1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn tập hợp đúng (1) Tế bào TC tác động chủ yếu lên những tế bào bị nhiễm virus (2) Tế bào NK tác động chủ yếu lên tế bào buu và mô ghép (3) Perforin do tế bào TC và NK phóng thích có tác động tương tự bổ thể (4) Tế bào TC ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng (5) Tế bào NK phá huỷ tế bào ác tính trước khi nó có cơ hội nhân lên
A. (1), (2), (5)
B. (2), (3), (4), (5)
C. (2), (3), (4)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Dạng phong lây nhiễm cao nhất:
A. Phong u
B. Phong củ
C. Cả 2 lây nhiễm như nhau
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Chọn câu đúng cho đáp ứng lần đầu và lần sau trong miễn dịch dịch thể:
A. Kháng thể đầu tiên là IgG do tế bào plasma tổng hợp
B. Cytokines kích hoạt gia tăng tế bào B dẫn đến tế bào plasma chuyển từ sản xuất IgG sang IgM
C. Trong đáp ứng miễn dịch lần sau, IgM không được tổng hợp
D. Trong đáp ứng miễn dịch lần sau, IgG được sản xuất sớm hơn và nhiều hơn lần đầu
-
Câu 4:
Trong suy giảm miễn dịch dạng phong u:
A. Lymphô T chức năng không giảm
B. Lymphô B chức năng suy giảm
C. Lymphô T chức năng suy giảm
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 5:
Sự đề kháng tạo khúm ở dạ dày âm đạo là do:
A. pH kiềm
B. pH acid
C. pH = 7
D. tallow
-
Câu 6:
Đặc điểm hoạt động của hệ bổ thể:
A. theo kiểu phản ứng dây chuyền không theo một trật tự nhất định
B. theo kiểu dòng thác, nghĩa là theo thứ tự từ C1 đến C2… đến C9
C. thay đổi tùy theo laoị kháng nguyên khác nhau chứ không xoay quanh 2 con đường cổ điển và thay đổi
D. theo kiểu phản ứng dây chuyền trong môt trật tự nhất định, thành phần trước sau khi hoạt hóa xúc tác sự hoạt hóa thành phần sau
-
Câu 7:
Phương pháp để phân biệt trực khuẩn phong với trực khuẩn lao sau khi nhuộm soi phát hiện có trực khuẩn kháng acid-cồn.
A. Thực nghiệm trên cobaye
B. Tiêm vào gan bàn chân chuột Hamster
C. Cả (A) và (B) đều đúng
D. Cả (A) và (B) đều sai
-
Câu 8:
Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
1. Trực khuẩn phong chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo
2. Trực khuẩn phong không có nang, không có lông, không sinh bào tử
3. Trực khuẩn phong không có nội độc tố
4. Trực khuẩn phong phát triển chậm phải mất nhiều năm mới gây tổn thương
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Hoạt tính quan trọng nhất của hệ bổ thể là:
A. hoạt tính phản vệ
B. huy động bạch cầu
C. kháng viêm
D. làm tan tế bào
-
Câu 10:
Đại thực bào trong máu ngoại vi được gọi là:
A. lympho T
B. lympho B
C. bạch cầu đơn nhân
D. bạch cầu đa nhân
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng về giống Treponema:
A. Thường được chia làm 3 loài: loài không gây bệnh, loài gây bệnh, loài trung gian gây bệnh
B. Loài không gây bệnh chiếm đa số
C. Treponema pertenue gây bệnh ghẻ cóc ở người
D. Treponema pallidum gây bệnh giang mai ở người
-
Câu 12:
Xoắn khuẩn giang mai:
A. Có hình dạng lò xo, nhiều vòng xoắn lượn đều sát nhau
B. Là xoắn khuẩn có màng nhân
C. Có lông và sinh bào tử
D. A và C đều đúng
-
Câu 13:
C – reactive protein là gì?
