1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cấu trúc của 1 axit amin phải có những thành phần cơ bản nào dưới đây:
I. H3PO4 IV. Nhóm -NH2
II. Nhóm - COOH V. Gốc hiđrôcacbon
III. C5H10O4 VI. Bazơ nitric
A. II; III; IV
B. II; IV; V
C. I; III; VI
D. I; III; IV; V
-
Câu 2:
Cấu trúc bậc 4 của prôtêin:
A. Chỉ có ở một số lợi prôtêin, được hình thành từ 2 chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau
B. Có tất cả các loại prôtêin
C. Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.
D. Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc giống nhau
-
Câu 3:
Những hợp chất nào dưới đây là prôtêin:
A. Albumin, glôbulin, côlestêron.
B. Glôbulin, côlagen, phôtpholipit.
C. Albumin, glôbulin, côlagen.
D. Albumin, glôbulin, phôtpholipit.
-
Câu 4:
Cấu trúc bậc 1 của prôtêin là như thế nào?
A. Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B. Các chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gâp nếp.
C. Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
D. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
-
Câu 5:
Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học nối giữa:
A. Đường và axit
B. Axit và bazơ
C. Đường và đường
D. Bazơ và đường
-
Câu 6:
Chức năng của ARN thông tin là:
A. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
B. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin
C. Qui định cấu trúc đặc thù của ADN
D. Tổng hợp phân tử ADN
-
Câu 7:
Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN có 3 thành phần là:
A. Axit phôtphoric, baơ nitơ và liên kết hóa học
B. Đường có 6C, axit phôtphoric và baơ nitơ
C. Đường có 5C, axit phôtphoric và liên kết hóa học
D. Đường 5C, axit phôtphoric và baơ nitơ
-
Câu 8:
Nếu so sánh với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN:
A. Ít hơn một nguyên tử cacbon
B. Nhiều hơn một nguyên tử cacbon
C. Nhiều hơn một nguyên tử ôxi
D. Ít hơn một nguyên tử ôxi
-
Câu 9:
Thành phần đơn phân của phân tử ADN:
A. Amin, đường pentôzơ, bazơ nitric
B. Gồm 3 thành phần: Đường pentôzơ (C5H10O4); H3PO4, Bazơ nitơ có tính kiềm yếu: A,T, G,X
C. Đường pentôzơ, axit phôtphoric, bazơ nitric
D. Nhóm cacbôxyl, axit phôtphoric, đường pentôzơ
-
Câu 10:
Một mạch của phân tử ADN có trình tự như sau: - A- X- G- T- A- A- G-, trình tự của mạch bổ sung là:
A. - U- G- X- A- U- U- X-
B. - A- X- G- U- A- A- G-
C. - T- G- X- A- T- T- X-
D. - A- X- G- T- A- A- G-
-
Câu 11:
Câu nào không đúng trong các câu sau khi nói về cấu trúc phân tử ADN ở sinh vật:
A. Ở các tế bào nhân thực, phân tử ADN có cấu trúc dạng mạch thẳng.
B. Ở các tế bào nhân sơ, phân tử ADN thường có cấu trúc dạng mạch vòng.
C. Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi (mạch) pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
D. Liên kết hiđrô trong phân tử ADN là liên kết yếu, A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô.
-
Câu 12:
Chức năng cơ bản của ADN là:
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
D. Trực tiếp tổng hợp prôtêin
-
Câu 13:
Loại bazơ nitơ chỉ có trong ARN mà không có trong ADN là:
A. Xitôxin
B. Ađênin
C. Guanin
D. Uraxin
-
Câu 14:
Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trìng tự nucleotit. Đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa các sai sót nói trên?
A. Nhờ đặc điểm các Nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste có tính bền vững.
B. Nhờ đặc điểm cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung của ADN mà enzim có thể sửa chữa các sai sót về trình tự Nu.
C. Nhờ đặc điểm các Nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste và cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
D. Nhờ liên kết phôtphođieste và liên kết H2 trong phân tử ADN mà enzim có thể sửa chữa các sai sót về trình tự Nu.
-
Câu 15:
Vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn:
A. Chứa phân tử ADN dạng vòng (plasmit) nằm trong tế bào chất điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
B. Chứa phân tử ADN dạng vòng nhỏ.
C. Thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
D. Là nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa của tế bào và duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
-
Câu 16:
Thành phần cơ bản của tế bào gồm:
A. Bào quan, màng sinh chất, dịch nhân.
B. Nhân hoặc vùng nhân, màng sinh chất, bào quan.
C. Tế bào chất, bào quan, màng sinh chất.
D. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
-
Câu 17:
Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?
A. Tảo
B. Vi khuẩn, vi rút
C. Vi khuẩn
D. Vi rút
-
Câu 18:
Chức năng của roi ở tế bào vi khuẩn là:
A. Bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào.
B. Giúp bám được vào bề mặt tế bào người.
C. Giúp vi khuẩn di chuyển.
D. Giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp.
-
Câu 19:
Màng sinh chất của tế bào nhân sơ được cấu tạo từ:
A. Axit nuclêic
B. Prôtêin
C. Peptiđôglican
D. Photpholipit và prôtêin
-
Câu 20:
Tế bào chất là gì?
A. Không được bao bọc bởi lớp màng, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B. Là vùng nằm giữa nhân và màng sinh chất.
C. Là vùng nằm phía ngoài cùng của tế bào gồm có các hạt dự trữ, bào tương và Ribôxôm.
D. Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân, gồm 2 thành phần chính là bào tương và Ribôxôm.
-
Câu 21:
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
A. Giúp tế bào di chuyển nhanh, sinh sản nhanh.
B. Giúp quá trình trao đổi chất với môi trường một cách nhanh nhất.
C. Giúp tế báo di chuyển nhanh, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh
D. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn
-
Câu 22:
Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Thành tế bào
B. Vỏ nhày
C. Tế bào chất.
D. Màng sinh chất
-
Câu 23:
Trong tế bào chất của sinh vật nhân sơ gồm có:
A. Ribôxôm và bào tương, một số vi khuẩn còn có hạt dự trữ.
B. Mạng lưới nội chất
C. Ty thể
D. Thể gôngi
-
Câu 24:
Đặc điểm của tế bào nhân sơ là:
A. Màng nhân chỉ gồm một lớp lipit đơn.
B. Chưa có màng nhân
C. Màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất
D. Tế bào chất đã phân hóa chứa đủ các loại bào quan
-
Câu 25:
Một trong các chức năng của nhân tế bào là:
A. Chứa đựng thông tin di truyền
B. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào
D. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào
-
Câu 26:
Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
A. Tế bào bạch cầu.
B. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào biểu bì.
-
Câu 27:
Trên màng lưới nội chất hạt có:
A. Các ribôxôm gắn vào
B. Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch axit
C. Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch kiềm
D. Các ý đưa ra đều đúng
-
Câu 28:
Trong tế bào, cấu trúc có chức năng tổng hợp prôtêin là:
A. Ribôxôm
B. Nhân
C. Lưới nội chất
D. Nhân con
-
Câu 29:
Chức năng của lưới nội chất hạt là:
A. Có nhiều loại enzim, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào.
B. Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.
C. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường.
D. Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
-
Câu 30:
Cấu tạo bộ máy Goongi bao gồm:
A. Các thể hình cầu có màng kép bao bọc
B. Các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại
C. Các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau
D. Các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau