1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn ý đúng về cấu trúc virus Dengue?
A. Protein lõi E tạo cấu trúc xoắn ốc bao bọc nhân ARN.
B. Protein màng M gắn với protein màng tế bào ký chủ
C. Protein vỏ E kết hợp với thụ thể, gây ngưng kết hồng cầu và kích thích tạo kháng thể trung hòa.
D. Có 7 loại protein cấu trúc và 3 loại protein không cấu trúc.
-
Câu 2:
Chọn câu sai khi nói về các phase của vi khuẩn ho gà khi nuôi cấy nhiều lần:
A. Phase I là phase có yếu tố kháng nguyên
B. Phase II được ứng dụng trong sản xuất vaccin
C. Phase III là phase trung gian
D. Phase IV không có độc tố
-
Câu 3:
Cấu trúc virus Dengue:
A. Có màng bọc lipoprotein
B. Nhân ARN sợi đơn, cực dương
C. Capsid hình khối
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Tính chất nào của vi khuẩn ho gà:
A. Bổ sung pepton trong thạch nuôi cấy
B. Bổ sung erythromycin khi nuôi cấy
C. Có thể nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thông thường
D. Sử dụng đường lactose và glucose không sinh hơi
-
Câu 5:
Yếu tố gây chết virus Dengue là:
A. Nhiệt độ dưới 56°C
B. Formic acid
C. Tia UV
D. Ethanol
-
Câu 6:
Yếu tố nào sau đây không là yếu tố bám dính của vi khuẩn ho gà:
A. FHA
B. Độc tố ho gà
C. Pertactin
D. Adenylcyclase
-
Câu 7:
Yếu tố nào sau đây là kháng nguyên của vi khuẩn ho gà:
A. Sợi ngưng kết hồng cầu
B. Nội độc tố Lipopolysaccaride
C. Adenylcyclase
D. Độc tố tế bào khí quản
-
Câu 8:
Virus Dengue có thể được nuôi cấy trên môi trường nào?
A. Muỗi mới sinh
B. Tế bào thận khỉ
C. Tế bào LLC-MK2
D. Não chuột bạch già
-
Câu 9:
Yếu tố nào vừa là kháng nguyên vừa là độc tố của vi khuẩn ho gà:
A. Kháng nguyên thân
B. Nội độc tố LPS
C. Adenylcyclase
D. Độc tố ho gà (pertussis toxin)
-
Câu 10:
X là một chemokine có tác dụng thu hút tế bào lympho và tế bào diệt tự nhiên đến các vị trí viêm, X là:
A. IL-8
B. IL-6
C. RANTES
D. RANTEX
-
Câu 11:
Câu nào sai về tính chất sinh bệnh của vi khuẩn ho gà:
A. Vi khuẩn phá hoại lông chuyển của biểu mô đường hô hấp
B. Giải phóng histamin
C. Gây hạ đường huyết
D. Vi khuẩn xuyên qua hàng rào biểu mô vào máu
-
Câu 12:
Cơ chế sinh bệnh học miễn dịch của virus Dengue bao gồm, trừ một:
A. Giảm tiểu cầu và kháng thể kháng tiểu cầu.
B. Rối loạn miễn dịch.
C. Rối loạn đông máu.
D. Ngăn ngưng kết hồng cầu.
-
Câu 13:
Câu nào sai về kháng nguyên và độc tố ho gà:
A. Adenylcyclase ức chế hiện tượng thực bào
B. Có ngoại độc tố
C. Kháng nguyên O còn được gọi là ngưng kết nguyên
D. Sợi ngưng kết hồng cầu là 1 kháng nguyên của ho gà
-
Câu 14:
Điểm đặc trưng nhất của sốt xuất huyết Dengue là gì?
A. Rối loạn đông máu.
B. Thất thoát huyết tương.
C. Giảm tiểu cầu
D. Giảm bạch cầu đơn nhân.
-
Câu 15:
Phản ứng nào chỉ cần chỉ cần lấy máu bệnh nhân 1 lần:
A. MAC-ELISA
B. Phản ứng trung hòa
C. Phản ứng kết hợp bổ thể
D. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu
-
Câu 16:
Liên quan đến miễn dịch đối với ho gà:
A. Người lớn nên dùng Penicilin để phòng ngừa khi đi vào vùng dịch
B. Trẻ sơ sinh được miễn dịch thụ động từ mẹ
C. Vaccin ho gà là vaccin sống giảm độc lực
D. Vaccin 3 trong 1 được tiêm 1 lần duy nhất
-
Câu 17:
Đặc điểm của phân lập virus là, trừ một:
A. Xác định được týp huyết thanh và có thể tiên đoán dịch.
B. Lấy máu bệnh nhân vào lúc bệnh nặng nhất.
C. Cần trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật viên trình độ cao.
D. Cấy máu vào chai nuôi tế bào.
-
Câu 18:
Liên quan đến vi khuẩn ho gà, chọn câu sai:
A. Nhạy cảm với nhiệt độ
B. Lây lan qua đường tiếp xúc là chính
C. Tính chất sinh hóa “trơ”
D. Đôi khi có nang
-
Câu 19:
B.pertussis được chia thành những type là dựa vào kháng nguyên:
A. Nội độc tố
B. Agglutinogens
C. Vách
D. Chiên mao E. Adenylcyclase
-
Câu 20:
Phản ứng nào là phản ứng huyết thanh đặc hiệu và nhạy cảm nhất đối với virus Dengue:
A. IgG-ELISA.
B. MAC-ELISA.
C. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
D. Phản ứng trung hòa.
-
Câu 21:
Chịu trách nhiệm gây ra triệu chứng ho giật của người bị ho gà là do sự tấn công vào tiểu đảo Langerhan tụy:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Chọn ý sai: Bốn yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến dịch sốt xuất huyết là gì?