A. khi hình thành phức hợp với vi khuẩn có tác dụng hoạt hóa bổ thể theo con đường thay đổi
B. khi hình thành phức hợp với kháng thể có tác dụng hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
C. khi hình thành phức hợp với vi khuẩn có tác dụng hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
D. có mặt trong huyết thanh bệnh nhân vào giai đoạn cuối cùng của bệnh
-
Câu 14:
Xoắn khuẩn giang mai di động được là nhờ:
A. Có 3 sợi nhỏ xoắn ngược chiều nhau và bao quanh thân tế bào
B. Có các sợi trục chạy suốt theo trục nguyên sinh
C. Có 1 sợi thẳng, dẻo, xuyên qua giữa các vòng xoắn
D. Nhờ cấu trúc lông giúp chuyển động bằng cách xoay vòng
-
Câu 15:
Thành phần không phải yếu tố cơ học trong miễn dịch không đặc hiệu:
A. Nhung mao của biểu mô đường hô hấp
B. Phản xạ ho, hắt hơi
C. Dòng chảy của nước mắt, nước tiểu
D. Chất surfactants
-
Câu 16:
Lactoferrin ngăn ngừa loại bệnh lý nào ở trẻ nhũ nhi:
A. Đường hô hấp
B. Đường tiêu hóa
C. Đường máu
D. Đường tiết niệu
-
Câu 17:
Phát biểu đúng về nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai:
A. Nuôi cấy được xoắn khuẩn giang mai trên môi trường nhân tạo Fletcher có thêm 10% huyết thanh thỏ
B. Việc giữ chũng xoắn khuẩn giang mai tốt nhất là tiêm truyền xoắn khuẩn vào tinh hoàn thỏ
C. Chưa phân lập được xoắn khuẩn giang mai từ bệnh nhân
D. Nuôi cấy được xoắn khuẩn giang mai trên môi trường BSA có thêm albumin và acid béo
-
Câu 18:
Chất nào có tác dụng làm vỡ peptidoglycan:
A. Lysozyme
B. Lactoferrin
C. Tallow
D. Acid
-
Câu 19:
Kháng thể chống lại Treponema pallidum được phát hiện nhờ:
A. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
B. Phản ứng bất động xoắn khuẩn
C. Phản ứng kết hợp bổ thể
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Hoạt động hệ bổ thể theo con đường nào phụ thuộc miễn dịch dịch thể:
A. Cổ điển
B. Thay đổi
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Cấu trúc xoắn khuẩn giang mai:
A. Trục chất nguyên sinh hình xoắn chứa chất nguyên sinh
B. Có phức hợp màng – polysaccarid
C. Có nhiều sợi trục nằm ở vách tế bào
D. Nằm ngoài cùng là lớp peptidoglycan
-
Câu 22:
Ký sinh trùng hoạt hóa hệ bổ thể:
A. theo con đường cổ điển li giải tế bào
B. theo con đường thay đổi li giải tế bào
C. theo con đường thay đổi kết hợp với bạch cầu ái toan
D. theo con đường thay đổi kết hợp với bạch cầu ái kiềm
-
Câu 23:
Tế bào diệt tự nhiên liên quan:
A. Lympho bào hạt lớn
B. Tính gây độc tế bào gắn tế bào không đặc hiệu
C. Interferon
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Phát biểu sai về xoắn khuẩn giang mai:
A. Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh cho người
B. Giang mai thời kì I : có các vết phỏng đỏ vỡ ra tạo thành các vết loét, không ngứa, không đau
C. Giang mai thời kì II: Các hạch sưng to, phản ứng huyết thanh bắt đầu dương tính ở thời kì này
D. Giang mai thời kì III: Còn gọi là giang mai thần kinh, xuất hiện các gôm ở da, xương, gan…
-
Câu 25:
Chất hoạt mạch gồm:
A. Histamin và leucodien
B. Interferon và leucodien
C. Histamin và leucotrien
D. Interferon và leucotrien
-
Câu 26:
Cách lây truyền xoắn khuẩn giang mai là gì?
