1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trình tự các giai đoạn phát triển phôi của động vật là:
A. Tạo giao tử, thụ tinh, phân cắt phôi
B. Phôi nang, phôi dâu, phôi vị
C. Phân cắt tạo phôi nang, tạo phôi vị hoá, tạo mầm cơ quan
D. Thụ tinh, phát triển phôi, hậu phôi
-
Câu 2:
Đặc điểm chỉ có ở phôi nang của trứng vô hoàng là:
A. Gồm có tiểu phôi bào ở ngoài và đại phôi bào ở trong
B. Gồm các tiểu phôi bào ở cực sinh vật và các đại phôi bào ở cực sinh dưỡng
C. Gồm các tiểu phôi bào bao quanh và khối đại phôi bào ở cực sinh vật
D. Một xoang lớn chứa dịch có một lớp tế bào bao quanh
-
Câu 3:
Hiện tượng quái thai thường gặp do rối loạn ở giai đoạn:
A. Tạo hợp tử bất thường
B. Tạo phôi nang
C. Tạo phôi vị
D. Tạo mầm cơ quan
-
Câu 4:
Trong quá trình phát triển phôi của trứng đẳng hoàng lá giữa có nguồn gốc:
A. Lá ngoài môi lưng
B. Lá trong môi bụng
C. Lá trong môi lưng
D. Lá ngoài môi bụng
-
Câu 5:
Cơ xương sụn có nguồn gốc lá phôi:
A. giữa
B. ngoài
C. trong
D. lá nuôi
-
Câu 6:
Tái tạo khôi phục không phải là:
A. Phục hồi các tế bào, các mô bị già chết do hoạt động sinh lí
B. Hiện tượng liền sẹo
C. Phục hồi các mô, cơ quan bị tổn thương, hỏng hóc
D. Cần thiết có sự tham gia của hệ thần kinh, nội tiết
-
Câu 7:
Da, lông, tóc, móng... có nguồn gốc lá phôi nào?
A. lá ngoài
B. lá trong
C. lá giữa
D. lá trung giang
-
Câu 8:
Mắt có nguồn gốc lá phôi nào?
A. giữa
B. ngoài
C. trong
D. lá nuôi
-
Câu 9:
Tim có nguồn gốc lá phôi nào?
A. giữa
B. ngoài
C. trong
D. lá nuôi
-
Câu 10:
Ống ruột có nguồn gốc lá phôi nào?
A. giữa
B. ngoài
C. trong
D. lá nuôi
-
Câu 11:
Các bọng não có nguồn gốc lá phôi nào?
A. giữa
B. ngoài
C. trong
D. lá nuôi
-
Câu 12:
Sự khác biệt về nồng độ ion ở mặt trong và ở mặt ngoài của màng tạo nên điện thế năng thông qua việc nào?
A. Đưa Ca2+ ra ngoài, đưa K+ vào trong.
B. Đưa Ca2+ vào trong, đưa K+ ra ngoài.
C. Đưa Na+ ra ngoài, đưa K+ vào trong
D. Đưa Na+ vào trong, đưa K+ ra ngoài
-
Câu 13:
Nhƣ vậy, sau một chu kỳ có bao nhiêu ion Na+ được chuyển ra ngoài và bao nhiêu ion K+ được đưa vào trong kênh Na+ /K+?
A. 2 – 2
B. 3 – 3
C. 2 – 3
D. 3 – 2
-
Câu 14:
Vị trí kênh H+ nằm ở đâu trong tế bào?
A. Ty thể và lục lạp.
B. Màng tế bào.
C. Màng sinh chất.
D. Thành tế bào.
-
Câu 15:
Sự hình thành chân giả để vây bắt các phân tử ngoại bào xuất hiện ở dạng nhập bào nào?
A. Ẩm bào.
B. Thực bào.
C. Nhập bào – thụ thể.
D. Cả A và B.
-
Câu 16:
Xuất bào là hình thức vận chuyển chất ra khỏi tế bào bằng?
A. Vỏ nhày.
B. Thành tế bào.
C. Màng sinh chất.
D. Lưới nội chất.
-
Câu 17:
Sự trao đổi thông tin qua màng tế bào, bộ phận tiếp nhân thông tin chính là?
A. Ty thể
B. Tế bào thần kinh.
C. Xynap.
D. Thụ thể.
-
Câu 18:
Đối với hai tế bào thần kinh, muốn trao đổi thông tin với nhau thì cần phải có?
A. Xynap hóa học và Xynap điện.
B. Các cầu nối tế bào.
C. Kênh dẫn truyền.
D. Cả A, B và C
-
Câu 19:
Đối với hai tế bào bình thường, muốn trao đổi thông tin với nhau thì cần phải có?
A. Xynap hóa học và Xynap điện.
B. Các cầu nối tế bào.
C. Kênh dẫn truyền.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 20:
Điều đưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là?
A. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển.
B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Tuân thủ theo qui luật khuyếch tán.
D. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
-
Câu 21:
Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây?
A. Hoà tan trong dung môi.
B. Dạng tinh thể rắn.
C. Dạng khí.
D. Dạng tinh thể rắn và khí.
-
Câu 22:
Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là?
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.
-
Câu 23:
Sự thẩm thấu là?
A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng
B. Sự khuyếch tán của các phân tử đường qua màng
C. Sự di chuyển của các ion qua màng.
D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng.
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
C. Sự khuyếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động.
D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
-
Câu 25:
Hình thức vận chuyển chất nào dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất?
A. Khuếch tán
B. Thực bào.
C. Thụ động.
D. Tích cực.
-
Câu 26:
Các chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ màng sinh chất thì được vận chuyển vào bên trong tế bào bằng cách nào?
A. Khuếch tán.
B. Thẩm thấu.
C. Thụ động.
D. Chủ động.
-
Câu 27:
Dạng năng lượng chủ yếu trong các tế bào sống là?
A. Cơ năng.
B. Điện năng.
C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng.
-
Câu 28:
Bản chất của emzym là gì?
A. Prôtêin
B. Acid amin
C. Gluten
D. Phospholipid.
-
Câu 29:
Emzym amilase có nhiều nhất ở đâu?
A. Ruột già.
B. Ruột non.
C. Dạ dày.
D. Khoang miệng
-
Câu 30:
Emzym đầu tiên được kết tinh của đậu tương vào năm 1926 tên gì?
A. Pepsin
B. Tripsin
C. Urease.
D. Amilase.