1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mạng lưới nội chất không có chức năng nào sau đây?
A. Chia tế bào thành nhiều ngăn nhỏ
B. Vận chuyển các chất trong tế bào
C. Tổng hợp các phân tử
D. Trung tâm kiểm soát các hoạt động tế bào
-
Câu 2:
Bào quan nào không liên quan trực tiếp đến sự nâng đỡ hay vận chuyển?
A. Vi sợi
B. Vi ống
C. Tiêu thể
D. Vách tế bào
-
Câu 3:
Lạp thể có khả năng tự nhân đôi nhờ vào đâu?
A. Ribosome riêng biệt
B. Protein riêng biệt
C. Emzyme
D. Axit nucleic
-
Câu 4:
Giai đoạn lưỡng bội trong chu kỳ sống của người bắt đầu bằng?
A. Sự nguyên phân
B. Sự giảm phân
C. Sự thụ tinh
D. Lần phân chia đầu tiên của hợp tử
-
Câu 5:
Nước tinh khiết có tiềm năng thẩm thấu?
A. Bằng không
B. Nhỏ hơn không
C. Lớn hơn không
D. Hằng số
-
Câu 6:
Dung dịch ưu trương là dung dịch có?
A. Nồng độ các hạt thẩm thấu tích cực cao.
B. Nồng độ các hạt thẩm thấu tích cực thấp.
C. Sự cân bằng về nồng độ của các hạt thẩm thấu tích cực.
D. Không bị ảnh hưởng bỏi các hạt thẩm thấu tích cực.
-
Câu 7:
Dung dịch nhược trương là dung dịch có:
A. Nồng độ các hạt thẩm thấu tích cực cao.
B. Nồng độ các hạt thẩm thấu tích cực thấp.
C. Sự cân bằng về nồng độ của các hạt thẩm thấu tích cực.
D. Không bị ảnh hưởng bỏi các hạt thẩm thấu tích cực.
-
Câu 8:
Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của?
A. Thành tế bào
B. Màng
C. Vùng tế bào
D. Vùng nhân
-
Câu 9:
Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp nhầy giúp nó?
A. dễ di chuyển.
B. dễ thực hiện trao đổi chất.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
-
Câu 10:
Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất?
A. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
B. Bảo vệ nhân
C. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.
D. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
-
Câu 11:
Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ?
A. Phospholipid chỉ có ở một số loại màng.
B. Chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực.
C. Mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng.
D. Chỉ có một số màng có tính bán thấm.
-
Câu 12:
Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là?
A. Protein
B. Phospholipid
C. Carbohydrate
D. Cholesterol
-
Câu 13:
Bào quan là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống là?
A. Ti thể
B. Trung thể
C. Lạp thể
D. Không bào
-
Câu 14:
Tế bào thực vật không có trung tử nhƣng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ?
A. Các vi ống
B. Ti thể
C. Lạp thể
D. Mạch dẫn
-
Câu 15:
Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào?
A. Lông hút của rễ cây
B. Cánh hoa
C. Đỉnh sinh trưởng
D. Lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn
-
Câu 16:
Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào?
A. Lông hút của rễ cây
B. Cánh hoa
C. Đỉnh sinh trưởng
D. Lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn
-
Câu 17:
Ở người, loại tế bào có nhiều lizoxome nhất là?
A. Biểu bì
B. Bạch cầu
C. Hồng cầu
D. Cơ tim
-
Câu 18:
Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ?
A. Các bó vi ống
B. Các bó bó vi sợi
C. Các bó sợi trung gian
D. Chất nền ngoại bào
-
Câu 19:
Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là?
A. Ti thể, lục lạp
B. Ribosome, lizosome
C. Peroxisome, ribosome
D. Lizosome, perexisome
-
Câu 20:
Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách?
A. xuất bào, ẩm bào hay thực bào.
B. xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán.
D. ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
-
Câu 21:
Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch?
A. Saccarozo nhược trương.
B. Saccarozo ưu trương.
C. Urê ưu trương.
D. Urê nhược trương.
-
Câu 22:
Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân?
A. Tái bản AND
B. Phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. Tạo thoi phân bào.
D. Tách đôi trung thể.
-
Câu 23:
Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách?
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 24:
Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
-
Câu 25:
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ?
A. Màng nhân
B. Nhân con
C. Trung thể
D. Thoi vô sắc
-
Câu 26:
Trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn, việc phân phối vật chất di truyền được thực hiện nhờ?
A. Sự hình thành vách ngăn.
B. Sự co thắt của màng sinh chất.
C. Sự kéo dài của màng tế bào.
D. Sự tự nhân đôi của màng sinh chất
-
Câu 27:
NST giới tính có ở đâu?
A. Tất cả tế bào
B. Tế bào sinh dục
C. Tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào da
-
Câu 28:
Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là?
A. Sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn
B. Sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C. Sự tự nhân đôi và sự phân li.
D. Sự đóng xoắn và tháo xoắn.
-
Câu 29:
Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ?
A. Quá trình giảm phân.
B. Quá trình nguyên phân
C. Quá trình thụ tinh.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 30:
Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự?
A. Hấp phụ- xâm nhập- lắp ráp- sinh tổng hợp- phóng thích.
B. Hấp phụ- xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích- lắp ráp.
C. Hấp phụ - lắp ráp- xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích
D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.