1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ethylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
-
Câu 2:
Gibberellin (GA3) chủ yếu sinh ra ở:
A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.
B. Thân, cành.
C. Lá, rễ.
D. Đỉnh của thân và cành
-
Câu 3:
Phát triển ở thực vật là:
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
-
Câu 4:
Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A. Nhân tố di truyền.
B. Hoocmôn.
C. Thức ăn.
D. Nhiệt độ và ánh sáng
-
Câu 5:
Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
A. Ngày thứ 25.
B. Ngày thứ 13.
C. Ngày thứ 12.
D. Ngày thứ 14
-
Câu 6:
Chu kỳ kinh nguyệt ở người nữ diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
A. 30 ngày.
B. 26 ngày.
C. 32 ngày.
D. 28 ngày
-
Câu 7:
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tƣợng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
-
Câu 8:
Hai loại hướng động chính là:
A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực)
B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất)
-
Câu 9:
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A. Chiếu sáng từ hai hướng
B. Chiếu sáng từ ba hướng.
C. Chiếu sáng từ một hướng.
D. Chiếu sáng từ nhiều hướng
-
Câu 10:
Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí kổng.
B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa.
D. Ứng động thức ngủ của lá.
-
Câu 11:
Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
-
Câu 12:
Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
-
Câu 13:
Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng đất, hướng sáng.
B. Hướng nước, hướng hoá.
C. Hướng sáng, hướng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước.
-
Câu 14:
Hướng động là:
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
-
Câu 15:
Phản xạ là gì?
A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
-
Câu 16:
Ý nào không đúng đối với phản xạ?
A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
-
Câu 17:
Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ có tính di truyền.
B. Là phản xạ bẩm sinh.
C. Là phản xạ không điều kiện.
D. Là phản xạ có điều kiện.
-
Câu 18:
Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.
D. Thường do vỏ não điều khiển
-
Câu 19:
Hình thức sinh sản của cây rêu là?
A. Sinh dưỡng
B. Bào tử
C. Trinh sinh
D. Phân đôi
-
Câu 20:
Loại mô phân sinh chỉ có ở cây một lá mầm?
A. Lóng
B. Bên
C. Đỉnh rễ
D. Đỉnh thân
-
Câu 21:
Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan trọng nhất là?
A. Nồng độ sử dụng tối đa của chúng
B. Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu
C. Tính đối kháng và hỗ trợ giữa các photocrom
D. Các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng
-
Câu 22:
Thực vật một lá mầm sống lâu năm và ra hoa nhiều lần?
A. Tre
B. Lúa
C. Dừa
D. Cỏ
-
Câu 23:
Thực vật hai lá mầm có các mô phân sinh?
A. Lóng và bên
B. Lóng và đỉnh
C. Đỉnh và bên
D. Đỉnh thân và rễ
-
Câu 24:
GA3 có chúc năng chính là?
A. Đóng, mở lỗ khí
B. Kéo dài thân ở cây gỗ
C. Ức chế phân chia tế bào
D. Sinh trưởng chồi bên
-
Câu 25:
Ở giai đoạn trẻ em, hoocmon sinh trưởng (GH) tiết ra quá ít sẽ dẫn đến?
A. Não ít nếp nhắn, trí tuệ thấp
B. Trở thành người bé nhỏ
C. Trở thành người khổng lồ
D. Mất bản năng sinh sục
-
Câu 26:
Hạt đỗ thuộc loại hạt?
A. Hạt không nội nhũ
B. Hạt nội nhũ
C. Quả giả
D. Quả đơn tính
-
Câu 27:
Trong tổ ong, cá thể đơn bội là?
A. Ong thợ
B. Ong cái
C. Ong đực
D. Ong chúa
-
Câu 28:
Loại mô phân sinh không có ở cây phượng?
A. Bên
B. Lóng
C. Đỉnh thân
D. Đỉnh rễ
-
Câu 29:
Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hoocmon sinh trưởng thì trẻ?
A. Sinh trưởng phát triển bình thường
B. Trở thành người khổng lồ
C. Trở thành người bé nhỏ
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn
-
Câu 30:
Ở thực vật, hoocmon ức chế sinh trưởng chiều dài và tăng sinh trưởng chiều ngang của thân là?
A. AIA
B. GA3
C. AAB
D. Ethylen