1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dịch tễ học virus cúm, chọn câu đúng:
A. Chỉ có virus cúm A mới có đột biến kháng nguyên đột ngột
B. Chỉ có virus cúm B,C là có đột biến kháng nguyên từ từ
C. Trần dịch cúm tại Hồng Kông do sự tái tổ hợp giữa virus cúm người và gia cầm
D. Bệnh cúm A, B, C có hình ảnh dịch tễ học khá giống nhau
-
Câu 2:
Kháng nguyên của loại Proteus nào được dùng để làm phản ứng tụ Weill- Felix:
A. Proteus mirabilis
B. Proteus morgani
C. Proteus rettgeri
D. Proteus vulgaris
-
Câu 3:
Tính kháng nguyên ổn định của virus Paramyxo là do:
A. Virut Paramyxo có sợi đơn ADN bền vững trong môi trường kiềm.
B. Có 6 protein cấu trúc bảo vệ bộ gen của virut.
C. Bộ gen của virút không phân đoạn nên không xảy ra tái tổ hợp di truyền.
D. Màng bọc bền vững giúp virut có đề kháng cao.
-
Câu 4:
Tính kháng nguyên ổn định của virus Paramyxo là do:
A. Virut Paramyxo có sợi đơn ADN bền vững trong môi trường kiềm.
B. Có 6 protein cấu trúc bảo vệ bộ gen của virut.
C. Bộ gen của virút không phân đoạn nên không xảy ra tái tổ hợp di truyền.
D. Màng bọc bền vững giúp virut có đề kháng cao.
-
Câu 5:
Về chuẩn đoán Rickettsia: Chọn câu sai:
A. Rickettsia thường bắt màu đỏ trong nhuộm Macchiavello
B. Có nhiều phương pháp chẩn đoán huyết thanh như: phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
C. Chẩn đoán gián tiếp nhầm xác định kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân
D. Có thể dùng phản ứng không đặc hiệu như phản ứng Weill- Felix và phản ứng được áp dụng cho tất cả các Rickettsia
-
Câu 6:
Trong các câu sau nói về đặc tính của virút Paramyxo, trừ một:
A. Glycoprotein HN có hoạt tính ngưng kết hồng cầu và Neuraminidase.
B. Glycoprotein H có hoạt tính ngưng kết hồng cầu và Neuraminidase.
C. Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp chỉ nhân lên ở biểu mô hô hấp.
D. Sự nhân lên của virút Paramyxo diễn ra trong bào tương.
-
Câu 7:
R. mooseri có thể gây viêm màng tinh hoàn và quanh tinh hoàn, làm tinh hoàn bị dính không đẩy lên ổ bụng được?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Ở virus Paramyxo, tính hòa màng và gây tán huyết là chức năng của glycoprotein:
A. HN
B. H
C. M
D. F
-
Câu 9:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt mò đa dạng nhưng thuồng gặp ở 3 thể: viêm phổi, sốt giống cúm và sốt viêm não- màng não:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Vaccin virus Paramyxo có hiệu quả khi:
A. Vaccin phải tạo kháng thể chống protein F và kháng nguyên HN
B. Ký chủ ngăn cản sự phát tán virus trực tiếp từ tế bào này sang tế bào khác
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 11:
Protein F ở virus Paramyxo gây hiện tượng hoà màng dễ dàng ở điều kiện nào?
A. pH acid
B. pH trung tính
C. pH kiềm
D. Mọi pH đều thích hợp cho hoà màng.
-
Câu 12:
Chọn tập hợp đúng các tính chất của virus Paramyxo:
(1) Protein P và L có hoạt tính polymerase.
(2) Để có hoạt tính sinh học, tiền tố bất hoạt F0 phải được men ngoại bào phân giải tạo ra 2 tiểu đơn vị nối với nhau bởi liên kết hydro.
(3) Protein hòa màng F điều khiển sự hòa màng của màng bao virus với màng bào tương tế bào ký chủ.
(4) Protein hòa màng F điều khiển sự hòa màng giữa các tế bào kế cận tạo hợp bào khổng lồ.
A. (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3)
D. Chỉ (4) đúng
-
Câu 13:
Chọn tập hợp đúng khi nói về sự nhân lên của virus Paramyxo:
(1) Chu kỳ gồm 3 giai đoạn.
