1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thiếu mất 1 cặp NST tương đồng được gọi là:
A. Thể ba nhiễm
B. Thể một nhiễm
C. Thể đa nhiễm
D. Thể khuyết nhiễm
-
Câu 2:
Trường hợp bộ nhiễm sắc thể(NST) 2n bị thừa nhiều NST của một cặp NST tương đồng nào đó được gọi là:
A. Thể ba nhiễm
B. Thể một nhiễm
C. Thể đa nhiễm
D. Thể khuyết nhiễm
-
Câu 3:
Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thừa 2 NST thuộc hai cặp NST đồng dạng khác nhau được gọi là:
A. Thể ba nhiễm kép
B. Thể một nhiễm kép
C. Thể đa nhiễm kép
D. Thể khuyết nhiễm kép
-
Câu 4:
Sự rối loạn phân ly NST dẫn đến đột biến lệch bội xảy ra:
A. Ở kỳ giữa của giảm phân
B. Ở kỳ sau của nguyên phân
C. Ở kỳ sau của các quá trình phân bào
D. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 hoặc lần phân bào 2 của giảm phân
-
Câu 5:
Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở các loại tế bào nào dưới đây:
A. Tế bào soma
B. Tế bào sinh dục
C. Hợp tử
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Sự rối loạn của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện các loại giao tử mang bộ NST:
A. n, 2n+1
B. n, n+1,n-1
C. 2n+1,2n-1
D. n+1,n-1
-
Câu 7:
Sự rối loạn phân ly của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện:
A. Thể khảm
B. Thể đột biến
C. Thể lệch bội
D. Thể đa bội
-
Câu 8:
Cơ thể mang đột biến NST ở dạng khảm là cơ thể:
A. Một phần cơ thể mang bộ NST bất thường
B. Mang bộ NST bất thường về cả số lượng lẫn cấu trúc
C. Vừa mang đột biến NST vừa mang đột biến gen
D. Mang bộ NST bất thường ở cả tế bào sinh dưỡng lẫn tế bào sinh dục
-
Câu 9:
Hội chứng Đao ở người xảy ra do:
A. Thể ba nhiễm của NST 21
B. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng XXX
C. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng YYY
D. Thể đơn nhiễm của NST giới tính dạng XO
-
Câu 10:
Hội chứng Claiphentơ ở người xảy ra do:
A. Thể ba nhiễm của NST 21
B. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng XXX
C. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng XXY
D. Thể đơn nhiễm của NST giới tính dạng XO
-
Câu 11:
Hội chứng Tớcnơ ở người xảy ra do:
A. Thể ba nhiễm của NST 21
B. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng XXX
C. Thể ba nhiễm của NST giới tính dạng YYY
D. Thể đơn nhiễm của NST giới tính dạng XO
-
Câu 12:
Tỷ lệ hội chứng Đao tăng lên trong trường hợp:
A. Tuổi mẹ tăng, đặc biệt khi tuổi ngoài 35
B. Tuổi mẹ tăng, đặc biệt khi tuổi dưới 35
C. Trẻ đồng sinh cùng trứng
D. Tuổi bố tăng, đặc biệt khi tuổi trên 35
-
Câu 13:
Người mắc hội chứng Đao sẽ có biểu hiện nào dưới đây:
A. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn, gáy rộng và phẳng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn
B. Người nữ, lùn,cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ kém phát triển
C. Người nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, trí tuệ chậm phát triển
D. Người nữ, buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có con
-
Câu 14:
Người mắc hội chứng Claiphentơ sẽ có biểu hiện nào dưới đây:
A. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn, gáy rộng và phẳng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn
B. Người nữ, lùn,cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ kém phát triển
C. Người nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, trí tuệ chậm phát triển
D. Người nữ, buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có con
-
Câu 15:
Người mắc hội chứng Tớcnơ sẽ có biểu hiện nào dưới đây:
A. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn, gáy rộng và phẳng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn
B. Người nữ, lùn,cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ kém phát triển
C. Người nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, trí tuệ chậm phát triển
D. Người nữ, buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có con
-
Câu 16:
Người mắc hội chứng 3X sẽ có biểu hiện nào dưới đây:
A. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn, gáy rộng và phẳng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn
