1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kết quả của giảm phân?
A. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST n
B. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST 2n
C. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n
D. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n
-
Câu 2:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân:
A. Nhiễm sắc thể tiếp hợp
B. Thoi phân bào hình thành
C. Nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực tế bào
D. Nhiễm sắc thể cô đặc
-
Câu 3:
Thế nào là trao đổi chéo?
A. Trao đổi chéo là sự di chuyển của vật chất di truyền từ NST này sang 1 NST không tương đồng
B. Trao đổi chéo là sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST
C. Hiện tượng trao đổi các đoạn nhiễm sắc tử trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng
D. Tất cả đáp án trên sai
-
Câu 4:
Sự biến dị xảy ra khi chức năng các NST được tổ hợp lại trong giai đoạn nào với thụ tinh:
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Phiêu bạt gen
D. Chọn lọc tự nhiên
-
Câu 5:
Các giao tử được sản sinh bởi quá trình nào sau đây:
A. Chu trình tế bào
B. Thụ tinh
C. Giảm phân
D. Nguyên phân
-
Câu 6:
Giao tử người bình tưưòng mang bao nhiêu NST?
A. 23 cặp NST
B. 23 NST
C. 5 NST
D. 46 NST
-
Câu 7:
Giảm phân I sản sinh bao nhiêu tế bào và các tế bào này có đặc điểm gì?
A. Hai TB đơn bội kép
B. Bốn TB đơn bội
C. Hai TB lưỡng bội
D. Bốn TB lưỡng bội
-
Câu 8:
GIảm phân II thường sản sinh ra bao nhiêu TB?
A. Hai TB đơn bội kép
B. Bốn TB đơn bội
C. Hai TB lưỡng bội
D. Bốn TB lưỡng bội
-
Câu 9:
Các Nhiễm sắc tử chị emphaan ly trong kỳ nào sau đây:
A. Kỳ đầu I
B. Kỳ đầu II
C. Kỳ sau II
D. Kỳ trung gian
-
Câu 10:
Sự tiếp hợp của NST xảy ra trong giai đoạn nào sau đây?
A. Kỳ sau I
B. Kỳ đầu I
C. Phân chia TB chất
D. Kỳ đầu II
-
Câu 11:
Cuối kỳ cuối I của giảm phân và phân chia TB chất sẽ tạo nên những TB nào?
A. 4 TB đơn bội
B. 4 TB lưỡng bội
C. 1 TB trứng đơn bội và 3 thể cực
D. 2 TB đơn bộ
-
Câu 12:
Các TB Xoma của người bình thường chứa bao nhiêu bộ NST và được gọi là gì?
A. Một bộ NST/ Lưỡng bội
B. Hai bộ NST/ Đơn bội
C. Một bộ NST/ Đơn bội
D. Một bộ NST/ Đơn bội
-
Câu 13:
Adenosin tri phosphate là tên đầy dủ của hợp chất?
A. ADN
B. ATP
C. ADP
D. AMP
-
Câu 14:
Đặc trƣng chỉ có ở các tổ chức sống mà không có ở vật không sống là?
A. Phương thức đồng hóa và dị hóa
B. Có tính cảm ứng và tính thích nghi.
C. Sắp xếp các tổ chức một cách đặc hiệu và hợp lý
D. Có khả năng sinh sản.
-
Câu 15:
Thành phần nào thuộc về nhóm cơ thể sống chƣa có cấu tạo tế bào?
A. Vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.
B. Dịch tế bào và vỏ prôtêin.
C. Ti thể và khí khổng
D. Cả A, B và C
-
Câu 16:
Đại diện cơ bản của nhóm cơ thể sống chƣa có cấu tạo tế bào là?
A. Vi khuẩn và tảo lam.
B. Thực vật và động vật phù du.
C. Thủy tức
D. Virus
-
Câu 17:
Tác nhân gây bệnh cúm, chó dại, sởi, quai bị,... là do loài virus nào gây nên?
A. Adenovirus
B. Myxovirus
C. Nitavirus và Herpesvirus
D. Hepatitis A, B, C, D,…
-
Câu 18:
Đại diện cơ bản của nhóm cơ thể sống có cấu tạo tế bào với nhân chƣa hoàn chỉnh là?
A. Vi khuẩn và tảo lam.
B. Giới thực vật và giới động vật.
C. Virus
D. Côn trùng
-
Câu 19:
Virus được phát hiện năm 1892 bởi D.I. Ivanopski, khi nghiên về bệnh đớm của loài thực vật nào?
