1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Liên quan đến nhuộm soi trực khuẩn lao:
A. Có thể làm phiến phết trực tiếp từ bệnh phẩm hay sau khi cô đặc
B. Nhuộm Ziehl-Neelsen
C. Nhuộm auramin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Kỹ thuật chuẩn đoán nhanh, chính xác, đặc biệt đối với lao ngoài phổi là:
A. Latex
B. ELISA
C. PCR
D. Turberculin
-
Câu 3:
Trong đáp ứng miễn dịch tế bào:
A. TH được hoạt hóa bởi kháng nguyên được trình diện bởi MHC I
B. TC được hoạt hóa bởi kháng nguyên được trình diện bởi MHC II
C. IL – I, IL – II và gamma – interferon ngoài việc hoạt hóa TDN , TC còn làm cho những tế bào không biệt hóa trở thành tế bào NK
D. A, B, C đúng
-
Câu 4:
Liên quan đến vác-xin BCG:
A. Do Calmett và Guerin chế tạo đầu tiên
B. Được chế tạo từ trực khuẩn lao bò
C. Được sử dụng ở Việt Nam cho chương trình tiêm chủng mở rộng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Đặc tính của tế bào NK:
A. Tìm thấy trong mô và tuần hoàn máu nhưng không phân biệt được thuộc tế bào B hay T
B. Gây apoptosis
C. Giết chết tế bào ung thư và các tế nào nhiễm virus thông qua việc sử dụng đáp ứng miễn dịch
D. A, B, C đúng
-
Câu 6:
Trực khuẩn lao tạo thành khúm khuẩn xù xì khi được nuôi cấy trong môi trường nào:
A. Môi trường Middlebrook 7H12
B. Môi trường Middle brook 7H10
C. Môi trường Lowenstein-Jensen
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 7:
Trong phản ứng Mantoux, sau 48h chỉ cần chỗ chích xuất hiện 1 vùng đỏ có thể kết luận người được thử đã nhiễm vi khuẩn lao:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Miễn dịch là trạng thái của cơ thể người hoặc động vật không bị phát bệnh khi có VSV gây bệnh hoặc sản phẩm của nó xâm nhập:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trực khuẩn lao tạo thành một lớp dầy nhăn nheo trên bề mặt môi trường và có khuynh hướng leo lên thành ống nghiệm khi được nuôi cấy trong môi trường nào:
A. Môi trường Middlebrook 7H12
B. Môi trường Lowenstein-Jensen
C. Môi trường Middle brook 7H10
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 10:
Cơ thể có hai kiểu đáp ứng miễn dịch là:
A. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu
B. Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
D. Miễn dịch thu được và miễn dịch tự nhiên
-
Câu 11:
Một phụ nữ 31 tuổi châu Á được nhận vào bệnh viện với một lịch sử 7 tuần tăng mệt mỏi, đau cơ, ho khan, khó thở. Cô có sốt hàng ngày 38-39 ° C và giảm 5 kg gần đây. Cô đã chụp một X quang ngực tiêu cực khi cô đến Mỹ 7 năm trước. Bà ngoại của cô chết vì bệnh lao khi cô là một đứa trẻ sơ sinh. Kết quả chụp X quang ngực hiện nay thì bình thường; kết quả của các xét nghiệm khác cho thấy giảm hematocrit và xét nghiệm chức năng gan bất thường. Gan và tủy xương sinh thiết cho thấy u hạt với các tế bào khổng lồ và trực khuẩn kháng acid. Cô có lẽ bị nhiễm:
A. Mycobacterium leprae
B. Mycobacterium ulcerans
C. Mycobacterium gordonae
D. Mycobacterium tuberculosis
-
Câu 12:
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể khi kháng nguyên có cấu trúc phức tạp, lymphokines được sản xuất bởi:
A. Lympho TH
B. Lympho B
C. Tương bào
D. Nguyên bào plasma
-
Câu 13:
Bệnh nhân ở câu 15 cũng cần được đánh giá với:
A. HIV/AIDS
B. Áp xe gan
C. Sốt thương hàn
D. Sốt rét
-
Câu 14:
TC có liên quan đến:
A. Phản ứng thải loại mảnh ghép
B. Phản ứng gây độc tế bào
C. Phản ứng quá mẫn muộn
D. A, B đúng
-
Câu 15:
Điều đáng lo ngại là bệnh nhân ở câu 15 bị nhiễm Mycobacterium:
A. Kháng streptomycin
B. Kháng clarithromycin
C. Kháng isoniazid và rifampicin
D. Không kháng pyrazinamide
-
Câu 16:
Trong sự hoạt hóa tế bào B độc lập với thymus, điều nào sau đây không đúng:
A. Kháng nguyên là những đa phân tử không mấy phức tạp
B. Giai đoạn plasma là bước phát triển cuối cùng
C. Có sự tham gia của tế bào lympho T
D. Là một quá trình tự giới hạn
-
Câu 17:
Phản ứng tuberculin dương tính nhẹ trong thời kì:
A. Thời kì ủ bệnh
B. Giai đoạn sớm của bệnh
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 18:
Phản ứng tuberculin có thể chuyển từ dương sang âm:
A. Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi hóa trị liệu
B. Nguy cơ tái nhiễm và lây lan bệnh
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 19:
Tính chất của trực khuẩn phong, chọn câu sai:
A. Hình que, xếp song song thành bó
B. Không có lông
C. Không sinh bào tử
D. Không có nang
-
Câu 20:
Liên quan đến kháng nguyên CD8+:
A. TDH
B. TH
C. TC
D. A, B đúng
-
Câu 21:
Liên quan đến nuôi cấy trực khuẩn phong:
A. Có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo
B. Chỉ phát triển ở môi trường nuôi cấy có yếu tố X và V
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng là 30-350C
D. Chuột Hamster là loài động vật được sử dụng duy trì nguồn nhiễm tự nhiên của bệnh phong
-
Câu 22:
Khi bị AIDS, số lượng tế bào nào sau đây bị suy giảm đáng kể:
A. TDH
B. TH
C. TC
D. TD
-
Câu 23:
Tế bào T gây độc (TC) được hoạt hóa bởi kháng nguyên được trình diện nhờ:
A. MHC I
B. MHC II
C. Bạch cầu đa nhân
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Liên quan đến bệnh phong:
A. Thời gian ủ bệnh thường 2-3 tháng
B. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh phong là vùng da mất cảm giác nhưng màu da vẫn bình thường
C. Phong củ là dạng phong nhẹ, bệnh nhân còn hoạt động miễn dịch tế bào, phản ứng Misuda dương tính
D. Phong u là dạng phong nhẹ nhưng phản ứng Misuda âm tính
-
Câu 25:
Cho các dữ kiện sau, hay sắp xếp theo đúng trình tự của quá trình miễn dịch dịch thể (1)Tế bào B sản xuất kháng thể chống kháng nguyên lạ (2)Tế bào plasma (3) Kháng thể (4) Phân loại tế bào B sản xuất kháng thể đặc hiệu (5)Tế bào B mẫn cảm (6)Trung hoà opsonin hoá tế bào
A. 1-4-5-2-3-6
B. 4-1-5-2-3-6
C. 1-5-4-2-3-6
D. 4-1-5-2-3-6
-
Câu 26:
Tổn thương gây ra bởi trực khuẩn phong trên động vật thí nghiệm:
A. Viêm quằng
B. Áp-xe
C. Phong củ
D. Phong u
-
Câu 27:
Trong các thành phần sau đây: Tế bào B, tế bào TH2, IL-2, IgG, IgM, MHC II, tế bào nhớ, tế bào plasma. Số thành phần tham gia vào quá trình miễn dịch dịch thể độc lập Thymus:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 28:
Liên quan đến miễn dịch trong bệnh phong:
A. Đáp ứng miễn dịch chủ yếu là miễn dịch tế bào
B. Người miễn dịch đầy đủ ít bị bệnh phong dù từng tiếp xúc với trực khuẩn phong
C. Suy giảm miễn dịch phong u thường do suy giảm chức năng lympho T
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Thử nghiệm Misuda dương tính thường gặp ở:
A. Phong củ
B. Phong u
C. Phong trung gian
D. Phong bất định
-
Câu 30:
Liên quan đến phản ứng Misuda, chọn câu sai:
A. Tiêm trong da
B. Chất tiêm là lepromin
C. Có giá trị chuẩn đoán bệnh phong
D. Phản ứng dương tính khi nốt sần tái xuất hiện và hoại tử
-
Câu 31:
Bệnh phong có thể lấy truyền qua đường
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Sinh dục
D. Máu
-
Câu 32:
Chọn câu đúng về thứ tự tiết và hoạt hoá của các thành phần trong miễn dịch tế bào:
A. Đại thực bào, IL-1, TH, IL-2, TC
B. TH, IL-1, TDH, IL-2, đại thực bào
C. TH, IL-1, TDH IL-2, TC
D. TC, IL-1, TH, IL-2, đại thực bào
-
Câu 33:
Bệnh phẩm được dùng để chuẩn đoán bệnh phong:
A. Máu
B. Chất nhầy mũi
C. Nước tiểu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Chuẩn đoán xác định bệnh phong:
A. Phát hiện vi khuẩn kháng acid-cồn trên phết nhuộm Ziehl-Neelsen
B. Cấy vi khuẩn dương tính
C. Tiêm truyền vào chuột lang, chuột bị bệnh và bị chết
D. Tiêm vào gan bàn chân chuột Hamster, gây được phong u ở gan bàn chân
-
Câu 35:
Sắp xếp các bước sau để được quá trình miễn dịch tế bào: (1) Đại thực bào chế biến và trình diện kháng nguyên nhờ MHC II (2) Tế bào T có thụ thể phù hợp với kháng nguyên biệt hoá thành tế bào TH1 (3) Tế bào TH1 hoạt hoá đại thực bào bị nhiễm để tiêu diệt nhiễm trùng nội bào (4)Tế bào TH1 hình thành tế bào nhớ.
A. 1-2-3-4
B. 1-2-4-3
C. 1-4-2-3
D. 1-3-2-4
-
Câu 36:
Động vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì người nhiễm tự nhiên của bệnh phong:
A. Chuột lang
B. Chuột Hamster
C. Armadillo
D. Tất cả đều sai
-
Câu 37:
Hiện tượng xuất hiện đốm đỏ, đau, sưng hoặc sang thương u hạt được gây ra chủ yếu là do:
A. TH
B. TC
C. Tế bào B
D. Đại thực bào
-
Câu 38:
Trực khuẩn phong xâm nhập cơ thể chủ yếu qua:
A. Da
B. Máu
C. Niêm mạc
D. Tất cả đều sai
-
Câu 39:
Một số vi khuẩn vẫn phát triển được khi bị nuốt bởi đại thực bào, cơ thể đối phó với các vi khuẩn này bằng các tế bào:
A. TDH
B. TR
C. TH
D. TC
-
Câu 40:
Nơi cư ngụ và tăng trưởng của trực khuẩn phong là:
A. Da và thần kinh ngoại biên
B. Đường hô hấp trên
C. Gan, lách, thận
D. Máu