(2) Các virus tấn công tế bào ký chủ qua glycoprotein hemagglutinin.
(3) Men polymerase RNA virus sao chép mRNA trong nhân tế bào.
(4) Số lượng mỗi sản phẩm gen tương ứng với mức độ mRNA sao chép từ gen đó.
(5) Hoạt tính neuraminidase ngăn cản các tiểu thể virus tự kết tập lại với nhau.
(6) Sự tạo thành hợp bào tạo ra thể vùi bào tương ưa baz.
A. (2), (3), (6)
B. (3), (5), (6)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (4), (5)
-
Câu 14:
Nhận định sai về giai đoạn trưởng thành trong sự nhân lên của virus Paramyxo:
A. Virus trưởng thành bằng cách nẩy chồi từ bề mặt tế bào.
B. Protein M đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các tiểu thể.
C. Nếu không có men protease tế bào ký chủ thích hợp, protein F0 ở màng bào tương sẽ bị bất hoạt.
D. Các nucleocapsid con cháu được lôi cuốn đến các điểm trên màng bào tương có các gai HN và F0
-
Câu 15:
Nhận định đúng về virus á cúm.
A. Chúng là những tác nhân gây bệnh chính gây bệnh đường hô hấp nặng ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi.
B. Virus á cúm có 4 týp, trong đó týp 1 còn gọi là virus cúm A hoặc virus cúm Sendai.
C. Cả 4 týp đều có thể gây nhiễm cho người nhung chỉ có týp 1, 3 gây bệnh nặng.
D. Viurs á cúm có một số đặc điểm hình thái tượng tự virus cúm nhưng có kích thước nhỏ hơn.
-
Câu 16:
Trong những nhận định sau về virus á cúm, nhận định không là chức năng của các protein cấu trúc là:
A. Cấu trúc H và N làm virus bám vào tế bào cảm thụ và thúc đẩy giải phóng virus khỏi tế bào cảm thụ để RNA virus xâm nhập vào tế bào cảm thụ.
B. Virus phóng thích bằng cách nẩy chồi trên màng tế bào.
C. Kháng nguyên H, N gây ngưng kết hồng cầu động vật.
D. Giai đoạn chín muồi của virus á cúm hoàn toàn do màng tế bào virus để sắp xếp tạo hạt virus hoàn chỉnh.
-
Câu 17:
Cho các nhận định sau:
(1) Týp 1 và 2 gây viêm tắc thanh quản và viêm họng.
(2) Týp 3 gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản hoặc cả hai.
(3) Virus thường gây nhiễm virus huyết.
(4) Virus chỉ nhân lên ở biểu mô hô hấp.
(5) Týp 4 gây bệnh nặng nhất trong 4 týp.
Tổ hợp nhận định đúng về sinh bệnh học của virua á cúm là:
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (2), (4), (5)
-
Câu 18:
Việc tạo men protease thích hợp của virus á cúm phụ thuộc vào:
A. Tế bào ký chủ.
B. Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.
C. Sự nhạy cảm với không khí trong môi trường sống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Về tính miễn dịch của virus á cúm, chọn câu đúng:
A. Khi đã có kháng thể trong huyết thanh sẽ ngăn được virus xâm nhập và không bị tái nhiễm.
B. Thông thường gây viêm đường hô hấp dưới, không gây sốt.
C. Nhiễm tự nhiên kích thích tạo IgG chống tái nhiễm.
D. Virus á cúm có các quyết định kháng nguyên chung cho cả virus á cúm và sởi.
-
Câu 20:
Chọn câu đúng về tính kháng thể của virus á cúm:
A. Kháng thể F chỉ trung hòa tính lây nhiễm.
B. Kháng thể HN chỉ ngăn cản phát tán virus con cháu từ tế bào này sang tế bào khác.
C. Kháng thể F quan trọng hơn kháng thể HN.
D. Sự phối hợp 2 yếu tố kháng thể IgA và HN giải thích sự tái nhiễm virus á cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ.
