1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tế bào cơ tạo ra acid lactic để?
A. Tránh ngộ độc acid pyruvic
B. Sự dụng năng lượng trong pyruvate
C. Sự dụng CO2 được phóng thích
D. Tái tạo NAD+
-
Câu 2:
Khi protein được dùng làm nguyên liệu cho sự hô hấp tế bào thì chất thải được tạo ra là?
A. Nhóm amin
B. Rượu và CO2
C. Acid béo
D. Acid lactic
-
Câu 3:
Trong việc sản xuất bia thì maltose là?
A. Một loại hương liệu
B. Tác nhân cho hô hấp hiếu khí
C. Tác nhân cho sự lên men
D. Enzyme cần cho sự lên men rượu
-
Câu 4:
Để các acid béo có thể đi vào lộ trình hô hấp tế bào, chúng phải?
A. Bị khử amin
B. Kết hợp với glycerol
C. Kết hợp với ATP
D. Bị cắt thành acetyl-CoA
-
Câu 5:
Một gram lipid bị oxy hóa bởi sự hô hấp tạo ra lượng ATP …… so với lượng ATP được tạo ra từ một gram glucose.
A. Bằng một nữa
B. Gấp đôi
C. Gấp 4 lần
D. Gấp 10 lần
-
Câu 6:
Sinh vật nào dưới đây không có khả năng quang hợp?
A. Vi khuẩn
B. Nấm rơm
C. Xương rồng
D. Rong
-
Câu 7:
Cây xanh tạo hầu hết các chất hữu cơ cho nó từ đâu?
A. Các chất khoáng trong đất
B. Nước trong đất
C. CO2 trong khí quyển
D. H2O trng khí quyển
-
Câu 8:
Trong quang hợp, cây xanh sử dụng carbon từ ….. để tổng hợp đường và các phân tử hữu cơ khác.
A. H2O
B. CO2
C. Đất
D. Diệp lục tố
-
Câu 9:
Các sắc tố anten có vai trò gì?
A. Thu nhận năng lượng ánh sáng của mặt trời
B. Phóng thích điện tử
C. Chuyển điện tử vào chuỗi quang hợp
D. Thu năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển electron
-
Câu 10:
Ít hữu dụng nhất cho sự quang hợp là vùng ánh sáng?
A. Đỏ
B. Vàng
C. Lục
D. Lam
-
Câu 11:
Trong sự quang hợp, phân tử oxygen tạo ra từ đâu?
A. Lộ trình đường phân
B. Pha sáng của quang hợp
C. Chu trình Calvin
D. Chuỗi dẫn truyền điện tử
-
Câu 12:
Khi các sắc tố của lục lạp hấp thụ ánh sáng thì?
A. Chúng sẽ bị khử
B. Chúng mất năng lượng
C. Điện tử của chúng được kích hoạt
D. Các photon được kích hoạt
-
Câu 13:
Trong sự quang hợp ở lục lạp, O2 được tạo ra từ …… qua một loại phản ứng trong ……
A. CO2 / hệ thống quang II
B. H2O / hệ thống quang II
C. CO2 / chu trình Calvin
D. H2O / hệ thống quang I
-
Câu 14:
Trong hệ thống quang I, sự dẫn truyền điện tử cuối cùng tạo ra chất khử là?
A. NADH
B. NAD+
C. NADP+
D. NADPH
-
Câu 15:
Các phản ứng của pha sáng trong quang hợp xảy ra ở màng thylakoid vì?
A. Trên màng có diệp lục tố hấp thụ quang năng
B. Các enzyme tham gia phản ứng có hoạt điểm gắn với lipid trên màng
C. Sự hóa thẩm thấu xảy ra qua màng này
D. Màng thylakoid có thể gắn với oxygen
-
Câu 16:
Vai trò của NADP+ trong sự quang hợp là gì?
A. Hỗ trợ cho diệp lục tố hấp thụ năng lượng quang năng
B. Chất nhận điện tử đầu tiên trong hệ thống quang
C. Hỗ trợ hệ thống quang II phân ly nước
D. Bị khử và chuyển điện tử đến chu trình Calvin
-
Câu 17:
Chức năng của chu trình Calvin?
