1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phản ứng có sự tham gia của kháng kháng thể là:
A. Miễn dịch điện di
B. Miễn dịch huỳnh quang dạng trực tiếp
C. Miễn dịch huỳnh quang dạng gián tiếp
D. Miễn dịch huỳnh quang dạng Sandwich
-
Câu 2:
Trong phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai, phát biểu sai là:
A. Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai chính xác 100% ở bệnh nhân giang mai bẩm sinh và giang mai thời kì III không được điều trị
B. Cho tiếp xúc huyết thanh bệnh nhân và xoắn khuẩn giang mai lấy từ tinh hoàn thỏ
C. Nếu huyết thanh có kháng thể, xoắn khuẩn sẽ nằm im
D. Dễ thực hiện nên thường được sử dụng
-
Câu 3:
Chọn phát biểu sai về phản ứng?
A. Phản ứng trung hòa độc tố và kết hợp bổ thể là các phản ứng kháng nguyên, kháng thể dựa trên hoạt động sinh học của kháng thể
B. Phản ứng khuếch tán vòng đơn dùng để định tính kháng thể và kháng nguyên
C. Miễn dịch điện di là phương pháp phối hợp giữa điện di và miễn dịch khuếch tán trên gel
D. Phản ứng kết tủa và ngưng kết là các phản ứng dựa trên sự trên sự tạo thành “hạt”
-
Câu 4:
Phát biểu sai về điều trị xoắn khuẩn giang mai:
A. Có thể thay thế bằng erythromycin và tetracilin nếu quá mẫn cảm với pennicilin
B. Có thể xuất hiện triệu chứng ngộ độc
C. Điều trị giang mai ở thời kì I và II luôn thành công bằng pennicilin
D. Không thể điều trị khi ở thời kì III
-
Câu 5:
Điều nào sau đây đúng khi nói về các phản ứng ngưng kết:
A. Nồng độ kháng nguyên càng lớn thì đường kính vòng trong phản ứng Mancini càng nhỏ
B. Trong phản ứng Ouchterlony, nếu 2 kháng nguyên có các epitope giống nhau hoàn toàn thì cung kết tủa sẽ bắt chéo nhau.
C. Nồng độ kháng nguyên và kháng thể là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến vị trí, kích thước, hình dạng kết tủa
D. Phương pháp Ouchterlony ít nhạy nhưng cho phép kiểm tra độ tinh khiết của kháng nguyên, kháng thể
-
Câu 6:
Xoắn khuẩn Leptospira:
A. Có hình dạng sợi dài, mảnh, nhiều vòng xoắn
B. Một hay 2 đầu uống cong hình chữ C
C. Kích thước rất nhỏm khoảng 0.1 – 0.2 um đường kính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Để phát hiện kháng nguyên polysaccharide của vi khuẩn trong não người, người ta dùng phản ứng:
A. Miễn dịch điện di
B. Miễn dịch điện di đối lưu
C. Miễn dịch điện di khuếch tán in situ
D. Có thể dùng cả 3 loại trên
-
Câu 8:
Kết quả dương tính giả xảy ra khi:
A. Thừa kháng nguyên và kháng thể
B. Thừa kháng thể
C. Độ nhạy cảm thấp
D. Độ đặc hiệu thấp
-
Câu 9:
Phản ứng ASLO để chẩn đoán streptococci là phản ứng:
A. Dựa tren hoạt tính sinh học của kháng thể
B. Dựa trên sự tạo hành “hạt”
C. Đánh dấu kháng nguyên, kháng thể
D. Ngưng kết
-
Câu 10:
Để tìm kháng thể giang mai, người ta sử dụng phản ứng:
A. Trung hòa độc tố
B. Kết hợp bổ thể
C. Phát huỳnh quang
D. Ngưng kết
-
Câu 11:
Quan sát xoắn khuẩn Leptospira bằng phương pháp nhuộm nào?
