1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Công ty kinh doanh A xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Công ty kinh doanh A thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế hàng xuất khẩu. Hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế của công ty A được nộp tại cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
A. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
B. Cơ quan Hải quan
C. Cơ quan Tài chính.
-
Câu 2:
Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
A. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
B. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
C. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 3:
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải gửi cho các đối tượng nào dưới đây:
A. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan.
B. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan; cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.
C. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.
-
Câu 4:
Mức xử phạt là bao nhiêu phần trăm (%) mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế?
A. 0,1%
B. 0,05%
C. 0,2%.
-
Câu 5:
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
A. Bộ Trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
B. Cơ quan thuế địa phương được xem xét, quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng xóa nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
C. Cả hai phương án trên.
-
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
A. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
B. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
C. Cả hai phương án trên.
-
Câu 7:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế không được quyền giữ bí mật thông tin.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế đã nộp cho cơ quan thuế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì cơ quan thuế được quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Luật Quản lý thuế quy định việc quản lý:
A. Các loại thuế
B. Các khoản thu khác thuộc NSNN
C. Các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
D. Phương án a và c
-
Câu 13:
Các đối tượng nào phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp khi có yêu cầu bằng văn bản củamột số cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Luật quản lý thuế:
A. Cơ quan quản lý thuế
B. Cơ quan quản lý thuế, công chức thuế
C. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế.
D. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
-
Câu 14:
Có bao nhiêu hình thức kiểm tra thuế:
A. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
B. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
C. Kiểm tra thuế được thực hiện dưới cả hai hình thức trên
-
Câu 15:
Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp nào sau đây:
A. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn.
B. Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.
C. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
D. Cả 3 trường hợp trên.
-
Câu 16:
Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự:
A. 05 ngày
B. 10 ngày
C. 15 ngày
-
Câu 17:
Các trường hợp nào sau đây cơ quan thuế được thanh tra thuế:
A. Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng.
B. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
C. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 18:
Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày ký:
A. 03 ngày
B. 04 ngày
C. 05 ngày
-
Câu 19:
Thời hạn một lần thanh tra thuế là bao nhiêu ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế? (không tính thời gian gia hạn):
A. Không quá 15 ngày
B. Không quá 30 ngày
C. Không quá 45 ngày
-
Câu 20:
Có bao nhiêu nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
A. 5 nguyên tắc
B. 6 nguyên tắc
C. 7 nguyên tắc
-
Câu 21:
Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là mấy năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện:
A. 01 năm
B. 02 năm
C. 03 năm
-
Câu 22:
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế có bị xử phạt hay không?
A. Có
B. Không
-
Câu 23:
Các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt:
A. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
B. Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ liên tục 3 năm trở lên không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
C. Doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục để được toàn án tuyên bố phá sản và không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
D. Cá nhân được cơ quan thuế coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế
-
Câu 24:
Công việc nào dưới đây không thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của Luật quản lý thuế:
A. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên.
B. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế cấp trên phải thông báo cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
C. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thong báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
-
Câu 25:
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong những trường hợp nào:
A. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
B. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp thuế.
C. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạt pháp luật về thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
D. Cả 3 trường hợp trên.
-
Câu 26:
Tổ chức, cá nhân nào sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
A. Kho bạc nhà nước không thực hiện trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào Ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.
B. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
C. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
D. Cả 3 trường hợp
-
Câu 27:
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ra quyết định:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 6 tháng
D. 3 tháng
-
Câu 28:
. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn:
A. 7 ngày
B. 10 ngày
C. 5 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 29:
Cá nhân được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ thì được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp:
A. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
B. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
C. Các trường hợp khác
D. Trường hợp a và b