A. Hấp thụ quang năng
B. Oxy hóa glucose
C. Tạo ra CO2
D. Phân ly nước
-
Câu 18:
Chu trình Calvin là một loạt các phản ứng?
A. Để tổng hợp các phân tử đường bằng cách cố định CO2
B. Biến đổi quang năng thành hóa năng
C. Sản sinh ra NADPH và khí Oxy
D. Cả ba đáp án đều đúng
-
Câu 19:
Chu trình Calvin Benson gồm ba bước chính theo trình tự?
A. Cố định CO2, chuyển hóa CO2 và tái tạo chất nhận
B. Chuyến hóa CO2, tái tạo chất nhận và cố định CO2
C. Chuyến hóa CO2, cố định CO2 và tái tạo chất nhận
D. Cố định CO2, tái tạo chất nhận và chuyển hóa CO2
-
Câu 20:
Vì sao chu trình Calvin không trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng nhưng chúng thường không xảy ra vào ban đêm?
A. Ban đêm thời tiết quá lạnh nên phản ứng khó xảy ra
B. Ban đêm nồng độ CO2 giảm
C. Ban đêm cây không thể tạo ra nước cần cho chu trình Calvin
D. Chu trình Calvin phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng
-
Câu 21:
Trong quang hợp, đường được tạo trực tiếp từ?
A. Chu trình Calvin
B. Sự quang phosphoryl hóa
C. Các phản ứng của pha sáng
D. Sự dẫn truyền điện tử
-
Câu 22:
Kết quả của sự quang hợp ở cây xanh là việc sử dụng điện tử từ nước để khử?
A. Glucose
B. Oxygen
C. CO2
D. NADPH
-
Câu 23:
Cả ty thể và lục lạp đều?
A. Dùng khuynh độ proton (H+) để tổng hợp ATP
B. Nhận điện tử từ nước
C. Khử NAD+ tạo thành NADH
D. Được bao bởi một màng cơ bản
-
Câu 24:
Điều gì khó khăn cho phần lớn các cây quang hợp trong điều kiện khô nóng như sa mạc?
A. Ánh sáng quá mạnh có thể gây hư hại các sắc tố
B. Sự đóng các khí khổng làm cho CO2 không đi ra và O2 khó đi vào được
C. Cây chủ yếu dựa vào quang hô hấp để tổng hợp ATP
D. CO2 tích tụ trong lá làm ngừng quá trình cố định carbon
-
Câu 25:
Tại sao các cây C4 thích nghi vùng khí hậu nóng hơn các cây C3?
A. Trong điều kiện khí hậu nóng, khô, khí khổng của cây C4 không đóng lại
B. Cây C4 có khả năng cố định CO2 ngay cả khi nồng độ CO2 trong lá thấp
C. Cây C4 tạm ngừng quang hợp khi trời quá nóng
D. Chúng bắt nguồn từ xứ lạnh nhưng di cư sang xứ nóng và thích nghi
-
Câu 26:
Vào năm 1665, lần đầu tiên Rober Hook đã quan sát thế giới sinh vật bằng kính hiển vi tự tạo có độ phóng đại 30 lần. Ông đã quan sát mô bần ở thực vật và thấy rằng cấu trúc của chúng có dạng các xoang rỗng có thành bao quanh và đặt tên là Cella. Những quan sát của Rober Hook đã đặt nền móng cho một môn khoa học mới đó là môn?
A. Sinh thái học
B. Tế bào học
C. Thực vật học
D. Thiên văn học
-
Câu 27:
Trong tế bào bạch cầu, tế bào tuyến tụy, bào quan nào phát triển mạnh?
A. Lưới nội chất hạt
B. Ty thể
C. Lưới nội chất không hạt
D. Lục lạp
-
Câu 28:
Hằng số lắng ribosom của tế bào nhân sơ là bao nhiêu?
A. 60S
B. 70S
C. 80S
D. 90S
-
Câu 29:
Hằng số lắng ribisom của tế bào nhân thực là bao nhiêu?
A. 60S
B. 70S
C. 80S
D. 90S
-
Câu 30:
Gen trong tế bào chất có ở đâu:
A. Ty thể và lạp thể (tế bào nhân thực)
B. Plasmid (vi khuẩn)
C. Nhân
D. Ty thể và lạp thể (TB nhân thực), Plasmid (vi khuẩn)