A. Qua đường niêm mạc, vết thương hở
B. Qua đường sinh dục
C. Truyền máu có nhiễm xoắn khuẩn giang mai
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Interferon là gì?
A. Không có tính đặc hiệu loài
B. Giúp chẩn đoán sớm bệnh nhiễm trùng
C. Ngăn chặn sự phiên mã của virut
D. Kích thích tế bào diệt
-
Câu 28:
Xoắn khuẩn giang mai bẩm sinh:
A. Phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vào tháng 3 đến tháng 5 thai kì có thể truyền xoắn khuẩn giang mai cho thai nhi
B. Gọi là giang mai bẩm sinh sớm khi triệu chứng xuất hiện trên đứa trẻ ngay sau khi sinh ra được 48h
C. Gọi là giang mai bẩm sinh muộn khi triệu chứng xuất hiện khi trẻ sinh ra được 6 đến 8 tuần
D. Giang mai bẩm sinh không để lại di chứng
-
Câu 29:
Thành phần nào của hệ bổ thể gây miễn dịch kết dính:
A. C3a
B. C3b
C. C5a
D. C5b
-
Câu 30:
Chất nào sau đây có tác dụng diệt nấm:
A. Surfactants
B. Lactoferrin
C. Lysozyme
D. Tallow
-
Câu 31:
Chuẩn đoán xoắn khuẩn giang mai:
A. Chuẩn đoán trực tiếp chỉ sử dụng ở thời kì I
B. Chuẩn đoán gián tiếp sự dụng được ở cả 3 thời kì
C. Chuẩn đoán trực tiếp là tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân
D. Chuẩn đoán gián tiếp là phương pháp sử dụng PCR
-
Câu 32:
Ngưỡng phát hiện thấp nhất của phản ứng ngưng kết nằm trong giới hạn nào:
A. 2-3 g/ml
B. 2-3 mg/ml
C. 2-3 ng/ml
D. 2-3 pg/ml
-
Câu 33:
Thông thường làm phiến phết nhuộm Fontana – Tribondeau để tìm xoắn khuẩn giang mai từ bệnh phẩm:
A. Dịch tiết từ cơ quan sinh dục
B. Dịch tiết từ săng giang mai
C. Dịch chà xát ở các nốt hồng ban
D. Máu
-
Câu 34:
Trong phản ứng ngưng kết có:
A. Hồng cầu cừu và hemolysin.
B. Vòng kết tủa.
C. Kháng nguyên hữu hình.
D. Dòng điện
-
Câu 35:
Đặc tính của xoắn khuẩn giang mai thời kì II:
A. Nốt ban đỏ xuất hiện nhiều lần, không để lại dấu vết
B. Ít xoắn khuẩn trong các nốt hồng ban
C. Là thời kì lây lan mạnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Phản ứng không dùng kháng nguyên hữu hình:
A. Phản ứng Coombs
B. Phản ứng ngưng kết định lượng trong ống nghiệm
C. Phản ứng Mancini
D. Phản ứng ngăn ngưng kết
-
Câu 37:
Phản ứng không đặc hiệu nhằm tìm kháng thể reagin trong huyết thanh bệnh nhân:
A. Kháng nguyên dùng là cardiolipin chiết xuất từ não bò
B. Có thể làm các phản ứng: phản ứng lên bông và phản ứng kết hợp bổ thể
C. Có thể xuất hiện dương tính giả
D. B và C đều đúng
-
Câu 38:
Để phát hiện máu Rhesus (-) hay (+) thì dùng phản ứng:
A. Phản ứng Coombs
B. Phản ứng vòng
C. Phản ứng ngưng kết định tính trên phiến kính
D. Phản ứng ngưng kết thụ động
-
Câu 39:
Dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai trong các phản ứng đặc hiệu sau:
A. Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai
B. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
C. Phản ứng ngưng kết hồng cầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Để chẩn đoán não mô cầu, người ta dùng phản ứng:
A. Ngưng kết thụ động
B. Ngưng kết Coombs
C. Miễn dịch điện di
D. Miễn dịch điện di đối lưu