1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Peroxisome là:
A. Bào quan có màng chứa emzym tiêu hóa và được tạo ra từ peroxisome có trước.
B. Bào quan không có màng chứa emzym oxy hóa và được tạo ra qua con đường tổng hợp.
C. Bào quan có màng chứa emzym oxy hóa và được tạo ra từ peroxisome có trước.
D. Bào quan không có màng chứa emzym oxy hóa và được tạo ra từ peroxisome có trước.
-
Câu 2:
Cellulose là một … được cấu thành bởi nhiều …
A. Carbohydrate, acid béo.
B. Đa phân tử, đường glucose.
C. Protein, acid amin.
D. Lipid, triglyceride.
-
Câu 3:
Trong quá trình nguyên phân, NST phân chia về hai cực ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối.
-
Câu 4:
Kết quả nguyên phân, từ một tế bào … tạo ra hai tế bào …
A. Đơn bội, lưỡng bội.
B. Đơn bội, đơn bội.
C. Lưỡng bội, lưỡng bội.
D. Lưỡng bội, đơn bội
-
Câu 5:
Ý nghĩa nào sau đây không đúng với giảm phân?
A. Tạo giao tử mang bộ NST đơn bội
B. Đảm bảo sự ổn định bộ NST qua thế hệ tế bào.
C. Cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính.
D. Xuất hiện biến dị tổ hợp.
-
Câu 6:
Từ 15 tế bào sinh trứng giảm phân sẽ tạo ra?
A. 15 trứng và 30 thể cực
B. 15 trứng và 45 thể cực.
C. 45 trứng và 15 thể cực.
D. 30 trứng và 15 thể cực
-
Câu 7:
Hiện tượng nào sau đây không xảy ra trong nguyên phân?
A. NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo.
B. NST trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen.
C. NST phân ly về hai cực
D. NST co ngắn và có hình dạng điển hình
-
Câu 8:
Sự tiếp hợp xảy ra vào giao đoạn nào của sự phân bào?
A. Kỳ sau của nguyên phân và giảm phân.
B. Kỳ trước II của giảm phân.
C. Kỳ giữa của nguyên phân và giảm phân.
D. Kỳ trước I của giảm phân.
-
Câu 9:
Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở kỳ nào?
A. Kỳ đầu và kỳ giữa
B. Kỳ giữa và kỳ sau
C. Kỳ sau và kỳ cuối
D. Kỳ cuối.
-
Câu 10:
Đặc điểm của quá trình dị hóa là gì?
A. Cần cung cấp năng lượng.
B. Giải phóng năng lượng.
C. Không tạo ra năng lượng.
D. Tổng hợp chất hữu cơ.
-
Câu 11:
∆G mang giá trị dương gọi là?
A. Phản ứng thu nhiệt
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng trung hòa.
D. Có thể thu hoặc tỏa nhiệt.
-
Câu 12:
∆G mang giá trị âm gọi là?
A. Phản ứng thu nhiệt
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng trung hòa.
D. Có thể thu hoặc tỏa nhiệt
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng hoạt hóa là một hằng số cố định
B. Năng lượng hoạt hóa không phụ thuộc vào trạng thái các liên kết trong phân tử.
C. Năng lượng hoạt hóa giúp phá vỡ các liên kết vốn có của phân tử chất tham gia phản ứng.
D. Vận tốc phản ứng không phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa
-
Câu 14:
Khi ∆G mang giá trị âm, đều này có ý nghĩa:
A. Mức năng lượng tự do của sản phẩm thấp hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
B. Mức năng lượng tự do của sản phẩm cao hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
C. Mức năng lượng tự do của sản phẩm bằng mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
D. Không liên quan đên mức năng lượng tự do của sản phẩm và mức năng lương tự do của các chất tham gia phản ứng
-
Câu 15:
Khi ∆G mang giá trị dương, đều này có ý nghĩa:
A. Mức năng lượng tự do của sản phẩm thấp hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
B. Mức năng lượng tự do của sản phẩm cao hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
C. Mức năng lượng tự do của sản phẩm bằng mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng.
D. Không liên quan đên mức năng lƣợng tự do của sản phẩm và mức năng lƣơng tự do của các chất tham gia phản ứng.
-
Câu 16:
Phản ứng … thường có xu thế diễn ra một cách tự phát?
A. ∆G âm
B. ∆G dương
C. ∆G bằng O
D. Cả A và B.
-
Câu 17:
R là ký hiệu của:
A. Sự biến đổi năng lượng tự do tiêu chuẩn
B. Sự biến đổi năng lượng tự do
C. Hằng số khí.
D. Nhiệt độ tuyệt đối.
-
Câu 18:
… sẽ di chuyển từ dung dịch có áp suất thẩm thấu … sang dung dịch có áp suất thẩm thấu … khi hai dung dịch được ngăn cách bởi một màng thấm chọn lọc.
A. Nước, thấp, cao
B. Nước, cao, thấp.
C. Chất tan, thấp, cao.
D. Chất tan, cao, thấp.
-
Câu 19:
Nồng độ Calci trong tế bào là 0,3%, trong dịch mô bao quanh tế bào là 0,1%. Tế bào này có thể nhận thêm Calci nhờ vào?
A. Khuếch tán có trợ lực.
B. Sự vận chuyển thụ động
C. Sự thẩm thấu.
D. Sự vận chuyển tích cực.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là đúng về vận chuyển thụ động?
A. Vận chuyển thụ động không liên quan đến sự khuếch tán
B. Vận chuyển thụ động không cần cung cấp thêm năng lượng.
C. Vận chuyển thụ động không phụ thuộc vào nồng độ.
D. Vận chuyển thụ động không xảy ra trong tế bào người.
-
Câu 21:
Sự vận chuyển qua màng theo kiểu nào thì không làm biến dạng màng?
A. Vận chuyển thụ động.
B. Vận chuyển chủ động.
C. Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.
D. Nhập bào.
-
Câu 22:
Khi tế bào động vật được ngâm trong một dung dịch nhƣợc trƣơng, chúng sẽ … Hiện tượng này được gọi là…
A. Hút nước, co nguyên sinh.
B. Hút nước, trương nước
C. Mất nước, co nguyên sin.
D. Mất nước, trương nước.
-
Câu 23:
Oxi, nito, cacbonic,… được vận chuyển qua màng theo kiểu?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động.
C. Vận chuyển có trợ lực
D. Khuếch tán đơn giản.
-
Câu 24:
Điểm khác nhau giữa vận chuyển tích cực và khuếch tán có trợ lực là?
A. Vận chuyển tích cực cần có protein chuyên chở còn khuếch tán có trợ lực thì không cần.
B. Khuếch tán có trợ lực vận chuyển các chất ngược chiều nồng độ còn vận chuyển tích cực thì không.
C. Khuếch tán có trợ lực cần có protein chuyên chở còn vận chuyển tích cực thì không cần.
D. Vận chuyển tích cực cần năng lượng do ATP cung cấp còn khuếch tán có trợ lực thì không cần.
-
Câu 25:
Quá trình đường phân có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 10 phản ứng
B. 15 phản ứng
C. 18 phản ứng
D. 9 phản ứng
-
Câu 26:
Chu kỳ Krebs có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 10 phản ứng
B. 15 phản ứng
C. 18 phản ứng
D. 9 phản ứng
-
Câu 27:
Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
A. Rể
B. Thân
C. Lá
D. Qủa
-
Câu 28:
Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong?
A. Ty thể
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Lục lạp
-
Câu 29:
Hô hấp là quá trình:
A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.