. Nghị định.
C. Chỉ thị.
D. Quy chế.
-
Câu 20:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
B. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
C. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
D. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
-
Câu 21:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta?
A. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.
-
Câu 22:
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Đáp ứng nhu cầu quản lý.
B. Dễ thay đổi, áp dụng linh hoạt.
C. Chỉ được áp dụng trong hệ thống hành pháp.
D. Được áp dụng nhiều lần, có hiệu lực lâu dài.
-
Câu 23:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân?
A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ
B. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
C. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
D. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
-
Câu 24:
Phương án nào dưới đây đúng với cơ sở hình thành bản chất hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Cơ sở kinh tế là nền kinh tế nhiều thành phần
B. Cơ sở xã hội dựa trên nền tảng liên minh giữa các dân tộc;
C. Cơ sở chính trị là chế độ nhất nguyên chính trị với một Đảng duy nhất cầm quyền.
D. Cơ sở kỹ thuật là công nghiệp hóa, hiện đại hóa
-
Câu 25:
Nội đung nào dưới đây không phải là phương hướng, nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?
A. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước
B. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội
C. Giải pháp xây dựng, chính đốn Đảng.
D. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
-
Câu 26:
Phương án nào dưới đây đúng với đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội.
C. Được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giũa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
D. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước.
-
Câu 27:
Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ” thuộc nhiệm vụ nào của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020?
A. Cải cách thủ tục hành chính
B. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
C. Cải cách thể chế hành chính nhà nước
D. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
-
Câu 28:
Đâu là chính quyền địa phương đô thị theo Luật Chính quyền địa phương?
A. Chính quyền địa phương huyện
B. Chính quyền địa phương xã.
C. Chính quyền vùng
D. Chính quyền địa phương ở thị trấn.
-
Câu 29:
Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu tổ chức của Quốc hội?
A. Ủy ban quốc phòng và an ninh
B. Ủy ban dân tộc
C. Ủy ban tư pháp
D. Ủy ban pháp luật.
-
Câu 30:
Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định tập trung vào vấn đề nào?
A. Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
B. Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định.
C. Lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản
D. Xây dựng tờ trình