1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd (cho mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng trội hoàn toàn) Tỷ lệ xuất hiện kiểu hình aabbdd ở F1 là:
A. 8/64
B. 2/64
C. 4/64
D. 1/64
-
Câu 2:
Một người mang bộ NST có 45 NST trong đó có 1 NST giới tính X sẽ là:
A. Người nam mắc hội chứng Klinefelter
B. Người nữ mắc hội chứng Turner
C. Người nam mắc hội chứng Turner
D. Người nữ mắc hội chứng Klinefelter
-
Câu 3:
Về mặt cơ chế, quang phosphoryl hóa rất giống với:
A. Phosphoryl hóa oxy hóa trong hô hấp tế bào
B. Sự cố định carbon
C. Chu trình Calvin
D. Phosphoryl hóa mức cơ chất trong đường phân
-
Câu 4:
Cơ chế hội chứng Đao xảy ra do:
A. Rối loạn phân li của cặp NST 22
B. Sự kết hợp giữa giao từ bình thường với giao tử có 2 NST 21
C. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35
D. Mất đoạn NST 21
-
Câu 5:
Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ NST là:
A. (2n-3) hoặc (2n-1-1-1)
B. (2n-3) hoặc (2n-2-1)
C. (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1)
D. (2n-2-1) hoặc (2n-1-1)
-
Câu 6:
Quang hợp trong thực vật C4 và CAM giống nhau thế nào?
A. Trong cả hai trường hợp, chỉ quang hệ I được sử dụng
B. Cả hai loại thực vật đều tạo đường nhưng không có chu trình Calvin tham gia
C. Trong cả hai trường hợp, thylakoid không tham gia trong quang hợp
D. Trong cả hai trường hợp, rubisco không được sử dụng để cố định carbon ban đầu
-
Câu 7:
Hội chứng Klinefelter là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học:
A. 47, XX
B. 45, XO
C. 47, +21
D. 47, XXY
-
Câu 8:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra trong chu trình Calvin?
A. Sự giải phóng oxygen
B. Sự tái sinh chất nhận CO2
C. Sự cố định carbon
D. Sự oxy hóa NADPH
-
Câu 9:
Trường hợp bộ NST 2n bị thừa 1 NST được gọi là gì?
A. Thể ba nhiễm
B. Thể 1 nhiễm
C. Thể bốn nhiễm
D. Thể không nhiễm
-
Câu 10:
Xét cặp NST giới tính XY ở một tế bào sinh tinh, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NSt giới tính:
A. X, Y
B. XX, YY
C. XX, YY và O
D. XY, O
-
Câu 11:
Nguyên nhân nào dẫn đến đột biến gen?
A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều
B. Tác nhân vật lý, hóa học, sinh học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lý, sinh hóa tế bào
C. Do NST bị chấn động cơ học
D. Sự chuyển đoạn NST
-
Câu 12:
Đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22 gây bệnh gì ở người?
A. Ung thư máu
B. Hội chứng Đao
C. Hội chứng Turner
D. Hội chứng Klinefelter
-
Câu 13:
Thể dị bội phổ biến ở người:
A. Thể không 2n-2
B. Thể ba 2n+1
C. Thể một 2n-1
D. Thể bốn 2n+2
-
Câu 14:
Hội chứng nào ở người do đột biến cấu trúc NST?
A. Hội chứng Đao
B. Hội chứng mèo kêu, ung thư máu
C. Hội chứng Turner
D. Hội chứng Klinefelter
-
Câu 15:
Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi niềm là một bệnh:
A. Di truyền liên kết với giới tính
B. Xảy ra do mất đoạn NST
C. Đột biến gen trên NST giới tính dạng thay 1 cặp nu
D. Đột biến gen trên NST thường dạng thay 1 cặp nu
-
Câu 16:
Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
A. Hội chứng Klinefelter, tật dính ngón tay thứ 2 và 3
B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao
D. Hội chứng 3X, hội chứng Turner
-
Câu 17:
Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
A. Hội chứng Klinefelter, tật dính ngón tay thứ 2 và 3
B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao
D. Hội chứng 3X, hội chứng Turner
-
Câu 18:
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, giả sử ở một số tế bào có cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong GP1 thì cơ thể trên giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử mang bộ NST là:
A. (n+1) và (n-1)
B. (n+1), (n-1) và n
C. (n+1+1) và (n-1-1)
D. (n-1), n và 2n
-
Câu 19:
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng, đặc điểm kiểu gen của bố mẹ là trường hợp nào sau đây?
A. Một người đồng hợp tử lặn, một người dị hợp
B. Một người dị hợp, một người đồng hợp tử trội
C. Cả bố và mẹ là thể đồng hợp
D. Cả bố và mẹ là thể dị hợp
-
Câu 20:
Nếu bố bệnh, mẹ lành sinh các con trai và gái bị bệnh thì gen bệnh di truyền theo quy luật nào?
A. Alen trội trên NST thường
B. Alen lặn trên NST thường
C. Alen lặn trên NST giới tính X
D. Alen trội trên NST giới tính X
-
Câu 21:
Đặc điểm của di truyền đa nhân tố là:
A. Tính trạng bị kiểm soát bởi nhiều locus gen
B. Tính trạng không đo lường được
C. Cấu trúc di truyền không kết hợp với ảnh hưởng của môi trường
D. Tính trạng do một gen quy định
-
Câu 22:
Khi hình thành giới tính nam, gen nào trong các gen sau sản xuất ra yếu tố kìm hãm:
A. Gen ức chế tinh hoàn
B. Gen biệt hóa tinh hoàn
C. Gen biệt hóa buồng trứng
D. Gen khác không liên quan tới hình thành giới tính
-
Câu 23:
Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào là di truyền trội trên NST thường?
A. Bệnh hồng cầu lưỡi niềm
B. Bệnh lùn vô sụn
C. Bệnh pheniketo niệu
D. Bệnh bạch tạng
-
Câu 24:
Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào là di truyền lặn trên NST thường?
A. Bệnh lùn vô sụn
B. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
C. Bệnh u nguyên bào võng mạc
D. Bệnh Huntington
-
Câu 25:
Lệch bội là hiện tượng:
A. NST tăng lên một hoặc vài chiếc
B. NST giảm đi một hoặc vài chiếc
C. Tăng lên toàn bộ NST
D. Tăng lên hay giảm đi một vài chiếc
-
Câu 26:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hoàn thiện ARN?
A. Các exon được cắt khỏi mARN trước khi phân tử này rời khỏi nhân tế bào
B. Các nucleotis có thể được bổ sung vào cả hai đầu của tiền-ARN
C. Các ribozyme có thể hoạt động trong quá trình cắt nối ARN
D. Sự cắt nối ARN có thể được xúc tác bởi thể cắt nối (splicesome)
-
Câu 27:
Đột biến nào trong các loại đột biến sau đây có khả năng gây hại cho thể đột biến nhất?
A. Mất ba nucleotid ở một phần giữa gen
B. Mất một nucleotid trong một intron ở giữa gen
C. Mất một nucleotid ở gần đầu cuối của trình tự mã hóa
D. Mất một nucleotid nằm xuôi dòng, nhưng ngay gần điểm bắt đầu trình tự mã hóa
-
Câu 28:
Dịch mã không liên quan trực tiếp với thành phần nào sau đây?
A. ribosom
B. mARN
C. ADN
D. tARN
-
Câu 29:
Các tế bào cơ khác với các tế bào thần kinh chủ yếu bởi vì:
A. Biểu hiện các gen khác nhau
B. Chứa các gen khác nhau
C. Sử dụng các mã di truyền khác nhau
D. Có các ribosom đặc thù
-
Câu 30:
Đại diện cơ bản của nhóm cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào là?
A. Vi khuẩn và tảo lam
B. Thực vật và động vật phù du
C. Thủy tức
D. Virus