A. Chủng virus Dengue.
B. Tuổi bệnh nhân
C. Yếu tố di truyền của cá nhân hoặc dân cư.
D. Môi trường.
-
Câu 23:
Ở người bị ho gà trong giai đoạn ho giật, thử công thức máu thấy:
A. Bạch cầu trung tính tăng cao
B. Bạch cầu ưa acid tăng cao
C. Bạch cầu ái base tăng cao
D. Lympho bào tăng cao
-
Câu 24:
Môi trường Bordet-Gengou để nuôi cấy vi khuẩn ho gà không chứa:
A. Bột khoai tây
B. Máu
C. Erythromycin
D. Glycerol
-
Câu 25:
Chọn ý sai khi nói về virus viêm não Nhật Bản:
A. Bệnh viêm não Nhật Bản là thể viêm não do virus quan trọng nhất ở châu Á.
B. Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
C. Có thể để lại di chứng tâm-thần kinh nặng nề nếu không tử vong.
D. Chưa phân lập được virus viêm não Nhật Bản.
-
Câu 26:
Để phân lập được B.pertussis từ bệnh nhân ho gà, bệnh phẩm là:
A. Quệt mũi
B. Quệt họng
C. Ho trực tiếp lên hộp thạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Tính chất virus viêm não Nhật Bản là, trừ một:
A. Hình cầu, capsid hình khối, có màng bọc.
B. Có liên hệ kháng nguyên với virus Dengue.
C. Thuộc họ Flaviviridae của virus Arbo.
D. Có khả năng gây ngưng kết hồng cầu người
-
Câu 28:
Dùng kháng sinh nào để phòng ngừa ho gà tốt nhất khi đi vào vùng dịch?
A. Erythromycin
B. Penicilin
C. Amoxicilin
D. Rifamicin E. Macrolide
-
Câu 29:
Chẩn đoán gián tiếp là phương pháp tìm độc tố ho gà hoặc sợi ngưng kết hồng cầu trong máu bệnh nhân:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Phân lập virus viêm não Nhật Bản trên:
A. Khỉ Rhesus.
B. Tế bào thận chim.
C. Tế bào muỗi Anophèles
D. A và B
-
Câu 31:
Đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn ho gà:
A. Từ mẹ sang con
B. Máu
C. Tình dục
D. Hô hấp
-
Câu 32:
Sinh bệnh học của virus viêm não Nhật Bản là, trừ một:
A. Lúc đầu nó sao chép tại hạch lympho nơi muỗi cắn.
B. Lan truyền qua máu đến hệ thần kinh.
C. Liên quan đến một số chất dẫn truyền thần kinh.
D. Virus không có ái lực với mô thần kinh.
-
Câu 33:
Yếu tố nào của kháng nguyên O đặc trưng cho cả giống Bordetella:
A. Yếu tố 1-6
B. Yếu tố 7
C. Yếu tố 12
D. Yếu tố 14
-
Câu 34:
Thời kỳ kéo dài nhất của bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Thời kỳ ủ bệnh.
B. Thời kỳ khởi phát.
C. Thời kỳ toàn phát.
D. B và C đều đúng.
-
Câu 35:
Thời kì ủ bệnh đối với bệnh viêm não Nhật Bản cấp tính trung bình:
A. 2 ngày.
B. 7 ngày.
C. 4 ngày.
D. 5 ngày.
-
Câu 36:
Vi khuẩn bạch hầu là:
A. Trực khuẩn, gram âm
B. Trực khuẩn, gram dương
C. Cầu khuẩn, gram âm
D. Cầu khuẩn, gram dương
-
Câu 37:
Chọn ý không đúng về chẩn đoán bằng phản ứng huyết thanh học:
A. Lấy máu 2 lần, lần đầu vào giai đoạn khởi phát và lần sau vào giai đoạn hồi phục.
B. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể lần II cao hơn 4 lần so với lần I.
C. Thử nghiệm chẩn đoán lý tưởng nhất là PCR.
D. Thử nghiệm MAC-ELISA để tìm kháng thể IgG trong những ngày đầu mắc bệnh.
-
Câu 38:
Vi khuẩn bạch hầu còn có tên là:
A. Bretonnean
B. Roux-Yersin
C. Klebs-Loffler
D. Ramon
-
Câu 39:
Tỉ lệ có triệu chứng lâm sàng đối với bệnh viêm não Nhật Bản vào khoảng:
A. 1-10/1,000,000 dân
B. 10-100/100,000 dân
C. 1-10/100,000 dân
D. 1-100/1,000,000 dân
-
Câu 40:
Tính chất của Corynebacterium diphtheria, chọn câu sai:
A. Hình que thằng, hơi cong
B. Không di động
C. Không có nang
D. Không chứa các hạt nhiễm sắc