1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cấu trúc của nhân tế bào nhân thực gồm:
I/ Chưa có màng nhân ngăn cách giữa nhân và tế bào chất.
II/ Có dạng hình cầu với đường kính 5.10-6m.
III/ Được bao bọc bởi 2 lớp màng.
IV/ Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc.
A. II, III
B. I, II, IV
C. III, IV
D. II, III, IV
-
Câu 2:
Chức năng của ribôxôm là:
A. Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.
B. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
C. Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, gluxit.
-
Câu 3:
Các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực là:
I/ Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
II/ Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh (màng nhân bao bọc chất di truyền), trong nhân có nhiều NST, tế bào nhân sơ chưa có màng nhân.
III/ Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và nhiều bào quan.
IV/ Tế bào nhân thực sinh sản chậm hơn tế bào nhân sơ.
A. I, II, IV
B. II, III, IV
C. I, III, IV
D. I, II, III
-
Câu 4:
Chức năng của bộ máy gôngi là:
I/ Tổng hợp thành tế bào ở thực vật.
II/ Tổng hợp 1 số hoocmôn ở động vật.
III/ Tạo ra các hợp chất ATP.
IV/ Tổng hợp các sản phẩm từ các bào quan và biến đổi chúng để đưa vào túi tiết.
A. I, II, III
B. II, III, IV
C. I, III, IV
D. I, II, IV
-
Câu 5:
Trong ti thể chất nền ti thể:
A. là khoảng không gian giữa hai lớp màng, tiếp xúc với cả màng trong và màng ngoài ti thể
B. được chứa trong lớp màng đôi của ti thể, tiếp xúc với màng trong ti thể
C. được chứa trong mào ti thể
D. là khoảng không gian giới hạn giữa màng ngoài và mào ti thể
-
Câu 6:
Chức năng nào sau đây là của lizôxôm:
A. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
B. Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
C. Phân hủy các tế bào già, các bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi.
D. Chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
-
Câu 7:
Trong các tế bào sau, tế bào chứa nhiều ti thể nhất là:
A. Tế bào cơ tim
B. Tế bào biểu bì
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào bạch cầu
-
Câu 8:
Trong tế bào sinh vật, ti thể có thể tìm thấy ở hình dạng:
A. Nhiều hình dạng
B. Hình hạt
C. Hình cầu
D. Hình que
-
Câu 9:
Cấu trúc của lục lạp:
I/ Có hai lớp màng bao bọc.
II/ Bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit.
III/ Các tilacôit xếp trồng nên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
IV/ Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
V/ Trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có ADN và ribôxôm.
VI/ Có cấu trúc dạng túi được bao bọc bởi màng lipôprôtêin có chứa enzim thủy phân.
A. I, II, III, IV, V
B. I, III, IV, V
C. I, II, V, VI
D. II, III, IV, V, VI
-
Câu 10:
Không bào có những chức năng nào sau đây:
I/ Một số không bào chứa chất thải độc hại.
II/ Phân hủy các tế bào già, bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi.
III/ Chuyên hút nước từ đất vào rễ cây.
IV/ Túi đựng mĩ phậm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
A. I, II, III
B. I, III, IV.
C. I, II, IV
D. II, III, IV
-
Câu 11:
Cấu trúc của ti thể là:
I/ Có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành các mào.
II/ Trên mào có rất nhiều enzim hô hấp.
III/ Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
IV/ Bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit.
A. I, II, IV
B. I, II, III
C. I, IV
D. II, III
-
Câu 12:
Chất nền của lục lạp có màu sắc:
A. màu đỏ
B. màu xanh
C. không màu
D. màu da cam
-
Câu 13:
Trong các cấu trúc dưới đây, tên gọi stroma để chỉ cấu trúc:
A. Chất nền của lục lạp
B. Màng ngoài của lục lạp
C. Màng trong của lục lạp
D. Enzim quang hợp của lục lạp
-
Câu 14:
Chức năng của lục lạp là:
A. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường.
B. Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào.
C. Thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ từ chất vô cơ của tế bào thực vật.
D. Phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP
-
Câu 15:
Chức năng của chất nền ngoại bào là gì?
A. Bảo vệ và vận chuyển thụ động các chất.
B. Là nơi neo đậu của các bào quan.
C. Liên kết các tế bào tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.
D. Thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường.
-
Câu 16:
Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có hiện tượng đào thải các cơ quan, mô của người cho vì:
A. Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" nhờ cấu trúc màng sinh chất có glicôprôtêin.
B. Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
C. Do màng sinh chất có tính linh động.
D. Màng sinh chất có tính bán thấm.
-
Câu 17:
Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là:
A. Campbell và Singer
B. Singer và Nicolson
C. Nicolson và Reece
D. Campbell và Reece
-
Câu 18:
Trong các đặc điểm cấu trúc sau, đặc điểm cấu trúc nào là của khung xương tế bào?