-
Câu 21:
Trong chẩn đoán phòng thí nghiệm virus á cúm, chọn câu sai:
A. Đáp ứng miễn dịch nhiễm lần đầu là đặc hiệu týp.
B. Khi tái nhiễm sự đáp ứng đặc hiệu hơn lần đầu.
C. Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào có thể phải ủ trong 10 ngày hoặc hơn.
D. Chẩn đoán huyết thanh học dựa trên xét nghiệm huyết thanh kép.
-
Câu 22:
Cho các mệnh đề sau:
(1) Virus á cúm mang một sợi RNA mã hóa cho 6 protein cấu trúc.
(2) Týp 1 và 2 gây viêm tắc thanh quản trong khi týp 3 gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
(3) Vaccin virus á cúm hiện nay đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc bảo vệ cơ thể chống nhiễm virus.
(4) Virus á cúm là tác nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp dưới, đứng thứ 2 là virus hô hấp hợp bào.
(5) Để phân lập virus á cúm ta dùng tế bào nhạy cảm như tế bào thận khỉ và tế bào bào thai người.
Số mệnh đề đúng khi nói về virus á cúm là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Đặc tính của virus hô hấp hợp bào (RSV):
A. Giống như các virus khác trong họ Paramyxo, virus RSV có hoạt tính ngưng kết hồng cầu và tán huyết.
B. Là tác nhân gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
C. Là tác nhân thứ 2 gây bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ em và trẻ nhũ nhi.
D. Đối với người lớn thì RSV thường gây bệnh ở đường hô hấp dưới.
-
Câu 24:
Cho các tính chất của RSV
(1) Tên của RSV là do màng bọc ngoài có gai có protein F liên kết với tế bào giúp tế bào hòa nhập lại với nhau tạo nên những hợp bào.
(2) Cũng có 6 protein cấu trúc như các virus khác trong họ Paramyxo.
(3) Màng bọc ngoài giúp phóng thich virus ra bên ngoài theo phương thức nẩy chồi.
(4) Trên các gai của màng bọc không có cấu trúc hemagglutinin và neuraminidase do đó gây ngưng kết hồng cầu động vật.
(5) Đề kháng (-) bởi nhiệt độ, ether; đề kháng (+) ở -70oC.
Chọn tổ hợp đúng các tính chất của RSV:
A. (1), (2), (4)
B. (1), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 25:
Số mệnh đề đúng khi nói về RSV:
(1) Virus hô hấp hợp bào là tác nhân quan trọng gây viêm tai giữa.
(2) Nếu trẻ bị bệnh tim bẩm sinh lại nhiễm virus hô hấp hợp bào thì tỉ lệ tử vong lên tới 50%.
(3) Miễn dịch bảo vệ là kháng thể từ mẹ truyền sang có trong 2 tháng đầu với hiệu giá cao.
(4) Virus hô hấp hợp bào có mức interferon cao và tương quan với sự biến mất virus.
(5) IgA giảm dần theo tuổi.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 26:
Tổ hợp mệnh đề đúng về RSV
(1) Kháng thể tiết trong dịch mũi có khả năng bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm và miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng trong bình phục sau nhiễm.
(2) Kháng thể huyết thanh không có vai trò bảo vệ.
(3) Tăng hiệu giá kháng thể là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy có nhiễm RSV ở người lớn.
(4) Không thể dùng các thử nghiệm ngưng kết hồng cầu nhưng có thể dùng thử nghiệm hấp phụ hồng cầu để chẩn đoán RSV.
A. (1), (3)
B. (1), (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (3), (4)
-
Câu 27:
Để phân lập RSV từ bệnh phẩm, người ta dùng:
(1) Dòng tế bào đơn bội ở người.
(2) Dòng tế bào lưỡng bội ở người.
(3) Dòng tế bào đa bội ở người.
(4) Dòng tế bào thận khỉ rhesus.
(5) Tế bào nguyên bào sợi của người.
Tổ hợp mệnh đề đúng là:
A. (1), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (3), (4), (5)
D. (1), (2), (5)
-
Câu 28:
Virus hô hấp hợp bào, chọn câu sai:
A. Phân bố ở vùng nhiệt đới.
B. Lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp tay, mũi, miệng.
C. Dùng thuốc kháng virus Ribavirin dưới dạng khí dung trong 3-6 ngày để điều trị cho bệnh nhi nằm viện.
D. Khó tạo được đáp ứng miễn dịch bảo vệ vào lứa tuổi sớm trong khi vẫn còn kháng thể của mẹ.
-
Câu 29:
Virus hô hấp hợp bào có thể gây biến chứng nào?
