1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán cả 2 căn hộ với giá 800 trđ và 750 trđ mỗi căn. Anh C không còn giấy tờ mua 2 căn hộ nên không xác định được giá vốn của 2 căn hộ này. Thuế thu nhập cá nhân do bán 2 căn hộ này được xác định như thế nào?
A. 23.000.000 đồng
B. 27.500.000 đồng
C. 31.000.000 đồng
D. 30.000.000 đồng
-
Câu 2:
Ông B bán 500 cổ phiếu với giá bán là 25,000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8,500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750,000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
A. 1.500.000 đồng
B. 1.750.000 đồng
C. 1.950.000 đồng
D. 2.200.000 đồng
-
Câu 3:
Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào).
A. 7.500.000 đồng
B. 8.200.000 đồng
C. 8.500.000 đồng
D. 8.000.000 đồng
-
Câu 4:
Ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng xổ số 300 triệu đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
A. 29.000.000 đồng
B. 30.000.000 đồng
C. 31.000.000 đồng
D. 32.000.000 đồng
-
Câu 5:
Ông X là cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN, trong tháng 9 năm 2009 ông có thu nhập từ tiền công do doanh nghiệp tại Việt Nam chi trả là 10 triệu đồng. Ông X phải nuôi 2 con nhỏ và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào. Số thuế TNCN trong tháng 9 năm 2009 ông X phải nộp là:
A. 140.000 đồng
B. 350.000 đồng
C. 750.000 đồng
D. Số khác
-
Câu 6:
Bà M là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương hàng tháng là 10 triệu đồng và không có khoản thu nhập nào khác trong năm. Bà phải nuôi 01 con nhỏ dưới 10 tuổi và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm. Số thuế TNCN bà M phải nộp trong năm là:
A. 9 triệu đồng
B. 4,2 triệu đồng
C. 2,64 triệu đồng
D. 750 nghìn đồng
-
Câu 7:
Ông A có thu nhập từ bản quyền tác giả do nhà xuất bản trả một lần là 120 triệu đồng. Ông A trích 10 triệu đồng ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam dioxin. Thuế TNCN ông A phải nộp với thu nhập từ bản quyền là:
A. 6 triệu đồng
B. 5,5 triệu đồng
C. 5 triệu đồng
D. Số khác
-
Câu 8:
Ông T trong năm 2009 chỉ có duy nhất nguồn thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán niêm yết với tổng giá trị chuyển nhượng là 1000 triệu đồng. Theo kê khai của ông C thì giá mua loại chứng khoán đã chuyển nhượng trước khi niêm yết là 900 triệu đồng nhưng không có chứng từ chứng minh. Thuế TNCN ông C phải nộp trong năm 2009 là:
A. 200 triệu đồng
B. 20 triệu đồng
C. 1 triệu đồng
D. Số khác
-
Câu 9:
Ông J là cá nhân không cư trú theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam. Trong năm 2009, ông J có doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam là 2000 triệu đồng. Tổng chi phí hợp lý được trừ với hoạt động kinh doanh trên là 1800 triệu đồng. Ông J không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trên lãnh thổ Việt Nam trong năm. Thuế TNCN ông J phải nộp trong năm 2009 là:
A. 1,52 triệu đồng
B. 2 triệu đồng
C. 20 triệu đồng
D. Số khác
-
Câu 10:
Trong năm, Anh H có thu nhập từ tiền lương là 4,5 triệu đồng / tháng (sau khi trừ BHXH, BHYT) và tổng tiền thưởng nhân ngày 30/4, 1/5, 2/9 trong năm là 5 triệu đồng. Anh H không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm, thuế TNCN anh H phải nộp là:
A. 550.000 đồng
B. 300.000 đồng
C. Số khác
D. Không phải nộp thuế
-
Câu 11:
Căn cứ tính thuế tài nguyên là gì?
A. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác, giá tính thuế và thuế suất
B. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác và giá tính thuế
C. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác và thuế suất.
-
Câu 12:
Giá tính thuế tài nguyên là:
A. Giá bán của một đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác.
B. Giá bán của một đơn vị tài nguyên bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
C. Giá bán của một đơn vị tài nguyên theo giá thị trường
-
Câu 13:
Đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm:
A. Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo
B. Tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất
C. Tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa của Việt Nam
D. Khoáng sản và dầu thô, khí thiên nhiên, khí than
-
Câu 14:
Đối tượng nộp thuế tài nguyên:
A. Doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh khai thác có khai thác tài nguyên.
B. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
C. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tài nguyên
D. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có khai thác tài nguyên.
