1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
B. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
C. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
D. Nghị quyết của Chính phủ.
-
Câu 2:
Nhiệm vụ nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân?
A. Quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 của Luật Tổ chức HĐND và UBND.
B. Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực xã hội khác.
C. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
D. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu về trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan cán bộ nhà nước.
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây là đặc tính của nền hành chính nhà nước ta?
A. Hài hoà các lợi ích.
B. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
C. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao.
D. Tính hợp pháp
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản phải có tính khoa học.
B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng.
C. Văn bản phải được tuyên truyền phổ biến.
D. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm.
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta?
A. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.
-
Câu 6:
Theo tính chất pháp lý, quyết định nào không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
A. Quyết định chung (quyết định chính sách).
B. Quyết định quy phạm.
C. Quyết định xét xử của Toà án.
D. Quyết định hành chính cá biệt
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách thể chế.
B. Cải cách tổ chức bộ máy.
C. Cải cách cơ chế kinh tế
D. Cải cách tài chính công.
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm Đảng lãnh đạo.
B. Quan điểm nhân văn.
C. Quan điểm lịch sử.
D. Quan điểm hệ thống đồng bộ.
-
Câu 9:
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
B. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
C. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
D. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam?
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa.
B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
C. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước.
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
-
Câu 11:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học – công nghệ thuộc ngành lĩnh vực mình phụ trách.
B. Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
C. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội.
D. Thống nhất quản lý công tác mặt trận, thanh niên, phụ nữ.
-
Câu 12:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân là:
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội
B. Quốc hội
C. Công đoàn Việt Nam
D. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
-
Câu 13:
Công việc do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương.
B. Quy định chế độ làm việc của các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
C. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật.
D. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Câu 14:
Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN là:
A. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân.
B. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân.
C. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 15:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Quyết định, Chỉ thị.
B. Lệnh, Quyết định.
C. Lệnh, Quyết định, Chỉ thị.
D. Quyết định, Thông báo.
-
Câu 16:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Bãi bỏ những văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
B. Cách chức các Thứ trưởng và các chức vụ tương đương.
C. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
D. Bãi bỏ nghị quyết sai trái của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Câu 17:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
B. Ban hành Quyết định.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
D. Ban hành Quyết định và Chỉ thị.
-
Câu 18:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước gồm:
A. Luật dân sự, Luật đất đai.
B. Bản án của Hội đồng xét xử.
C. Quyết định của tổ chức, xã hội.
D. Chỉ thị, Quyết định của Chủ tịch UBND.
-
Câu 19:
Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây (theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)?
A. Nghị định.
B. Nghị quyết, Nghị định.
C. Nghị định, Chỉ thị.
D. Quyết định, Thông tư.
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây là một trong những hình thức hoạt động của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
B. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
C. Phiên họp Chính phủ.
D. Giáo dục pháp luật trong nhân dân.
-
Câu 21:
Đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước gồm có:
A. Tính vụ lợi.
B. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.
C. Tính toàn dân, toàn diện.
D. Tính toàn quyền.
-
Câu 22:
Để thực hiện quyền lực thống nhất của Nhà nước, Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam có quyền sau:
A. Quyền lập pháp.
B. Quyền kinh doanh đúng pháp luật.
C. Quyền tham gia các tổ chức quốc tế.
D. Quyền thừa kế.
-
Câu 23:
Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
A. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
D. Nền hành chính nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội ở nước ta?
A. Thực hiện sự thống nhất lãnh đạo của Đảng.
B. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
C. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chương trình xóa đói, giảm nghèo.
D. Triển khai đồng bộ các biện pháp chống tham nhũng, sử dụng có hiệu quả, viện trợ nhân đạo và phát triển.
-
Câu 25:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội
B. Quốc hội
C. Công đoàn Việt Nam
D. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
-
Câu 26:
Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi nào?
A. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền.
B. Văn bản bị chồng chéo ( có văn bản khác cùng nội dung ở điểm nào đó).
C. Văn bản ban hành đã quá lâu.
D. Được thay thế bằng văn bản mới.
-
Câu 27:
Đặc tính nào không phải là đặc tính của nền hành chính nhà nước ta?
A. Tính không vụ lợi.
B. Tính nhân đạo.
C. Tính kinh tế.
D. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao.
-
Câu 28:
Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
A. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.
B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
D. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước
-
Câu 29:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Cách chức các Phó chủ tịch UBND tỉnh.
B. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
C. Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Bãi bỏ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện.
-
Câu 30:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
B. Ban hành các văn bản lập quy và thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng.
C. Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
D. Trình Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.