B. Người nữ, lùn,cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ kém phát triển
C. Người nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, trí tuệ chậm phát triển
D. Người nữ, buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có con
-
Câu 17:
Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra:
A. Tinh trùng không có NST 18(chỉ có 2 NST, không có NST 18)
B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và hai tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18)
C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18)
D. 4 tinh trùng bất thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18)
-
Câu 18:
Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21
B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường
C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21
D. 4 tinh trùng bất thường
-
Câu 19:
Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 13 trong lần phân bào 2 của quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện:
A. 1 trứng bình thường
B. 1 trứng bất thường mang 22 NST, thiếu 1 NST 13
C. 1 trứng bất thường mang 24 NST, thừa 1 NST 13
D. Ba khả năng trên đều có thể xảy ra
-
Câu 20:
Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này:
A. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ
B. Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ
C. Người nam mắc hội chứng Tớcnơ
D. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ
-
Câu 21:
Một cặp vợ chồng sinh ra một đứa con mắc hội chứng Đao, cơ sở tế bào học của trường hợp này là:
A. Sự rối loạn phân ly cặp NST 21 xảy ra ở tế bào sinh trứng của người mẹ làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21 được thụ tinh bởi tinh trùng bình thường thường của bố
B. Sự rối loạn phân ly cặp NST 21 xảy ra ở tế bào sinh tinh của người bố làm xuất hiện tinh trùng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21 được thụ tinh bởi trứng bình thường của mẹ
C. Do mẹ lớn tuổi nên tế bào bị lão hoá làm sự phân ly của NST 21 dễ bị rối loạn
D. A và B đúng
-
Câu 22:
Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
A. 47, XXX
B. 45, XO
C. 47, +21
D. 47, XXY
-
Câu 23:
Hội chứng Đao là hội chứng có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
A. 47, XXX
B. 45, XO
C. 47, +21
D. 47, XXY
-
Câu 24:
Hội chứng Tớcnơ là hội chứng có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
A. 47, XXX
B. 45, XO
C. 47, +21
D. 47, XXY
-
Câu 25:
Đặc điểm phổ biến của các hội chứng liên quan đến bất thường số lượng NST ở người:
A. Chậm phát triển trí tuệ
B. Bất thường bẩm sinh của đầu, mặt , nội tạng
C. Vô sinh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Sự rối loạn phân ly của cặp NST giới tính ở mẹ sẽ có khả năng làm xuất hiện các trường hợp bất thường NST sau:
A. XXX; XXY
B. XXX; OX; OY
C. XXX; OX; OY; XXY
D. XXX; OX
-
Câu 27:
Sự rối loạn phân ly của cặp NST giới tính ở bố sẽ có khả năng làm xuất hiện các trường hợp bất thường NST sau:
A. OX
B. OY
C. XXX
D. Tất cả các trường hợp
-
Câu 28:
Sự rối loạn phân ly trong lần phân bào 1 của cặp NST giới tính ở 1 tế bào sinh tinh của người bố sẽ cho các loại giao tử mang NST giới tính sau:
A. Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XX
B. Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XY
C. Giao tử mang NST XX và giao tử mang NST YY
D. Giao tử không mang NST giới tính và giao tử mang NST giới tính XX hoặc YY
-
Câu 29:
Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính XX, sự rối loạn phân ly của NST giới tính phải xảy ra:
A. Ở kỳ đầu của lần phân bào 1 của giảm phân
B. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
C. Ở kỳ đầu của lần phân bào 2 của giảm phân
D. Ở kỳ sau của lần phân bào 2 của giảm phân
-
Câu 30:
Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính YY, sự rối loạn phân ly của NST giới tính phải xảy ra:
A. Ở kỳ đầu của lần phân bào 1 của giảm phân
B. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
C. Ở kỳ đầu của lần phân bào 2 của giảm phân
D. Ở kỳ sau của lần phân bào 2 của giảm phân