A. Nhuộm thấm bạc Fontana- Tribondeau
B. Soi trực tiếp được dưới kính hiển vi
C. Nhuộm Ziehl - Neelsen
D. Nhuộm huỳnh quang
-
Câu 12:
Chọn phát biểu đúng về kháng nguyên - kháng thể:
A. Kết quả của phản ứng kháng nguyên-kháng thể in vivo được biểu thị bằng “hiệu giá”
B. Mức độ tiến triển của hiệu giá gọi là “ hiệu giá ranh giới”
C. Khi xét nghiệm huyết thanh kép, động lực kháng thể tối thiểu phải 4 lần mới có giá trị
D. Động lực kháng thể là thương số giữa hiệu giá kháng thể xét nghiệm giữa lần thứ nhất và thứ hai.
-
Câu 13:
Những vi khuẩn nào sau đây sử dụng acid béo mạch dài cung cấp cacbon và năng lượng chủ yếu là:
A. Xoắn khuẩn Leptospira
B. Bacteries omnivores
C. Methylotrophe
D. Pseudomonas cepacie
-
Câu 14:
Phản ứng có Fluorescin là:
A. ELISA
B. Miễn dịch điện di
C. Miễn dịch huỳnh quang
D. Ouchterlon
-
Câu 15:
Chất nào được sử dụng làm môi trường chọn lọc đề phân lập xoắn khuẩn Leptospira từ nguồn ngoại nhiễm.
A. 5 - fluouracil
B. Pennicilin
C. Formal
D. Muối NaCl
-
Câu 16:
Thử nghiệm miễn dịch học thích hợp nhất để xác định nhóm máu ABO là:
A. Ngưng kết gián tiếp
B. Ngưng kêt chủ động
C. Ngưng kết nhân tạo
D. Ngăn ngưng kết
-
Câu 17:
Xoắn khuẩn leptospira thường được nuôi cấy trên môi trường:
A. Môi trường nhân tạo Fletcher có thêm 10% huyết thanh thỏ
B. Môi trường BSA có thêm albumin và acid béo
C. Môi trường EMJH
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn Leptospira:
A. Xoắn khuẩn xâm nhập cơ thể con người qua niêm mạc mắt, mũi, miệng
B. Người nhiễm xoắn khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, đất có nước tiểu, mô động vật bị nhiễm bệnh
C. Gây bệnh kí sinh ở chuột hang, heo, chó, bò,…
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Để xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh, có thể dùng phản ứng:
A. Ngưng kết định lượng trong ống nghiệm
B. Ngưng kết gián tiếp
C. Ngăn ngưng kết
D. Ngưng kết Coombs
-
Câu 20:
Thời kì 1 của bệnh Leptospiosis:
A. Triệu chứng đột ngột gồm sốt cao, đau đầu, nôn ói,..
B. Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 10 ngày
C. Trong máu có nhiều xoắn khuẩn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Một phản ứng kháng nguyên - kháng thể được tiến hành như sau: Tiêm trong da một lượng nhỏ độc tố bạch hầu. Phản ứng viêm tại chỗ sẽ xảy ra nếu cơ thể không có kháng độc tố, phản ứng không xảy ra nếu cơ thể đã có kháng độc tố. Phản ứng này là:
A. Trung hòa độc tố in vitro
B. Trung hòa độc tố in vivo
C. Kết hợp bổ thể
D. Ngưng kết chủ động
-
Câu 22:
Thời kì 2 của bệnh Leptospiosis, cơ quan nào ít bị tổn thương nhất:
A. Gan
B. Thận
C. Hệ thần kinh trung ương
D. Lách
-
Câu 23:
Kỹ thuật thích hợp nhất để xác định một kháng thể đơn dòng trong huyết thanh hay trong nước tiểu cô đặc là:
A. Miễn dịch điện di
B. Miễn dịch điện di đối lưu
C. Miễn dịch điện di khuếch tan in situ
D. Ngưng kết định tính trên phiến kính
-
Câu 24:
Hiệu giá kháng thể đối với xoắn khuẩn Leptospira:
A. Cao nhất đối với loại xoắn khuẩn Leptospira nào là thủ phạm
B. Các loại xoắn khuẩn Leptospira có mức hiệu giá như nhau