A. Chỉ có tế bào nhân thực, gồm các hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
B. Cấu tạo bằng xenlulôzơ hoặc bằng kitin.
C. Chỉ có một lớp màng, có enzim thủy phân.
D. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tọa thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp.
-
Câu 19:
Câu nào không đúng khi nói về màng sinh chất?
A. Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin thực hiện các chức năng khác nhau như vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết
B. Màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin.
C. Màng sinh chất có cấu trúc chủ yếu là phân tử prôtêin.
D. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài.
-
Câu 20:
Câu nào không đúng khi nói về khung xương tế bào?
A. Ở thực vật, khung xương tế bào là thành tế bào.
B. Khung xương tế bào giúp các tế bào động vật có được hình dạng xác định.
C. Khung xương tế bào là nơi neo đậu của các bào quan.
D. Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
-
Câu 21:
Chất nền ngoại bào là:
A. Bên ngoài màng sinh chất của cá tế bào còn có thêm hợp chất được cấu tạo bằng peptiđôglican.
B. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng glicôprôtêin
C. Được cấu tạo bằng lớp phôtpholipit kép và prôtêin.
D. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào động vật có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng glicôprôtêin.
-
Câu 22:
Điểm khác nhau cơ bản giữa thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm là:
A. Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, của nấm là kitin, còn của vi khuẩn là peptitđôglican.
B. Thành tế bào thực vật và nấm là xenlulôzơ, vi khuẩn là peptitđôglican.
C. Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn nấm và vi khuẩn là kitin.
D. Thành tế bào thực vật và vi khuẩn đều bằng peptitđôglican, còn nấm là kitin.
-
Câu 23:
Sắp xếp các thành phần tế bào dưới đây theo đúng thứ tự từ ngoài vào trong của tế bào động vật:
I. Nhân
II. Màng sinh chất
III. Tế bào chất
IV. Thành tế bào
A. I, II, III, IV
B. I, II, III
C. II, III, I
D. IV, III, II, I
-
Câu 24:
Nhận định đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất là:
A. Hai lớp phôtpholipit, không có prôtêin
B. Một lớp phôtpholipit, không có prôtêin
C. Một lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin
D. Hai lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin
-
Câu 25:
Nguồn năng lượng trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể sống:
A. AMP
B. ATP
C. ADP
D. Tất cả các chất được đưa ra.
-
Câu 26:
Sự ẩm bào là:
A. Hiện tượng các thể lỏng không lọt qua lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo thành các bóng bao bọc lại và tiêu hoá trong lizôxôm.
B. Hiện tượng các chất được đưa vào tế bào nhờ sự lõm lại của màng sinh chất
C. Hiện tượng các thể lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ
D. Hiện tượng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng
-
Câu 27:
Những chất nào có thể khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất là:
A. CO2, O2
B. Na+, K+
C. CO2, O2, Na+, K+
D. phân tử glucôzơ
-
Câu 28:
Hãy chọn cụm từ phù hợp cho sẵn dưới đây để hoàn thành các câu sau:
Sự vận chuyển qua màng không chỉ phụ thuộc vào .(1).. của chất được vận chuyển mà còn phụ thuộc vào ..(2).. của màng. Sự vận chuyển còn phụ thuộc vào ..(3).., hoặc do .(4).. của màng.
a). Cấu tạo và tính chất
b). Kích thước và bản chất
c). Sự thay đổi hình dạng
d). Sự có mặt của prôtêin màng
A. 1. a 2. b 3. d 4. c
B. 1. b 2. a 3. c 4. d
C. 1. a 2. b 3. c 4. d
D. 1. b 2. a 3. d 4. c
-
Câu 29:
Thế nào là vận chuyển thụ động qua màng tế bào?
I/ Quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
II/ Quá trình vận chuyển nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu.
III/ Quá trình vận chuyển các chất có kích thước nhỏ hơn kích thước của lỗ màng tế bào.
IV/ Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào không tiêu hao năng lượng.
A. I, III, IV.
B. I, II, III.
C. II, III, IV
D. I, II, IV.
-
Câu 30:
Khi tiến hành ẩm bào, tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có xung quanh để đưa vào tế bào là nhờ:
A. Hiện tượng các thể lỏng không lọt qua các lỗ màng khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hóa trong lizôxôm.
B. Hiện tượng các thể lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ.
C. Hiện tượng các thể lỏng đi vào tế bào do nhu cầu sống của tế bào.
D. Hiện tượng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng.