1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Diệp lục tố và carotenoid gắn trên màng nào của lục lạp?
A. Stroma
B. Màng ngoài
C. Màng thylakoid
D. Màng trong
-
Câu 2:
Chức năng của sự hô hấp là?
A. Tách CO2 từ khí quyển
B. Khử CO2
C. Tổng hợp glucose
D. Tách năng lượng hữu dụng từ glucose
-
Câu 3:
Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Đường phân
B. Chu trình Krebs
C. Chuỗi truyền điện tử
D. Tổng hợp Axetyl – CoA từ pyruvat
-
Câu 4:
Trong hô hấp tế bào, …… được sử dụng và …… được tạo ra.
A. CO2/H2O
B. Glucose/CO2
C. O2/Glucose
D. H2O/ATP
-
Câu 5:
Sản phẩm của sự phân giải hợp chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp?
A. Oxygen, nước, năng lượng
B. Nước, đường, năng lượng
C. Khí carbonic, nước, năng lượng
D. Khí carbonic, nước, đường
-
Câu 6:
Enzyme không có đặc tính nào sau đây?
A. Tính chuyên hóa cao
B. Hoạt tính mạnh
C. Tính đặc hiệu cao
D. Tính đa dạng cao
-
Câu 7:
Sản phẩm đầu tiên của chu trình Calvin là?
A. APG (acid phosphoglyceric)
B. ALPG (andehyd phosphoglyceric)
C. RuBP (ribolose -1,5- diphosphate)
D. ATP, NADPH
-
Câu 8:
Trao đổi khí O2 và CO2 ở thực vật bậc cao chủ yếu qua:
A. Lớp cutin phủ trên biểu bì lá
B. Các khí khổng đóng mở có kiểm soát
C. Các kẻ hở phân bố ngẫu nhiên trên lá
D. Các bơm cần năng lượng
-
Câu 9:
Trong chu trình Calvin, CO2 được kết hợp với?
A. Một hợp chất 2C để tạo thành hợp chất 3C
B. Một hợp chất 7C để tạo thành hai hợp chất 4C
C. Một hợp chất 5C để tạo thành một hợp chất 6C không bền, sau đó bị cắt thành hai hớp chất 3C
D. Một hợp chất 5C để tạo thành một hợp chất 6C bền, có thể trực tiếp biến đổi thành glucose
-
Câu 10:
Sự đường phân diễn ra theo bốn bước chính theo trình tự?
A. Tạo chất khử NADH, hoạt hóa đường glucose, cắt đôi đường 6C và tổng hợp ATP
B. Hoạt hóa đường glucose, cắt đôi đường 6C, tạo chất khử NADH và tổng hợp ATP
C. Cắt đôi đường 6C, hoạt hóa đường glucose, tạo chất khử NADH và tổng hợp ATP
D. Tổng hợp ATP, cắt đôi đường 6C, hoạt hóa đường glucose và tạo chất khử NADH
-
Câu 11:
Các sản phẩm trung gian chính của chu trình Krebs?
A. Acid citric, acid α – ketoglutatic, acid oxaloacetic
B. Acid citric, acid oxaloacetic, acid pyruvic
C. Acid citric, acid α – ketoglutatic, acid pyruvic
D. Acid α – ketoglutatic, acid oxaloacetic, acid pyruvic
-
Câu 12:
Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra:
A. 32 ATP
B. 34 ATP
C. 36 ATP
D. 38 ATP
-
Câu 13:
Chuỗi chuyền êlectron tạo ra:
A. 32 ATP
B. 34 ATP
C. 36 ATP
D. 38 ATP
-
Câu 14:
Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là:
A. Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng
B. Thu được mỡ từ glucose.
C. Cho phép cacbohyđrate thâm nhập vào chu trình krebs
D. Có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ
-
Câu 15:
Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
B. Chủ yếu sống ở vùng ôn đới.
C. Sống ở vùng nhiệt đới.
D. Sống ở vùng sa mạc.
-
Câu 16:
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hoà nhiệt độ của không khí
-
Câu 17:
Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
C. Sống ở vùng nhiệt đới.
D. Sống ở vùng sa mạc.
-
Câu 18:
Nhóm thực vật C4 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới.
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Sống ở vùng nhiệt đới.
D. Sống ở vùng sa mạc.
-
Câu 19:
Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu
B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. Rau dền, kê, các loại rau
-
Câu 20:
Những cây thuộc nhóm C3 là:
A. Rau dền, kê, các loại rau
B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
-
Câu 21:
Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. Rau dền, kê, các loại rau
-
Câu 22:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
A. Cường độ quang hợp cao hơn.
B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
C. Năng suất cao hơn
D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường
-
Câu 23:
Chất được tách ra khỏi chu trình calvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. APG (axit phốtphoglixêric)
B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat)
C. ALPG (anđêhit photphoglixêric)
D. AM (axitmalic).
-
Câu 24:
Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình calvin?
A. Nhóm thực vật CAM
B. Nhóm thực vật C4 và CAM.
C. Nhóm thực vật C4
D. Nhóm thực vật C3.
-
Câu 25:
Sản phẩm quan hợp đầu tiên của chu trình calvin là:
A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 -điphôtphat)
B. ALPG (anđêhit photphoglixêric)
C. AM (axitmalic)
D. APG (axit phốtphoglixêric).
-
Câu 26:
Các tia sáng tím kích thích:
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat.
B. Sự tổng hợp lipit.
C. Sự tổng hợp ADN.
D. Sự tổng hợp prôtêin.
-
Câu 27:
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN.
B. Tổng hợplipit.
C. Tổng hợp cacbôhđrate
D. Tổng hợp prôtêin.
-
Câu 28:
Trong quang hợp, ngược với hô hấp ở ty thể:
A. Nước được tạo thành.
B. Sự tham gia của các hợp chất kim loại màu.
C. Chuyền êlectron
D. Nước được phân ly
-
Câu 29:
Hoạt động nào sau đây là của enzyme?
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Tham gia vào thành phần các chất tổng hợp được
C. Điều hòa các hoạt động sống của cơ thể
D. Tác dụng với chất tham gia phản ứng
-
Câu 30:
Enzyme là chất xúc tác ……có bản chất là ……có khả năng xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
A. Sinh học/protein.
B. Sinh học/lipid.
C. Hóa học/protein.
D. Hóa học/lipid