1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính XY, sự rối loạn phân ly của NST giới tính phải xảy ra:
A. Ở kỳ đầu của lần phân bào 1 của giảm phân
B. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
C. Ở kỳ đầu của lần phân bào 2 của giảm phân
D. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
-
Câu 2:
Lý do làm tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Đao có tỷ lệ gia tăng theo tuổi mẹ, đặc biệt là ở người mẹ trên 35 tuổi là do:
A. Tế bào bị lão hoá làm quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không xảy ra
B. Tế bào bị lão hoá làm phát sinh đột biến gen
C. Tế bào bị lão hoá làm cho sự phân ly NST dễ bị rối loạn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Nguồn năng lượng trực tiếp của tế bào là:
A. Glucose
B. Galactose
C. Ribose
D. Fructose
-
Câu 4:
Nguyên sinh chất có tính chất, ngoại trừ:
A. là một hệ keo
B. độ nhớt cao
C. chuyển đổi sol-gel
D. nhũ tương không bền
-
Câu 5:
Tỉ lệ của nguyên tố hiđrô (H) có trong cơ thể người là khoảng:
A. 1,5%
B. 65%
C. 9,5%
D. 18,5%
-
Câu 6:
Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng?
A. N, Cu, Mo, B
B. Co, Cu, Fe, Mo.
C. C, F, Cu, Fe.
D. H, Zn, Fe, Cu.
-
Câu 7:
Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì:
A. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào (nước chiếm tỉ lệ rất lớn) vì thế không có nước sẽ không có sự sống.
B. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào vì thế, không có nước sẽ không có sự sống.
C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào vì thế không có nước sẽ không có sự sống.
D. Nước tham gia vào các phản ứng hóa học trong chuyển hóa vật chất ở tế bào vì thế không có nước sẽ không có sự sống.
-
Câu 8:
Chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống: Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn ..... khối lượng cơ thể sống.
A. 0,01%
B. 1%
C. 0,1%
D. 0,001%
-
Câu 9:
Chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống: Phần lớn các nguyên tố ..(1).. tham gia cấu tạo nên các đại phân tử ..(2).. còn các nguyên tố ..(3).. thường tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin...
A. 1- vô cơ; 2-đa lượng; 3- hữu cơ
B. 1- vi lượng; 2- hữu cơ; 3- đa lượng
C. 1- vô cơ; 2- vi lượng; 3- hữu cơ
D. 1- đa lượng; 2-hữu cơ; 3- vi lượng
-
Câu 10:
Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người?
A. Phôtpho cần cho axit nuclêic trong mỗi tế bào cơ thể.
B. Mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng thiếu Iốt chúng ta có thể bị bệnh biếu cổ.
C. Canxi cần cho sự phát triển xương người.
D. Nitơ tồn tại trong cơ thể ở dạng NH3 (dưới dạng nước tiểu).
-
Câu 11:
Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống:
A. Là thành phần cấu trúc lên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.
C. Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào.
D. Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào.
-
Câu 12:
Trong tế bào, nước phân bố chủy yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào
B. Nhân tế bào
C. Nhiễm sắc thể
D. Chất nguyên sinh
-
Câu 13:
Cấu trúc hóa học của nước gồm:
A. Ba nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô.
B. Hai nguyên tử Ôxy kết hợp với một nguyên tử Hyđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
C. Hai nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô.
D. Một nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
-
Câu 14:
Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là:
A. Chất hữu cơ
B. Vitamin
C. Nước
D. Chất vô cơ
-
Câu 15:
Trong cấu tạo tế bào, xenlulôzơ tập trung ở:
A. Thành tế bào
B. Nhân tế bào
C. Màng nhân
D. Chất nguyên sinh
-
Câu 16:
Cấu trúc của các loại cacbonhyđrat gồm:
A. Gồm 3 nguyên tố hóa học: C, H, O nhưng có nhiều liên kết C-H và ít ôxy hơn.
B. Gồm 4 nguyên tố hóa học C, H, O, N và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. Gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, N và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Cacbonhyđrat gồm 3 loại nguyên tố hóa học: C, H, O và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: (CH2O)n
-
Câu 17:
Một trong những chức năng của đường glucôzơ là:
A. Nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn của tế bào
B. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
C. Là thành phần của phân tử ADN
D. Tham gia cấu tạo thành tế bào
-
Câu 18:
Chức năng của mỡ là:
A. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
B. Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
C. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
D. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
-
Câu 19:
Đường thuộc nhóm đissaccarit là:
A. Mantôzơ
B. Glucôzơ
C. Fructôzơ
D. Pentôzơ
-
Câu 20:
Chức năng của phôtpholipit:
A. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
B. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D. Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
-
Câu 21:
Chức năng của các loại cacbohyđrat:
A. Cấu tạo nên màng tế bào, màng sinh chất.
B. Là nguồn năng lượng chính dự trữ của tế bào.
C. Là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể, cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
-
Câu 22:
Các loại nào sau đây là của hợp chất hữu cơ lipit?
A. Mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin: carôtennôit- vitamin A, D, E và K.
B. Mỡ, phôtpholipit, lactôzơ.
C. Mỡ, glicôgen, phôtpholipit.
D. Glicôgen, carôtennôit, phôtpholipit, ơstrôgen.
-
Câu 23:
Hợp chất cacbonhyđrat: đường đơn- đường đôi- đường đa được xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp là:
1. Glucôzơ
2. Đường Ribô
3. Glicôgen - Xenlulôzơ
4. Đường saccarôzơ
A. 2 → 3 → 4 → 1.
B. 1 → 2 → 3 → 4.
C. 2 → 1 → 4 → 3.
D. 1 → 3 → 4 → 2.
-
Câu 24:
Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:
A. Cacbohyđrat.
B. Tinh bột.
C. Đường đa.
D. Đường đơn, đường đôi.
-
Câu 25:
Chức năng nào dưới đây không phải của prôtêin?
A. Quy định các đặc điểm hình thái,, cấu tạo của cơ thể
B. Kháng thể bảo vệ cơ thể, tham gia vào chức năng vận động
C. Enzin xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể
D. Có khả năng thực hiện nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của prôtêin
-
Câu 26:
Trong các loại prôtêin sau thì những loại prôtêin trong tế bào người:
I/ Côlazen: cấu tạo lên mô liên kêt da.
II/ Hêmôglôbin: làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2
III/ Miôzin: cấu tạo lên cơ.
IV/ Glicôxênol: dự trữ năng lượng.
A. I, II, IV.
B. I, III, IV
C. I, II, III
D. II, III, IV.
-
Câu 27:
Cấu trúc bậc 2 của prôtêin là như thế nào?
A. Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B. Chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gấp nếp.
C. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
D. Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây là đúng về sự hình thành liên kết peptit trong phân tử prôtêin?
A. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin trước với nhóm cacboxil của axit amin sau có sự giải phóng 1 phân tử nước
B. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxil của axit amin này với nhóm cacboxil của axit amin kia, có sự giải phóng một phân tử nước
C. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cácboxin của axit amin khác
D. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxin của axit amin trước với nhóm amin của axit amin sau, có sự giải phóng 1 phân tử nước
-
Câu 29:
Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của phân tử prôtêin:
A. Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B. Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều và một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlypeptit liên kết với nhau theo một cách nào đó.
C. Chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gấp nếp và một chuỗi prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlypeptit liên kết với nhau theo một cách nào đó.
D. Phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
-
Câu 30:
Cấu trúc xoắn anpha của mạch pôlipeptit là cấu trúc không gian:
A. Bậc IV
B. Bậc I
C. Bậc III
D. Bậc II