A. Viêm tinh hoàn.
B. Viêm màng não.
C. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp.
D. Viêm phổi.
-
Câu 30:
Liên quan đến virus hô hấp hợp bào, ngoại trừ:
A. Có một bộ gen RNA chuỗi đơn.
B. Tạo ra các tế bào khổng lồ đa nhân.
C. Có cả hai kháng nguyên hemagglutinin và neuraminidase.
D. Gây viêm phổi tiên phát ở trẻ em.
-
Câu 31:
Tính chất của virus sởi. Chọn câu sai:
A. Gây ngưng kết hồng cầu khỉ
B. Tự tách ra từ các tế bào bị ngưng kết
C. Có 1 týp kháng nguyên
D. Không có các phân tử neuraminidase
-
Câu 32:
Virus nào sau đây có hemagglutinin chỉ gây ngưng kết hồng cầu khỉ?
A. Các virus cúm
B. Virus sởi
C. Virus quai bị
D. Virus á cúm
-
Câu 33:
Virus sởi có thể gây biến chứng nào?
A. Bệnh Herpes-Zoster
B. Viêm não
C. Viêm tinh hoàn
D. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp
-
Câu 34:
Bệnh sởi lây nhiễm khi nào?
A. Trong thời kì tiền triệu có viêm họng
B. Khi đang có các nốt ngoại ban
C. Khi xuất hiện các nốt ngoại ban
D. Không lây nhiễm
-
Câu 35:
Liên quan đến vaccin sởi. Chọn câu sai:
A. Vaccin chứa các virus sống, giảm độc lực
B. Không được kết hợp với các vaccin virus khác vì chúng có thể trộn lẫn vào nhau
C. Virus trong vaccin chỉ có 1 týp huyết thanh
D. Không dùng vaccin cho trẻ dưới 15 tháng vì kháng thể của mẹ có thể ngăn cản đáp ứng miễn dịch
-
Câu 36:
Đặc điểm hình thái - cấu trúc của virus sởi. Chọn câu sai:
A. Virus sởi hình cầu, đường kính 120-250 nm, có thể có hình sợi
B. Bộ gen gồm RNA sợi đơn phân đoạn
C. Có 6 loại protein cấu trúc khác nhau
D. Trên màng bọc ngoài có các gai chứa hemagglutinin
-
Câu 37:
Vai trò của gai chứa hemagglutinin:
A. Gây tán huyết
B. Giúp virus bám vào thụ thể của các tế bào cảm thụ
C. Hòa màng
D. Góp phần vào quá trình nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
-
Câu 38:
Các giai đoạn trong bệnh sởi điển hình (theo thứ tự trước-sau):
A. Thời kì ủ bệnh kéo dài → giai đoạn bùng phát → giai đoạn tiền triệu
B. Thời kì ủ bệnh kéo dài → giai đoạn tiền triệu → giai đoạn bùng phát
C. Giai đoạn tiền triệu → giai đoạn bùng phát → thời kì ủ bệnh kéo dài
D. Giai đoạn bùng phát → giai đoạn tiền triệu → thời kì ủ bệnh kéo dài
-
Câu 39:
Liên quan đến nốt Koplik. Phát biểu đúng:
A. Là nốt màu hồng nhạt khởi phát từ vùng đầu, rồi lan xuống ngực, thân mình và tay chân
B. Là các nốt hợp lại để tạo nhọt sưng tẩy, thành màu nâu nhạt sau 5-10 ngày
C. Là những vết loét xanh trắng nhạt, nhỏ trên niêm mạc miệc đối diện với răng hàm dưới, chứa các tế bào khổng lồ và kháng nguyên vi rút
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Đặc điểm của bệnh sởi không điển hình:
A. Gặp ở trẻ còn kháng thể mẹ
B. Thời kì ủ bệnh rút ngắn
C. Thời kì tiền triệu kéo dài
D. Có nhiều nốt Koplik