-
Câu 15:
Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì:
A. Doanh nghiệp liên doanh phải nộp thuế tài nguyên.
B. Bên Việt Nam sử dụng tài nguyên góp vốn phải nộp thuế tài nguyên
C. Tùy theo thỏa thuận của các bên trong liên doanh
D. Bên Việt Nam và bên nước ngoài đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên theo vốn góp
-
Câu 16:
Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện là:
A. Giá bán nước dùng sản xuất thủy điện
B. Giá bán điện thương phẩm cho người tiêu dùng
C. Giá bán điện thương phẩm tại nhà máy thủy điện
D. Gồm các trường hợp tại điểm a, điểm c
-
Câu 17:
Việc đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế, ấn định thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định:
A. Pháp lệnh thuế tài nguyên
B. Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản
C. Luật Quản lý thuế
D. Tất cả các trường hợp trên.
-
Câu 18:
Trong hệ thống thuế nhà nước hiện hành, các khoản thu liên quan đến đất đai là những khoản thu sau:
A. Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất;
B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp ; Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất;
C. Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất, thuê mặt nước
D. Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất, thuê mặt nước, Lệ phí trước bạ.
-
Câu 19:
Đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất là:
A. Người được Nhà nước giao đất theo diện thu tiền sử dụng đất;
B. Người đang sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
C. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
D. Cả 3 trường hợp trên.
-
Câu 20:
Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là:
A. Diện tích đất được nhà nước giao, được phép chuyển mục đích, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
B. Giá đất
C. Thời hạn sử dụng đất
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 21:
Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được điều chỉnh:
A. Hàng năm;
B. Sau 3 năm
C. Sau 5 năm
D. Sau 10 năm
-
Câu 22:
Tiền thuê đất, thuê mặt nước được thu kể từ ngày:
A. Ngày ghi trên quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền
B. Ngày ký Hợp đồng thuê đất
C. Ngày nhận được Thông báo thu tiền thuê đất của cơ quan Thuế.
-
Câu 23:
Đối tượng chịu thuế nhà đất là:
A. Đất ở thuộc khu dân cư ở các thành thị và nông thôn
B. Đất xây dựng công trình và các khoảnh đất phụ thuộc (diện tích ao hồ, trồng cây) bao quanh công trình kiến trúc
C. Cả 2 phương án trên
-
Câu 24:
Hạng đất làm căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được ổn định trong thời gian:
A. 3 năm
B. 5 năm
C. 10 năm
D. 15 năm
-
Câu 25:
Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp giao đất sử dụng làm nhà ở là:
A. Diện tích đất thu tiền sử dụng đất
B. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất
C. Thời hạn sử dụng đất
D. Câu a và b
-
Câu 26:
Căn cứ tính thuế nhà đất là:
A. Diện tích đất, giá đất do UBND cấp tỉnh quy định và thuế suất thuế nhà đất
B. Diện tích đất, hạng đất và thuế suất thuế nhà đất tương ứng với hạng đất
C. Diện tích đất, hạng đất và mức thuế đất
D. Không phải các phương án trên
-
Câu 27:
0. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước nếu:
A. Được nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh
B. Được nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước để sản xuất kinh doanh
C. Được nhà nước giao đất để xây dựng kết cấu hạ tầng để cho thuê
D. Câu a,b và c
-
Câu 28:
Người nộp thuế phải kê khai, nộp lệ phí trước bạ vào thời điểm:
A. Bất cứ lúc nào
B. Trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
C. Sau khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
-
Câu 29:
Pháp lệnh phí và lệ phí điều chỉnh đối với loại phí nào trong các loại phí sau đây:
A. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện của chủ xe cơ giới.
B. Phí thanh toán của tổ chức tín dụng.
C. Niên liễm thu theo điều lệ của câu lạc bộ.
D. Phí thi hành án.
-
Câu 30:
Phần tiền phí, lệ phí nộp vào NSNN được phân chia cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định nào dưới đây:
A. Quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
B. Quy định của cơ quan thuế địa phương.
C. Quy định của Luật Ngân sách nhà nước
D. Quy định của tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí.