1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong sự di truyền qua tế bào chất thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
A. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền các tính trạng
B. Vai trò của mẹ lớn hơn vai trò của bố đối với sự di truyền các tính trạng
C. Vai trò của bố và mẹ như nhau đối với sự di truyền các tính trạng
D. Vai trò của bố lớn hơn nhiều vai trò của mẹ đối với sự di truyền các tính trạng
-
Câu 2:
Số NST được thấy trong một tế bào sinh dục bình thường của ruồi giấm ở kỳ sau của giảm phân I là:
A. 4 cặp NST kép
B. 16 NST kép
C. 16 NST đơn
D. 8 NST kép
-
Câu 3:
Trong cấu tạo, thành phần nào mấu chốt quyết định đặc tính của phân tử ATP:
A. Ba gốc phosphat
B. Gốc adenin
C. Đường ribose
D. Cả a,b và c
-
Câu 4:
Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở:
A. Kì đầu và giữa
B. Kì giữa và sau
C. Kì sau và cuối
D. Kì cuối
-
Câu 5:
Một đoạn mạch khuôn của phân tử AND có số nu các loại như sau: A=60, G=120, C=80, T=30. Sau 1 lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nu mỗi loại là bao nhiêu?
A. A=T=180, G=C=110
B. A=T=150, G=C=140
C. A=T=90, G=C=200
D. A=T=200, G=C=90
-
Câu 6:
Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp không bao gồm:
A. O2
B. H2O
C. ATP
D. NADPH
-
Câu 7:
Nếu thế hệ sau xuất hiện 1:1:1:1 thì kiểu gen của P là:
A. AaBb x aabb
B. Aabb x aaBb
C. AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
D. AaBb x Aabb
-
Câu 8:
Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử:
A. X và Y
B. X và O
C. Y và O
D. XY và O
-
Câu 9:
Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, chất nào là nguyên liệu trực tiếp đi vào chu trình Krebs?
A. Acetyl – CoenzymA
B. Citrat
C. Acid piruvic
D. Acid citric
-
Câu 10:
Ở chim và bướm cặp NST của cá thể đực thuộc dạng:
A. XY
B. XX
C. XO
D. YO
-
Câu 11:
Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzym?
A. Hydratcarbon
B. Acid nucleic
C. Protein
D. Lipid
-
Câu 12:
Một gen có 480 số nucleotid loại A và 3120 liên kết hidro. Hỏi gen đó có số nucleotid là bao nhiêu:
A. 3000
B. 2400
C. 2040
D. 1800
-
Câu 13:
Cần bao nhiêu phân tử ATP để hoạt hóa một phân tử glucose ở giai đoạn đầu của đường phân?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 14:
Một tế bào có 2n = 24NST, đang thực hiện giảm phân ở kỳ cuối I. Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con?
A. 12 NST đơn
B. 12 NST kéo
C. 24 NST đơn
D. 24 NST kép
-
Câu 15:
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì được tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào?
A. 3 vàng : 1 xanh
B. 100% vàng
C. 5 vàng : 3 xanh
D. 1 vàng : 1 xanh
-
Câu 16:
Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym?
A. Nồng độ cơ chất
B. Nhiệt độ
C. Độ pH
D. Ánh sáng
-
Câu 17:
Người ta thường sử dụng phép lai nào để phát hiện di truyền qua tế bào chất?
