1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cán bộ, công chức được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong trường hợp sau:
A. Do bị kỷ luật, hoặc đang trong thời gian thi hành án.
B. Do không đủ trình độ chuyên môn và chây lười học tập.
C. Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan tổ chức có thẩm quyền đồng ý.
D. Do nghỉ không lý do quá thời gian cho phép trong ba năm liên tục.
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
B. Nguyên tắc lập quy dưới Luật.
C. Nguyên tắc bình đẳng.
D. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tuyển dụng cán bộ
A. Nguyên tắc bình đẳng.
B. Nguyên tắc công khai.
C. Nguyên tắc ưu tiên
D. Nguyên tắc dân chủ
-
Câu 4:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định về?
A. Thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
B. Làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
C. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
D. Hình thức, trình tự xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
C. Nguyên tắc lập quy dưới Luật.
D. Nguyên tắc công khai.
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
B. Nguyên tắc lập quy dưới Luật.
C. Nguyên tắc đúng thẩm quyền, chỉ được phép thực hiện trong phạm vi công vụ (chỉ làm những gì pháp luật cho phép).
D. Nguyên tắc cân đối thu – chi trong hoạt động.
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ?
A. Nguyên tắc nhân đạo.
B. Nguyên tắc công khai.
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
D. Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích chung.
-
Câu 8:
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ là:
A. Nguyên tắc hạch toán kinh tế.
B. Nguyên tắc lấy ý kiến tín nhiệm trong đề bạt, phân công công tác.
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
D. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện.
-
Câu 9:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ là:
A. Xã hội hoá.
B. Hạch toán kinh tế.
C. Tôn trọng mọi ý kiến.
D. Đúng thẩm quyền, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008?
A. Cán bộ, công chức
B. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức
C. Công vụ
D. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức;
-
Câu 11:
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan, vì hoạt động công vụ của:
A. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có đặc trưng giống nhau
B. Cán bộ, công chức quy định trong Luật công vụ
C. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có đặc trưng khác nhau
D. Cán bộ, công chức quy định trong quy chế làm việc của từng cơ quan nhà nước
-
Câu 12:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, có bao nhiêu nguyên tắc trong thi hành công vụ?
A. 03 nguyên tắc
B. 04 nguyên tắc
C. 05 nguyên tắc
D. 06 nguyên tắc
-
Câu 13:
Công khai minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong các:
A. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
C. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
-
Câu 14:
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong các:
A. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
C. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
-
Câu 15:
Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong các:
A. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
B. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
C. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
D. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
-
Câu 16:
Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong các:
A. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
C. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
-
Câu 17:
Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong các:
A. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
C. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
-
Câu 18:
Đâu không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008?
A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
B. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
C. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát
D. Tận tụy phục vụ nhân dân
-
Câu 19:
Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ?
A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
B. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng
C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
D. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát
-
Câu 20:
Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức, một người làm việc trong cơ quan của Nhà nước được gọi là công chức khi đáp ứng được mấy điều kiện?
A. 04
B. 05
C. 06
D. 07
-
Câu 21:
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008, công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân là:
A. Công chức
B. Cán bộ
C. A, B đúng
D. A, B sai
-
Câu 22:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, có bao nhiêu nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
A. 03 nguyên tắc
B. 04 nguyên tắc
C. 05 nguyên tắc
D. 06 nguyên tắc
-
Câu 23:
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những:
A. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
B. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
C. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
-
Câu 24:
Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chi tiêu biên chế quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những:
A. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
B. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
C. Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, công chức
D. Nguyên tắc luân chuyển cán bộ, công chức
-
Câu 25:
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những:
A. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
B. Nguyên tắc trong thi hành công vụ
C. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
-
Câu 26:
Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những:
A. Nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc phân loại cán bộ, công chức
C. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
D. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
-
Câu 27:
Thực hiện bình đẳng giới quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những:
A. Nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức
B. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
C. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
D. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
-
Câu 28:
Luật cán bộ, công chức 2008 quy định việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên:
A. Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
B. Phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân
D. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
-
Câu 29:
Đâu là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008?
A. Đảm bảo sự kết hợp giữa con người và chức danh, vị trí việc làm
B. Đảm bảo sự công bằng, dân chủ
C. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước
D. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
-
Câu 30:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào không phải là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
A. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
B. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chi tiêu biên chế
C. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước
D. Thực hiện bình đẳng giới