C. Cao nhất đối với loại xoắn khuẩn Leptospira không phải là thủ phạm
D. Không có ý nghĩa thực tế
-
Câu 25:
Để chẩn đoán những bất thường đơn dòng của kháng thể người ta dùng kỹ thuật:
A. Miễn dịch điện di
B. Ngưng kết định tính trên phiến kính
C. Phản ứng Mancini
D. Điện di miễn dịch in situ
-
Câu 26:
Bệnh phẩm để chuẩn đoán trực tiếp xoắn khuẩn Leptospira là:
A. Dịch màng bụng
B. Vết loét trên da
C. Hạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Đâu không phải mục đích của thử nghiệm “dấu thấm miễn dịch”:
A. Khẳng định kết quả nhiễm HIV
B. Định tính và định lượng kháng thể đơn dòng
C. Xác định một số trình tự kháng thể
D. Chẩn đoán một số tình trạng nhiễm khuẩn
-
Câu 28:
Phản ứng Martin- Pettit là phản ứng:
A. Trung hòa
B. Ngưng kết
C. Kết hợp bổ thể
D. Miễn dịch huỳnh quang
-
Câu 29:
Kỹ thuật nào sau đây không yêu cầu kháng nguyên hữu hình:
A. Phản ứng Coombs
B. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
C. Phản ứng ngưng kết thụ động
D. Miễn dịch điện di
-
Câu 30:
Theo Schuffner, loài nào sau đây là cái lọc sống đối với xoắn khuẩn Leptospira:
A. Chuột lang
B. Chuột bạch
C. Thỏ trắng
D. Khỉ
-
Câu 31:
Để xác định nhóm máu của một người, lần lượt thực hiện các kỹ thuật: - Ngưng kết định tính: hồng cầu của người này không ngưng kết khi gặp kháng thể anti A, anti B và anti H. - Ngưng kết nhân tạo: phản ứng dương tính. Nhóm máu của người này là:
A. AB, Rhesus (-)
B. O, Rhesus (+)
C. O Bombay, Rhesus (+)
D. B, Rhesus (-)
-
Câu 32:
Mùa nào tỉ lệ người mắc bệnh Leptospirosis cao nhất:
A. Mùa mưa
B. Mùa khô
C. Như nhau
D. Mùa lạnh
-
Câu 33:
Kỹ thuật xác định kháng thể “không hoàn chỉnh” là:
A. Ngưng kết Coombs
B. Ngưng kết định tính
C. Miễn dịch điện di
D. Ngưng kết gián tiếp
-
Câu 34:
Phòng bệnh đặc hiệu phòng ngừa bệnh Leptospirosis:
A. Diệt chuột
B. Kiểm sát, vệ sinh môi trường
C. Chưa có vaccin phòng bệnh
D. Tất cả đều sai
-
Câu 35:
Điều trị xoắn khuẩn Leptospira:
A. Pennicilin
B. Tetracilin
C. Cần sử dụng kết hợp thuốc trị triệu chứng: giảm sốt, giảm đâu, chống co giật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Trong mỗi họ, virus được phân thành các giống dựa vào tiêu chuẩn nào?
A. Hình thái virion.
B. Cấu trúc bộ gen.
C. Cách sao chép
D. Huyết thanh học và đặc tính lý hóa.
-
Câu 37:
. Ngưng kết gián tiếp. 25. Hình dưới là một thử nghiệm Ouchterlony: các protein máu cừu và người ở 2 giếng khác nhau (mẫu A và mẫu B), giếng màu đỏ chưa kháng thể kháng albumin cừu, 2 giếng còn lại có albumin cừu và người. Mẫu nào có máu người?
A. Mẫu A
B. Mẫu B
C. Cả 2 mẫu
D. Không có mẫu nào.
-
Câu 38:
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể có các tính chất sau, trừ một:
A. Tính đặc hiệu cao
B. Tính khả hồi
C. Tính bền vững
D. Tính có lợi hoặc có hại
-
Câu 39:
Họ virus nào sau đây chứa DNA đôi, vòng:
A. Papovaviridae.
B. Hepadnaviridae.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
-
Câu 40:
Lực liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể không bao gồm:
A. Lực liên kết đồng hoá trị
B. Lực liên kết hydrogen
C. Lực liên kết Van der Waal‟s
D. Lực liên kết tĩnh điện