A. Phép lai thuận nghịch
B. Phép lai phân tích
C. Phép hồi giao
D. Tự thụ phấn
-
Câu 18:
Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa …
A. Liên tục ( không phân mảnh)
B. Có đoạn liên tục ( không phân mảnh), có đoạn không liên tục ( phân mảnh)
C. Không liên tục ( phân mảnh)
D. Tùy thuộc vào mỗi loại mà phân mảnh hay không phân mảnh
-
Câu 19:
Trong quang hợp, tên gọi chu trình có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ sản phẩm cuối cùng của chu trình
B. Từ hợp chất nhận carbon đầu tiên của chu trình
C. Từ sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình
D. Từ nguyên liệu tham gia vào chu trình
-
Câu 20:
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của AND:
A. A liên kết với T, G liên kết với C
B. A liên kết vs U, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G
C. A liên kết với C, G liên kết vs T
D. A liên kết với U, C liên kết với G
-
Câu 21:
loại base nito tham gia cấu tạo nên “đồng tiền năng lượng của tế bào” là:
A. Guanin
B. Adenin
C. Cytosin
D. Thimin
-
Câu 22:
Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 A và có G = 3/2 A. Số lượng từng đoạn nu của gen sau đột biến là:
A. A=T=220 và G=C=330
B. A=T=330 và G=C=220
C. A=T=340 và G=C=210
D. A=T=210 VÀ G=C=340
-
Câu 23:
Một nucleosom được cấu tạo bởi:
A. 8 phân tử protein histon và khoảng 140 cặp nucleotid
B. 8 phân tử protein histon và khoảng 136 cặp nucleotid
C. 8 phân tử protein histon và khoảng 148 cặp nucleotid
D. 8 phân tử protein histon và khoảng 146 cặp nucleotid
-
Câu 24:
Quá trình nào được năng lượng ánh sáng thúc đẩy một cách trực tiếp nhất:
A. Sự khử các phân tử NADP+
B. Sự tạo thành một gradien pH nhờ bơm proton qua màng thylakoid
C. Sự loại electron ra khỏi các phân tử chlorophyl
D. Sự cố định carbon trong stroma
-
Câu 25:
Bệnh bạch tạng do đột biến nào gây nên?
A. Đột biến gen
B. Đột biến số lượng NST
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Đột biến liên quan tới NST giới tính
-
Câu 26:
Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST tạo điều kiện thuần lợi cho …
A. Sự phân li các NST trong quá trình phân bào
B. Sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào
C. Sự phân đôi các NST trong quá trình phân bào
D. Sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào
-
Câu 27:
Câu khẳng định nào sau đây là sự phân biệt đúng giữa các sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng?
A. Chỉ các sinh vật dĩ dưỡng có ty thể
B. Chỉ các sinh vật dị dưỡng cần các hợp chất hóa học từ môi trường
C. Các sinh vật tự dưỡng chứ không phải là sinh vật dị dưỡng có thể tự nuôi sống mình bắt đầu với CO2 và các chất dinh dưỡng khác là vô cơ
D. Hô hấp tế bào là đặc thù riêng đối với các sinh vật dị dưỡng
-
Câu 28:
Thứ tự nào sau đâu biểu thị từ đơn giản đến phức tạp trong cấu trúc siêu hiển vi của NST:
A. DNA – Nucleosom – Chromatin – vùng xếp cuộn – chất dị nhiễm sắc – nhiễm sắc thể kép ở kì giữa
B. DNA – Nucleosom – nhiễm sắc thể – sợi nhiễm sắc – Chromatin – chất dị nhiễm sắc – vùng xếp cuộn
C. DNA – Nucleosom – chất dị nhiễm sắc -vùng xếp cuộn – Chromatin – nhiễm sắc thể kép
D. DNA – chất dị nhiễm sắc – Nucleosom – sợi nhiễm sắc – vùng xếp cuộn– nhiễm sắc thể kép ở kì giữa
-
Câu 29:
Ruồi giấm có 2n = 8. Số tế bào con được hình thành và số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trường cung cấp cho một tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm sau khi trải qua 6 đợt nguyên phân liên tiếp sẽ là:
A. 64 tế bào con, 504 NST
B. 32 tế bào con, 504 NST
C. 64 tế bào con, 512 NST
D. 64 tế bào con, 256 NST
-
Câu 30:
Trình tự nào sau đây biểu thị đúng dòng electron trong quang hợp?
A. H2O -> quang hệ I -> quang hệ II
B. NADPH -> O2 -> CO2
C. H2O -> NADPH -> Chu trình Calvin
D. NADPH -> Chlorophyll -> chu trình Calvin