1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc nghiên cứu phả hệ được thực hiện nhằm mục đích:
A. Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nào dưới ñây ở người là tính trạng trội
B. Phân tích ñược tính trạng hay bệnh có di truyền không và nếu có thì quy luật di truyền của nó như thế nào
C. Xác đình tính trạng hay bềnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể thể giới tình hay không
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào dưới đây ở người là tính trạng trội:
A. Da trắng
B. Tóc thẳng
C. Môi mỏng
D. Lông mi dài
-
Câu 3:
Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào dưới đây ở nguời là tính trạng lặn:
A. Da đen
B. Tóc thẳng
C. Môi dày
D. Lông mi dày
-
Câu 4:
Qua nghiên cứu phả hệ bênh nào dưới đây ở người là di truyền theo kiểu đột biến gen trội:
A. Bạch tạng
B. Điếc di truyền
C. Tật 6 ngón tay
D. Câm, điếc bẩm sinh
-
Câu 5:
Qua nghiên cứu phả hệ bệnh nào dưới đây ở người là di truyền theo kiểu đột biến gen lặn:
A. Tật xương chi ngắn
B. Ngón tay ngắn
C. Tật 6 ngón tay
D. Câm, điếc bẩm sinh
-
Câu 6:
Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hội chứng tơcnơ ở người:
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
B. Nghiên cứu tế bào
C. Nghiên cứu phả hệ
D. Di truyền hoá sinh
-
Câu 7:
Tác giả của học thuyết tiến hóa với vai trò của biến dị, chọn lọc tự nhiên để giải thích nguồn gốc các loài là?
A. Lamac
B. Đacuyn.
C. Menden.
D. Morgan.
-
Câu 8:
Theo Dacuyn: Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự tồn tại và phát triển của những ...... có khả năng thích nghi cao nhất, đồng thời ......... những cá thể kém thích nghi với môi trường.
A. Cá thể..............đào thải........
B. Quần thể.........đào thải..........
C. Cá thể .............tích lũy..........
D. Quần thể .........tích lũy..........
-
Câu 9:
Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn cho khoa học là:
A. Giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị
B. Giải thích được cơ chế di truyền của các biến dị
C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung và giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
D. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ các nguồn gốc khác nhau
-
Câu 10:
Theo quan điểm hiện đại, đơn vị của tiến hóa là?
A. Cá thể
B. Loài.
C. Quần thể.
D. Nòi.
-
Câu 11:
Theo học thuyết tiến hoá của Đacuyn cơ chế nào dưới đây là cơ chế chính của quá trình tiến hoá của sinh giới.
A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn loc tự nhiên
B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đông nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài
D. Sự tích lũy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định
-
Câu 12:
Nhân tố nào dưới đây là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Chọn lọc nhân tạo
C. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng
D. Nhu cầu và lợi ích của con ngƣời
-
Câu 13:
Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là:
A. Đột biến
B. Nguồn gen du nhập
C. Biến dị tổ hợp
D. Quá trình giao phối
-
Câu 14:
Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là:
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến
C. Giao phối
D. Các cơ chế cách li
-
Câu 15:
Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng.
A. Làm giảm tính đa hình quần thể
B. Giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử
C. Thay đổi tần số alen của quần thể
D. Tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử
-
Câu 16:
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối thì đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu.
A. Cá thể
B. Quần thể
C. Loài
D. Ngành
-
Câu 17:
Các tế bào sơ khai xuất hiện đầu tiên trong môi trường.
A. Đất.
B. Nước
C. Không khí
D. Đất, nước, không khí
-
Câu 18:
Nhà bác học Nga đưa ra giả thuyết “các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ bằng con đường hóa học” có tên là?
A. Oparin
B. Uray
C. Miller
D. Darwin
-
Câu 19:
Quá trình tiến hóa hình thành tế bào đầu tiên không có giai đoạn:
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
B. Oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo chất vô cơ.
C. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
D. Xuất hiện các tế bào sơ khai.
-
Câu 20:
Thành phần hỗn hợp khí trong thí nghiệm của Miller gồm:
A. CH4, NH3, H2, N2.
B. CH4, NH3, H2, O2.
C. CH4, NH3, H2, hơi nước.
D. CH4, NH3, N2, O2.
-
Câu 21:
Quá trình tiến hóa hình thành tế bào đầu tiên gồm mấy giai đoạn:
A. 10
B. 6
C. 4
D. 2
-
Câu 22:
Loại biến dị cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa là:
A. Biến dị tổ hợp
B. Đột biến số lượng NST.
C. Đột biến gen.
D. Đột biến cấu trúc NST
-
Câu 23:
Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống?
A. Đột biến và CLTN
B. CLTN
C. Đột biến
D. Khả năng di cư.
-
Câu 24:
Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất, vai trò của CLTN giữa các sinh vật được thể hiện từ giai đoạn:
A. Tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa hình thành các loài sinh vật.
D. Tiến hóa hóa học.
-
Câu 25:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại:
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá
B. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
C. Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường
D. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được
-
Câu 26:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản
B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
-
Câu 27:
Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:
A. Quy định chiều hướng tiến hoá
B. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
C. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
D. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
-
Câu 28:
Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên:
A. Trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể
B. Chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.
C. Không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
D. Vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
-
Câu 29:
Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến và di - nhập gen.
D. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li
-
Câu 30:
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:
A. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
C. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.