A. Cây nha đam.
B. Cây bã đậu.
C. Cây thuốc lá.
D. Cây cần sa
-
Câu 20:
Loại siêu vi khuẩn kí sinh trong tế bào vi khuẩn do các nhà khoa học người Pháp là Herlle phát hiện năm 1917. Chúng rất phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt phong phú trong ruột ngƣời và động vật. Siêu vi khuẩn trên tên là gì?
A. Thực thể khuẩn.
B. Thể ăn khuẩn.
C. HIV.
D. Virus.
-
Câu 21:
Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau: Trộn vỏ prôtein của chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi của chủng B. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu đƣợc virut thuộc:
A. Chủng A và B.
B. Chủng AB.
C. Chủng A.
D. Chủng B.
-
Câu 22:
Trong tự nhiên, một số virus sau khi thâm nhập vào vật chủ, hệ gen của chúng gia nhập vào tế bào vật chủ. Hệ gen này được nhân lên cùng với sự nhân lên của hệ gen tế bào chủ. Chúng không làm tan tế bào vật chủ mà cùng tồn tại trong một thời gian dài. Hiện tượng này được gọi là?
A. Hiện tượng sinh biến.
B. Hiện tượng hòa tan.
C. Hiện tượng thẩm thấu.
D. Hiện tượng sinh tan.
-
Câu 23:
Virus gây hiện tượng sinh tan, được gọi là?
A. Virus ôn đới.
B. Virus lành tính.
C. Virus ôn hòa.
D. Virus sinh biến
-
Câu 24:
HIV là một loại Retrovirus có một lớp vỏ bọc, vỏ bọc này là tác nhân gây ức chế hệ miễn dịch của người?
A. Vỏ bọc màng lipit
B. Vỏ bọc cơ chất prôtêin.
C. Vỏ bọc prôtêin
D. Cả B và C.
-
Câu 25:
Đơn vị cấu trúc và chức năng căn bản của mọi sinh vật sống thuộc về?
A. Prôtêin
B. Tế bào
C. Vật chất
D. Năng lượng.
-
Câu 26:
Vào năm 1665, lần đầu tiên Rober Hook đã quan sát thế giới sinh vật bằng kính hiển vi tự tạo có độ phóng đại 30 lần. Ông đã quan sát mô bần ở thực vật và thấy rằng cấu trúc của chúng có dạng các xoang rỗng có thành bao quanh và đặt tên là Cella. Những quan sát của Rober Hook đã đặt nền móng cho một môn khoa học mới, đó là môn?
A. Sinh thái học
B. Tế bào học.
C. Thực vật học.
D. Thiên văn học.
-
Câu 27:
Cấu trúc nào của tế bào nhân sơ có tác dụng bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác động bên ngoài (như sự khô hạn và sự tấn công của bạch cầu) và nguồn dự trữ dinh dưỡng cho tế bào?
A. Vỏ nhày (capsule).
B. Vách tế bào (cell wall).
C. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane).
D. Tế bào chất (cyloplasm).
-
Câu 28:
Ở một số loại vi khuẩn thuộc họ Mycoplasma (thuộc tế bào nhân sơ), lớp ngoài cùng của tế bào là gì?
A. Vách tế bào (cell wall).
B. Vỏ nhày (capsule).
C. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane)
D. Tế bào chất (cyloplasm).
-
Câu 29:
Người đầu tiên đề xướng phương pháp nhuộm để phân biệt hai nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) là H.C.Gram, một nhà sinh vật học người Đan Mạch. Theo phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-) lần lượt bắt màu sắc nào sau đây?
A. Màu tím và màu cam.
B. Màu hồng và màu đỏ.
C. Màu cam và màu hồng.
D. Màu tím và màu đỏ.
-
Câu 30:
Cho các chức năng sau:
i. Ngăn cách tế bào với môi trường, giúp tế bào trở thành một hệ thống biệt lập.
ii. Thực hiện quá trình trao đổi chất, thông tin giữa tế bào và môi trường.
iii. Là giá thể để gắn các emzym của quá trình trao đổi chất trong tế bào.
Các chức năng trên nói đến cấu trúc nào của tế bào nhân sơ?
A. Tế bào chất (cyloplasm)
B. Vách tế bào (cell wall).
C. Thể nhân.
D. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane).